tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 04-11-2015

  • Cập nhật : 04/11/2015

Phú Quốc có thêm dự án nghỉ dưỡng 4.500 tỷ đồng

nha dau tu quan tam toi du an nghi duong o phu quoc

Nhà đầu tư quan tâm tới dự án nghỉ dưỡng ở Phú Quốc

Dự án có quy mô 80 ha, tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng, trải dài gần 1 km mặt biển tại trung tâm Bãi Trường (Phú Quốc).

Đây là một trong những khu nghỉ dưỡng hàng đầu tại Phú Quốc hiện đang xây dựng, vừa được Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Phú Quốc – đơn vị thành viên của CEO Group công bố ra mắt tại thị trường Hà Nội.

Sonasea Villas & Resort có vị trí trung tâm Bãi Trường, cách thị trấn Dương Đông khoảng 10 phút chạy xe hơi, và sân bay quốc tế Phú Quốc khoảng 5 phút chạy xe hơi. Phía trước dự án là bãi biển sau lưng là núi Dương Tơ, tuyến đường Cửa Lấp – An Thới, theo phong thủy tạo thế  “tựa sơn hướng thủy”.

Theo chủ đầu tư công bố, khu nghỉ dưỡng gồm các khu resort 4 – 5 sao, Novotel Phu Quoc Resort, khu biệt thự nghỉ dưỡng Sonasea Villas, căn hộ nghỉ dưỡng Sonasea Condotel, khu phố đi bộ và mua sắm, khu phức hợp văn phòng và thương mại, khu vui chơi giải trí…Tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng.

Đến nay, chủ đầu tư đã giải ngân hàng nghìn tỷ đồng cho dự án, đầu tư đồng bộ về hạ tầng của khu nghỉ dưỡng. Trong đó, Novotel Phu Quoc Resort quy mô 400 phòng khách sạn và biệt thự hướng biển sẽ hoàn thành vào tháng 12/2015. Khu biệt thự nghỉ dưỡng Sonasea Villas dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4/2016, có diện tích từ 270 m² - 713 m².

Lần đầu tiên được công bố ra thị trường, theo ghi nhận đã có khoảng 300 nhà đầu tư quan tâm đợt bán biệt thự đầu tiên của dự án với 78 căn. Kết quả, đã có 10 khách hàng đặt mua đầu tiên được chiết khấu 200 triệu đồng theo chính sách của chủ đầu tư. Được biết, giá biệt thự Sonasea Villas khoảng từ 12 -20 tỷ đồng mỗi căn.

Nếu tham gia chương trình cho thuê biệt thự như những dự án khác, chủ dự án cam kết lợi nhuận tối thiểu hàng năm 9% giá bán biệt thự (không bao gồm VAT) trong 5 năm; mức chia sẻ lợi nhuận 85% cho khách hàng trong 10 năm và 15 đêm nghỉ miễn phí mỗi năm.


Mỹ kiện ống thép Việt Nam bán phá giá

Ngày 2-11, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết các doanh nghiệp của ngành ống thép cuộn cacbon của Mỹ đã nộp đơn kiện chống bán phá giá tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đối với sản phẩm trên của năm quốc gia bao gồm Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan, Philippines và Việt Nam.

Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam sản xuất sản phẩm bị điều tra được nêu trong đơn kiện bao gồm ba công ty: Công ty TNHH Sujia Steel Pipe, Công ty TNHH Vietnam Pipe, Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam. Tuy nhiên, phía nguyên đơn là các DN ngành thép Mỹ cũng lưu ý rằng còn nhiều các DN xuất khẩu từ Việt Nam chưa được biết tới.

Biên độ phá giá mà nguyên đơn cáo buộc đối với các DN xuất khẩu Việt Nam ở mức rất cao là 103,83%. Tương tự các vụ điều tra chống bán phá giá trước đây của Mỹ, nguyên đơn sẽ yêu cầu DOC áp dụng phương pháp chống bán phá giá đối với nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam, tức là sử dụng các giá trị thay thế nước ngoài để xác định giá trị thông thường, từ đó tính toán biên độ phá giá.

Trên thực tế, năm 2011 Mỹ đã từng tiến hành đồng thời điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với cùng sản phẩm ống thép nêu trên từ Việt Nam và một số quốc gia (trong đó có Oman và UAE cùng xuất hiện trong vụ việc này). Tuy nhiên, vụ điều tra đã được chấm dứt do DOC đã xác định biên độ trợ cấp của các DN Việt Nam là 0% đồng thời ITC đã đưa ra kết luận cuối cùng là không có thiệt hại đối với ngành sản xuất ống thép của Mỹ. Như vậy, trong trường hợp được khởi xướng, đây sẽ là vụ việc điều tra chống bán phá giá thứ hai của Mỹ đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon của Việt Nam và là vụ việc thứ sáu đối với sản phẩm thép nói chung của Việt Nam trong năm 2015.

Theo quy định của pháp luật Mỹ, trong vòng 20 ngày kể từ ngày đơn kiện hợp lệ được nộp chính thức, DOC sẽ bắt đầu tiến hành khởi xướng điều tra. Trong thời gian này, các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ống thép cuộn cacbon bị điều tra của Việt Nam cần tập hợp lực lượng, chuẩn bị các công việc cần thiết để kịp thời ứng phó với vụ kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.


Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) cho giai đoạn từ 1-8-2013 đến 31-7-2014 đối với sản phẩm cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong kết luận sơ bộ, DOC tiếp tục sử dụng Indonesia làm nước thay thế để tính toán biên độ phá giá và xác định mức thuế tạm thời đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam.

Theo đó, DOC lựa chọn hai bị đơn bắt buộc là Công ty Cổ phần Hùng Vương và Công ty TNHH Thuận An.

Theo quyết định sơ bộ, mức thuế tạm thời cho Công ty Hùng Vương là 0,36 USD/kg và Công ty Thuận An là 0,84 USD/kg. Doanh nghiệp bị đơn tự nguyện (gồm 16 doanh nghiệp) nhận mức thuế 0,60 USD/kg. Thuế suất toàn quốc: mức thuế toàn quốc vẫn ở mức 2,39 USD/kg.

Như vậy, có thể thấy mức thuế lần này giảm khá nhiều so với mức thuế trong quyết định cuối cùng trong POR10 (0,79 USD/kg). Dự kiến trong vòng 120 ngày, kể từ khi quyết định sơ bộ được đăng trên công báo liên bang, DOC sẽ ra quyết định cuối cùng của POR11. Các bên sẽ có 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo để bình luận về kết luận sơ bộ.


“Con cưng” của FPT lãi ròng 643 tỷ đồng 9 tháng đầu năm

FPT Telecom được coi là “con cưng” của Tập đoàn FPT với đóng góp khoảng 40% lợi nhuận mỗi năm cho tập đoàn này. Hiện, SCIC đang có chủ trương thoái vốn tại FPT Telecom.

Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) – “con cưng” của FPT công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm 2015.

Doanh thu thuần quý 3/2015 của FPT Telecom đạt 4.059 tỷ đồng, tăng 12,41% so với cùng kỳ, lãi gộp tăng với tỷ lệ tương đương, đạt 1.949 tỷ đồng.

Sau khi trang trải các chi phí hoạt động trong kỳ, FPT Telecom báo lãi 643 tỷ đồng, tăng 9,73% so với cùng kỳ 2014.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm của FPT Telecom lên tới 938 tỷ đồng, cộng thêm 718 tỷ đồng tiền thu ròng từ hoạt động tài chính (chủ yếu là vay ngắn và dài hạn), công ty đã chi ròng tới 1.821 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư (trong đó 1.317 tỷ đồng mua sắm, xây dựng TSCĐ.

Số dư tiền và tương đương tiền cuối quý 3 của công ty đạt 892 tỷ đồng, giảm 164 tỷ đồng so với số dư đầu năm.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, FPT Telecom đã vay thêm HSBC 340 tỷ đồng, Vietcombank 339 tỷ đồng, nâng dư nợ ngắn hạn tăng từ mức 699 tỷ đồng đầu năm lên 1.411 tỷ đồng.

Cuối quý 3 FPT Telecom có số dư LNST chưa phân phối 1.219 tỷ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ của công ty tại cùng thời điểm (1.246 tỷ đồng).

FPT Telecom được coi là “con cưng” của Tập đoàn FPT với đóng góp khoảng 40% lợi nhuận mỗi năm cho tập đoàn này. Hiện, SCIC đang có chủ trương thoái vốn tại FPT Telecom.


Lợi nhuận ngân hàng không dễ khởi sắc

Theo các ngân hàng thương mại, lợi nhuận năm nay chưa tươi sáng trở lại.

Lợi nhuận của các ngân hàng (NH) cao bao giờ cũng là niềm mong mỏi của các cổ đông, nhà đầu tư (NĐT) và của chính lãnh đạo NH. Vì vậy, thời gian qua trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, áp lực tạo lợi nhuận ở các nhà băng là không nhỏ, thậm chí đến mức “nhìn lại trước đây mà phát thèm”.

Theo các chuyên gia, thời điểm trước năm 2011, sở dĩ lợi nhuận ở một số NH ở mức cao là bởi tăng trưởng tín dụng có một thời gian bùng nổ, bình quân trên 30%, trong đó có năm lên tới 50%, trong khi các NH thường tìm kiếm lợi nhuận ở tín dụng là chủ yếu (chiếm khoảng 80-85%).

Đơn cử như năm 2010, các NHTM lớn có con số lợi nhuận sau trích lập dự phòng trên dưới 5.000 tỷ đồng, các NH bậc trung cũng khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng, những NH sinh sau khoảng 1.000 tỷ đồng. Nhưng những năm sau đó, khi hệ thống NH đi vào tái cơ cấu, việc kiếm lợi nhuận NH không còn “dễ thở”. Đặc biệt thời điểm năm 2012, không ít NH do hoạt động kinh doanh từ vàng gặp khó khăn, cùng với tín dụng tăng chậm, đã kéo lợi nhuận xuống mạnh.

Từ năm 2014 và đặc biệt năm 2015, tín dụng đã tăng trở lại và năm nay tín dụng toàn hệ thống NH có thể tăng khoảng 17%, thì lợi nhuận liệu có khấm khá? Tuy nhiên, theo các NHTM, lợi nhuận năm nay cũng chưa tươi sáng trở lại. Theo đó, ngay từ đầu năm nay, các NH rất thận trọng khi đề ra kế hoạch lợi nhuận. Vậy vì sao lợi nhuận của các NH lại vẫn chưa thể khả quan?

Thứ nhất, khi NH phải thực hiện các tiêu chuẩn mới theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài thì một số khoản chi phí tăng lên.

Thứ hai, các NH vẫn phải trích lập mạnh dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu để hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 3% như vừa đạt được.

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, vì phải trích lập dự phòng rủi ro và nỗ lực đưa nợ xấu về mức dưới 3% nên lợi nhuận NH khá thấp. Các TCTD cũng không thể “lơ” việc xử lý nợ xấu được bởi về mặt quản lý Nhà nước, văn bản số 5057/NHNN-TTGSNH đã yêu cầu các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Văn bản này yêu cầu, định kỳ hàng tháng, các TCTD phải thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 02 cho đến khi có thông báo mới của NHNN. Các chuyên gia cho rằng, Thông tư 02 buộc các NH phải quản lý chặt chẽ hơn vấn đề nợ xấu và cũng giúp cho các NH theo sát với thông lệ quốc tế hơn, nên có thể bước đầu ảnh hưởng tới lợi nhuận. Tuy nhiên, nợ xấu sẽ được xử lý tốt và mở đường cho tương lai.

Thứ ba, lãi suất cũng đặt ra nhiều thách thức với các NH, nhất là trong bối cảnh lạm phát năm nay ở mức thấp và cạnh tranh giữa các NH với nhau rất mạnh mẽ. Nên chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra (NIM) ở các NH đang khá thấp.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia NH, NIM hiện nay ở các NH chỉ khoảng 2,7%, trong khi bình thường phải khoảng 3 - 3,5% thì mới đảm bảo NHTM hoạt động có lãi tốt trong hoạt động tín dụng. Điều này cũng cho thấy tỷ suất lợi nhuận sinh lời của hệ thống NH rất thấp, nó chỉ khoảng trên 5% một chút.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh cũng khẳng định, giai đoạn trước đây lợi nhuận NH thường có mức tăng trưởng khoảng 30%, còn hiện nay thì ở mức rất thấp


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-11-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-11-2015

    Tháp điện gió Việt Nam không bán phá giá tại Mỹ
    Đề xuất thành lập Liên minh hải quan - doanh nghiệp
    Pan Pacific công khai thâu tóm Vinaseed
    Đề nghị sớm đưa thi thể nữ doanh nhân Hà Linh về nước
    Việt Nam nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2015 lên 7-7,5 triệu tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-11-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-11-2015

    Chè Việt quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan
    Doanh nghiệp châu Âu quan tâm ​dự án khu đô thị Thủ Thiêm
    Kiến nghị tăng vốn dự án tàu điện ngầm 
    Mời doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ĐBSCL
    Thêm vốn ngoại vào thị trường bất động sản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-11-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-11-2015

    8.500 tỷ đồng làm đường trục Bắc - Nam ở TP HCM
    Ngành Kế hoạch và Đầu tư lên kế hoạch thanh tra năm 2016
    25 mặt hàng thủy sản sẽ được áp mức thuế xuất khẩu 0%
    Giả bệnh, vỡ nợ để rao bán nhà
    Masan muốn mua nước khoáng Quang Hanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-11-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-11-2015

    Bộ trưởng Xây dựng: Hết gói 30.000 tỷ đồng sẽ có gói khác
    Đề xuất tăng lương vào tháng 5/2016
    Vinamilk trình 4 kiến nghị về phương thức thoái vốn Nhà nước
    Standard Chartered cắt giảm 15.000 việc làm do kinh doanh thua lỗ
    Thương hiệu xa xỉ Vertu về tay Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-11-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-11-2015

    Xác định có vàng ở Phú Riềng
    Bộ Tài chính chi tiêu ngân sách 'giật gấu vá vai'
    Trái phiếu chính phủ sôi động trở lại
    Tăng cường vốn tư nhân vào phát triển hạ tầng
    Sau TPP, thuế 12 mặt hàng thủy sản sẽ về 0% ngay lập tức

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-11-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-11-2015

    Bộ trưởng Tài chính: 'Phần lớn doanh nghiệp được xóa nợ thuế đã phá sản'
    Chính phủ ban hành kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô
    Giá dầu giảm do kinh tế Trung Quốc giảm tốc
    Doanh nghiệp quân đội nộp ngân sách hơn 2 tỷ USD mỗi năm
    Chín năm, 59 doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-11-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-11-2015

    Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động
    Quỹ ngoại rót 300 triệu USD vào bất động sản
    Trở lại vị trí đầu, CEO Toyota 'dạy đời' Volkswagen
    Doanh nghiệp mù mờ về TPP
    Bất động sản VN hấp dẫn nhất khu vực

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-11-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-11-2015

    Thận trọng với chiêu “lẩn tránh thuế”
    10 tháng: bội chi hơn 140 nghìn tỷ đồng
    Sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại
    Vietnam Motor Show 2015: 5 ngày bán được gần 2.500 ôtô
    ​Jetstar Pacific bắt đầu có lãi

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-11-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-11-2015

    Gần 30.000 tỷ xây khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa ở TP HCM
    Nhập khẩu ô tô 10 tháng gần chạm mốc 100.000 xe
    'Huyền thoại' đầu tư chứng khoán Trung Quốc bị bắt
    Giá xăng có cơ hội giảm mạnh
    Trung Quốc tăng giá NDT mạnh nhất 10 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-11-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-11-2015

    VFA: Không có chuyện tạm dừng xuất khẩu gạo 25% tấm
    Giá xăng có thể giảm từ 500- 600 đồng/lít từ ngày 3/11
    Fitch giữ nguyên xếp hạng và triển vọng tín nhiệm Việt Nam
    Goldman Sachs: Giá dầu mỏ có thể tiếp tục giảm mạnh
    Sapporo Việt Nam đã là DN 100% vốn Nhật