Airbus lập nhà máy sản xuất linh kiện máy bay tại VN?
Eurofer yêu cầu chính quyền EU hành động đối với thép nhập khẩu
Hàng chục nghìn khách hàng của Hilton bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng
Nâng mức cho vay đầu tư công nghệ thiết bị
Cần có chính sách cho người trẻ mua nhà
Tin kinh tế đọc nhanh 25-11-2015
- Cập nhật : 25/11/2015
HSBC: Việt Nam sẽ thành nhà xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo tiêu đề "Những làn gió thương mại" do Ngân hàng HSBC công bố hôm nay (24/11). Báo cáo cho hay thế giới đang nằm trong làn sóng thứ ba 2015-2050 với những điều kiện rất khác so với hai giai đoạn trước (1865-1913 và 1950-2007) khi mà các thị trường mới nổi sẽ dẫn dắt những dịch chuyển quan trọng trong thương mại thế giới.
Châu Á được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy thập kỷ tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó phần đóng góp của châu Á - Thái Bình Dương trong xuất khẩu toàn cầu được dự báo tăng từ khoảng một phần ba trong năm 2015 lên 46% vào năm 2050. Phần của Tây Âu sẽ giảm từ 34% xuống còn 22%, và Bắc Mỹ giảm từ 11% xuống 9%.Ở làn sóng thứ ba này, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.437 tỷ USD, gấp gần 10 lần hiện nay, bên cạnh các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore.
Trung Quốc sẽ tăng cường vị trí dẫn đầu trong xuất khẩu của thế giới, với ảnh hưởng gia tăng tại châu Á được hỗ trợ bởi những dự án như "Con đường tơ lụa" trên bộ, trên biển và ảnh hưởng của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Ấn Độ cũng có tiềm năng tăng trưởng mạnh và được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc. Báo cáo kỳ vọng tăng trưởng trong xuất khẩu của Ấn Độ sẽ đạt trung bình 6% một năm trong giai đoạn 2025-2050, so với mức chưa tới 5% một năm của Trung Quốc.
Bản báo cáo cũng chỉ ra các làn gió thương mại sẽ thúc đẩy cơ hội cho các nhà lãnh đạo kinh doanh ngày hôm nay và trong tương lai, như tốc độ phát triển của công nghiệp hóa và sự dịch chuyển sang phục vụ hàng loạt theo nhu cầu; giá vận chuyển và dịch vụ hậu cần giảm; chính sách thương mại ngày càng tự do hóa và sự trỗi dậy của những mô hình kinh doanh linh hoạt.
“Chúng ta phải đánh giá đúng mức tầm quan trọng của thương mại trong tăng trưởng và sự phồn thịnh của kinh tế toàn cầu. Vị thế hàng đầu của châu Á trong sáng tạo công nghệ và chuỗi cung ứng đưa tới cho khu vực cơ hội duy nhất để hưởng lợi từ làn sóng toàn cầu hóa này”, ông Paul Skelton, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương của HSBC nhận định.
Khởi nghiệp công nghệ được đặc biệt ưu đãi đầu tư
Trong nhiều nội dung của Nghị định 118 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư vừa được Chính phủ ban hành, đáng chú ý là các dự án khởi nghiệp công nghệ cao thuộc đối tượng mở rộng đầu tư.
Theo đó, các lĩnh vực được ưu đãi vốn gồm: Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học. Ngoài ra, các ngành nghề như: sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch cũng được nhà nước hỗ trợ đầu tư.
Trước đó, hồi tháng 8, tại buổi gặp mặt với cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thừa nhận môi trường đầu tư, cơ chế chính sách chưa thực sự rõ ràng khiến không ít start-up phải ra nước ngoài đăng ký kinh doanh. Dù không thể nhanh chóng thay đổi được bất cập, song Phó thủ tướng khẳng định sẽ bàn bạc với các bộ, ban ngành liên quan tháo gỡ dần dần để tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp đúng nghĩa cho các doanh nghiệp trẻ.
Mới đây, tại phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội hôm 16/11, một số nội dung liên quan đến quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam dành cho các dự án khởi nghiệp cũng được gửi đến Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Quân.
Theo ông Quân, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật quy định về một hệ sinh thái khởi nghiệp - điều cần thiết cho một quốc gia khởi nghiệp, cũng là hành lang để các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động. Do đó, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Quốc hội ủng hộ chủ trương để Bộ sớm ban hành các quy định pháp luật cao nhất về quỹ đầu tư mạo hiểm. Bởi, nếu không có các quỹ tham gia hệ sinh thái, chắc chắn các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam còn tiếp tục khó khăn.
CPI tăng 0,58% sau 11 tháng
Như vậy, tính từ đầu năm, CPI cả nước mới tăng 0,58%, còn khá xa so với giới hạn 5% được Quốc hội đề ra.
Cơ quan này cũng cho biết, lạm phát cơ bản của tháng 11 so với tháng 10 và cùng kỳ năm trước tăng lần lượt 0,05% và 1,71%. Chỉ tiêu này được tính theo thước đo CPI loại trừ lương thực - thực phẩm, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý gồm dịch vụ y tế và giáo dục.
Có 9 trong số 11 nhóm hàng tăng so với tháng 10, tuy nhiên mức biến động cao nhất là 0,32% thuộc về nhà ở và vật liệu xây dựng. Những mặt hàng khác mức tăng thấp, dưới 0,19%. 2 nhóm dịch vụ giảm giá gồm giao thông (nhờ giá xăng giảm 2 lần trong tháng) và bưu chính viễn thông.
Không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI, chỉ số giá vàng và đôla Mỹ giảm lần lượt 0,61% và 0,31% so với một tháng trước đó. Trong số 10 thành phố lớn thì CPI tại 3 nơi giảm, số còn lại tăng nhẹ như Vĩnh Long, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế...
Doanh nghiệp rót hơn 625 triệu USD ra nước ngoài sau 10 tháng
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), trong 10 tháng, Việt Nam đã có 102 dự án cấp mới đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 442 triệu USD. Cộng với số lượt dự án tăng vốn, tổng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt 625,4 triệu USD.
Thị trường đầu tư vẫn tập trung lớn tại một số quốc gia truyền thống như Lào (126 triệu USD), Campuchia (194 triệu USD). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đã đầu tư sang các thị trường mới như Mỹ (102 triệu USD) và Nga, Singapore, Đức…
Về lĩnh vực, khai khoáng là ngành hút nhiều vốn nhất, tiếp theo là nông, lâm, ngư nghiệp - những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp còn đầu tư sang nhiều ngành nghề khác như thông tin, truyền thông, sản xuất điện, bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
"Điều này cho thấy tính đa dạng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam, đồng thời cho thấy xu hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, chiến lược đầu tư tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh, nhanh chóng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp", Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
Ông chủ Alibaba đổ tiền vào báo chí
Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn nâng cao và lễ ký kết sẽ được thông báo sớm. Các chi tiết về tài chính vẫn chưa rò rỉ.Từng là tờ báo lãi nhất thế giới, SCMP (Hong Kong, Trung Quốc) vẫn không tránh khỏi tình trạng chung của báo in toàn cầu, khi ấn bản và lợi nhuận giảm sút vì người đọc dần chuyển sang báo điện tử. Quyền kiểm soát tại tờ báo tiếng Anh này vẫn chưa hề thay đổi từ năm 1993 - khi tài phiệt truyền thông Rupert Murdoch bán phần lớn cổ phần cho tỷ phú Malaysia - Robert Kuok.
Khi được hỏi liệu ông có đang cân nhắc mua SCMP không, Ma chỉ trả lời rằng mình "đang xem xét nhiều công ty". Ma đang nối gót nhiều tỷ phú công nghệ, thâm nhập mảng báo chí. Năm 2013, Jeff Bezos - ông chủ Amazon đã mua Washington Post. Chris Hughes - một trong những nhà sáng lập Facebook cũng mua cổ phần lớn trong tạp chí New Republic năm 2012.
SCMP Group - công ty mẹ SCMP đã giảm lãi 3 năm liên tiếp. Cổ phiếu hãng này cũng phải ngừng giao dịch từ tháng 2/2013, do cổ đông thiểu số không được nắm tối thiểu 25% cổ phần. Đây là quy định bắt buộc với một công ty niêm yết trên sàn Hong Kong.
Tờ SCMP 112 năm tuổi là tài sản có giá nhất của tập đoàn này. Họ cũng kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, từ tuyển dụng đến tạp chí.
Đầu tháng này, China Daily cũng cho biết có tin đồn Alibaba đang đàm phán đầu tư vào SCMP Group.