9 tháng đầu năm 2018, cả nước xuất khẩu tấn 271.689 hạt điều, thu về 2,54 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng nhưng giảm 1% về kim ngạch.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa quý 1/2019 tăng trưởng tốt
- Cập nhật : 11/05/2019
Xuất khẩu sản phẩm nhựa quý 1/2019 đạt 807,33 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sản phẩm nhựa của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài sau khi sụt giảm mạnh trên 45% trong tháng 2/2019, thì sang tháng 3/2019 kim ngạch tăng mạnh trở lại 70,4% so với tháng 2 đạt 302,54 triệu USD và so với tháng 3/2018 cũng tăng 20%.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đạt 807,33 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhật Bản là thị trường lớn nhất tiêu thụ các loại sản phẩm nhựa của Việt Nam, chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 178,1 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng tháng 3/2019 xuất sang thị trường này cũng tăng mạnh 55,4% so với tháng liền kề trước đó và tăng 14,4% so với tháng 3/2018, đạt 66,33 triệu USD.
EU là thị trường đứng thứ 2 về kim ngạch, chiếm 18%, đạt 145,46 triệu USD, tăng 57,7%; tiếp sau đó là thị trường Mỹ chiếm 15,9%, đạt 128,55 triệu USD, tăng 31,3%; sang thị trường Đông Nam Á chiếm 14,8%, đạt 119,76 triệu USD, tăng 80,4%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, thì thấy đa số các thị trường tăng kim ngạch, trong đó tăng mạnh ở một số thị trường như: Hồng Kông tăng 171,1%, đạt 35,56 triệu USD; Ấn Độ tăng 159,2%, đạt 19,3 triệu USD; Mexico tăng 68,9%, đạt 5,01 triệu USD; Thụy Sĩ tăng 59,4%, đạt 0,42 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm nhựa sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Ukraine giảm 60,5%, đạt 0,57 triệu USD; Italia giảm 57,7%, đạt 3,39 triệu USD; Lào giảm 39,7%, đạt 1,79 triệu USD.
Ngành công nghiệp nhựa, in ấn và đóng gói bao bì trong nước và xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường. Trong 10 năm qua, ngành nhựa có mức tăng trưởng 15-20%/năm, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhựa liên tục tăng mạnh những năm gần đây, đạt mức trung bình từ 14-15%/năm.
Theo tạp chí Mordor Intelligence Research, thị trường nhựa Việt Nam dự báo đạt tỷ lệ tăng trưởng luỹ kế hàng năm (CAGR) vào khoảng 6,63% trong giai đoạn 2018-2023, công nghệ ép phun chiếm tỷ lệ cao nhất. Công nghệ này được sử dụng để sản xuất các bộ phận nhựa có thành mỏng như thiết bị gia dụng, điện tử gia dụng, bảng điều khiển ô tô,... Lĩnh vực công nghệ đóng gói, công nghiệp ô tô, điện tử và các ngành công nghiệp khác dự kiến sẽ dẫn đầu thị trường Việt Nam trong giai đoạn này.
Có thể thấy rằng thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn khi các thương hiệu hàng đầu như Foxconn, Samsung cùng nhiều tên tuổi nổi tiếng trong ngành ô tô đã đầu tư lớn vào xây dựng nhà máy tại Việt Nam.Việc Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ nhựa. Các đối tác đang chuyển dần đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ; thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu (EU),... được hưởng nhiều ưu đãi. Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa tại thị trường EU, Nhật vẫn ở mức cao, khách hàng ngày càng ưa thích sản phẩm nhựa Việt Nam.
Ngành công nghiệp nhựa, in ấn và đóng gói bao bì trong nước và xuất khẩu được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư khai thác thị trường.
Kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt hiện nay đó chính là những hiệp định thương mại: Thương mại tự do Việt - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP),... Khi các hiệp định này có hiệu lực, cũng đồng nghĩa cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt sẽ rộng mở hơn, bức tranh ngành nhựa Việt ra thế giới sẽ lớn hơn.
Xuất khẩu sản phẩm nhựa quý 1/2019
ĐVT: USD
Thị trường | T3/2019 | +/- so tháng T2/2019 (%) | Quý 1/2019 | +/- so cùng kỳ năm trước (%) |
Tổng kim ngạch XK | 302.539.673 | 70,35 | 807.327.678 | 19,58 |
Nhật Bản | 66.330.515 | 55,38 | 178.104.522 | 21,76 |
Mỹ | 49.082.601 | 94,9 | 128.545.619 | 31,29 |
Hàn Quốc | 17.080.558 | 58,77 | 47.881.871 | 29,56 |
Trung Quốc đại lục | 17.412.717 | 122,55 | 35.695.417 | 45,73 |
Hồng Kông (TQ) | 10.914.607 | 18,68 | 35.558.030 | 171,11 |
Campuchia | 13.095.647 | 65,48 | 34.615.973 | 24,82 |
Hà Lan | 12.814.302 | 122,6 | 34.119.291 | -7,76 |
Đức | 12.103.202 | 92,99 | 32.800.425 | 4,16 |
Indonesia | 11.506.395 | 80,57 | 27.686.980 | 11,04 |
Anh | 9.146.207 | 83,57 | 25.730.127 | 7,09 |
Ấn Độ | 7.138.768 | 34,59 | 19.295.304 | 159,19 |
Thái Lan | 6.654.797 | 83,73 | 17.543.034 | 0,15 |
Pháp | 4.631.063 | 66,84 | 13.336.453 | 3,7 |
Philippines | 4.857.326 | 39,95 | 13.109.291 | 7,46 |
Australia | 4.596.137 | 64 | 12.548.070 | 3,61 |
Đài Loan (TQ) | 4.277.256 | 17,59 | 12.275.542 | -1,13 |
Malaysia | 4.723.177 | 71,04 | 11.047.354 | 12,47 |
Canada | 4.379.341 | 84,46 | 10.999.124 | 21,81 |
Ba Lan | 3.259.800 | 19,87 | 10.634.520 | 11,07 |
Myanmar | 3.683.851 | 39,59 | 9.903.740 | 4,37 |
Bỉ | 2.212.388 | 67,91 | 7.331.563 | -11,71 |
Tây Ban Nha | 1.905.643 | 92,26 | 5.500.838 | 2,27 |
Mexico | 1.685.365 | 36,7 | 5.013.482 | 68,9 |
Thụy Điển | 1.680.347 | 76,57 | 4.876.121 | -5,77 |
Singapore | 1.557.071 | 55,16 | 4.060.350 | -4,65 |
Bangladesh | 1.613.062 | 63,71 | 3.606.845 | 22,13 |
Nga | 1.387.319 | 103,62 | 3.459.669 | -11,77 |
Italia | 1.095.496 | 47,7 | 3.388.567 | -57,71 |
Đan Mạch | 1.083.018 | 91,26 | 3.270.068 | -13,23 |
U.A.E | 1.385.898 | 225,95 | 3.000.740 | -3,91 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 928.805 | 182,81 | 2.312.428 | 8,26 |
New Zealand | 776.392 | 19,96 | 2.210.257 | -0,89 |
Lào | 678.977 | 50,9 | 1.791.968 | -39,67 |
Phần Lan | 676.410 | 107,57 | 1.590.388 | -4,69 |
Séc | 525.591 |
| 1.576.001 |
|
Saudi Arabia | 733.257 |
| 1.393.609 |
|
Hy Lạp | 399.448 |
| 1.304.434 |
|
Na Uy | 265.016 | 108,49 | 852.751 | 38,01 |
Ukraine | 133.088 | -31,61 | 565.369 | -60,53 |
Thụy Sỹ | 147.709 | 135,4 | 422.558 | 59,37 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn