4 tháng đầu năm 2019, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư 13,47 tỷ USD trong thương mại hàng hóa với Mỹ, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất siêu sang Canada 4 tháng đầu năm tăng mạnh trên 73%
- Cập nhật : 11/06/2019
Trong 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam xuất siêu hàng hóa sang thị trường Canada 896,14 triệu USD, tăng rất mạnh 73,4% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Canada 4 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng rất mạnh 30% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 1,46 tỷ USD; trong đó hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Canada đạt 1,18 tỷ USD, tăng mạnh 43,7% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ thị trường này đạt 281,48 triệu USD, giảm 7,1%.
Như vậy, trong 4 tháng đầu năm nay Việt Nam xuất siêu hàng hóa sang thị trường Canada 896,14 triệu USD, tăng rất mạnh 73,4% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Canada vẫn là các mặt hàng truyền thống có lợi thế như: Điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; thủy sản; giày dép; gỗ và sản phẩm; hàng nông sản...
Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện mặc dù trong 4 tháng đầu năm 2018 không tham gia vào nhóm hàng xuất khẩu sang Canada, nhưng năm nay đứng đầu về kim ngạch với 205,12 triệu USD, chiếm 17,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.
Hàng dệt, may xếp thứ hai về kim ngạch, chiếm 17,2%, đạt 202,93 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau đó là nhóm giày dép các loại đạt 114,7 triệu USD, chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 41,1%.
Xét về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Canada trong 4 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái, thì thấy phần lớn các nhóm hàng đều tăng trưởng về kim ngạch. Trong đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở một số nhóm hàng như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 155,2%, đạt 52,79 triệu USD; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 29,9%, đạt 3,59 triệu USD; túi xách, ví,vali, mũ và ô dù tăng 21,4%, đạt 22,79 triệu USD.
Ngược lại, một vài nhóm hàng bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái như: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 83,1%, đạt 0,28 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép giảm 32,3%, đạt 11,7 triệu USD; hạt điều giảm 31,8%, đạt 26,02 triệu USD.
Theo các chuyên gia, Canada được đánh giá là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho nhiều mặt hàng XK chủ lực như dệt may, giày dép, thủy sản, chè, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ…
Canada có chính sách khá mở về nông sản nhiệt đới với thuế nhập khẩu bằng 0% và không có nhiều rào cản kỹ thuật vì vậy đây là cơ hội cho hoa quả tươi xuất khẩu Việt Nam. Về dệt may, hiện nay hàng dệt may của Việt Nam mới chiếm khoảng 7% tổng nhập khẩu của Canada. Khi CPTPP thực thi, thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Canada sẽ giảm từ 17 -18% xuống còn 0% nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Chênh lệch về thuế nhập khẩu trước và sau CPTPP sẽ là động lực thúc đẩy dệt may xuất khẩu vào thị trường Canada.
Canada cam kết xóa bỏ 94,5% số dòng thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực, tương đương với 78% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Từ năm thứ 4, Canda xóa bỏ 96,3% số dòng thuế, tương đương với 93,4 kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Trong đó nông sản, thủy sản được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn ngay khi CPTPP có hiệu lực.
Từ ngày 8/3/2019 đến nay (Ngày Thông tư hướng dẫn về TPCPP của Bộ Công Thương có hiệu lực) đã có 415 Bộ C/O được cấp cho hàng XK sang thị trường Canada, dẫn đầu trong các nước CPTPP. Hiện nay, hai mặt hàng da giày và dệt may đang tận dụng rất tốt quy tắc xuất xứ khi XK sang Canada. Với CPTPP, nếu đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, sản phẩm giày dép XK vào Canada sẽ được hưởng mức thuế 0% thay cho mức thuế 18%. Mặt hàng dệt may cũng được hưởng mức giảm tương tự . Đây cũng là hai mặt hàng được giảm thuế ngay sau khi CPTPP có hiệu lực do vậy nhiều DN đã chủ động tìm hiểu về C/O với sự hướng dẫn hỗ trợ của các cơ quan liên quan để được hưởng ưu đãi thuế vào thị trường này.
Đối với các C/O vào thị trường Canada, các DN làm hồ sơ C/O vào Canada cần chú ý ghi rõ email, điện thoại của nhà sản xuất và XK. Đây là điểm rất mới của Hiệp định CPTPP vì các FTA trước trước đây chỉ yêu cầu ghi tên nhà XK vì với các FTA khác khi có nghi ngờ về xuất xứ, cơ quan chức năng của các nước chỉ cần trao đổi với Bộ Công Thương nhưng đối với CPTPP Hải quan các nước sẽ liên hệ trực tiếp với DN, nếu không có thông tin liên lạc thì sẽ các DN sẽ bị nghi ngờ về tính pháp nhân. Một điểm đáng chú ý nữa được nhiều DN thắc mắc là khoảng trống từ 31/12/2018 ( thời điểm CPTPP chính thức có hiệu lực) đến ngày 8/3/2019 (thời điểm Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương có hiệu lực) nhiều DN đã có đơn hàng đã XK sang Canada mà chưa được cấp C/O? Về vấn đề này, các DN có thể đề nghị cấp hồi tố C/O sang thị trường Canada trong khoảng thời gian trên để tận dụng được ưu đãi thuế. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng khuyến khích các DN nên sử dụng cấp C/O qua intenet để tiện cho việc chứng minh xuất xứ có thể phát sinh sau này, vì chứng từ đã được lưu sẵn trên hệ thống. Đối với lộ trình giảm thuế, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị DN nên so sánh lộ trình giảm thuế của các FTA để tận dụng được ưu đãi tối đa từ các thị trường nhập khẩu trong CPTPP vì đối với các nước như Nhật Bản đã có FTA với Việt Nam và đang được hưởng mức ưu đãi gần như tối đa, trong khi đó mức thuế đã giảm trong CPTPP vẫn còn khá cao. Do vậy, đối với một số mặt hàng dệt may, da giày được giảm thuế ngay thì DN nên sử dụng ngay C/O CPTPP còn các mặt hàng giảm thuế theo lộ trình các DN nên tận dụng các C/O ưu đãi của các FTA khác có mức giảm lớn hơn.
Ngoài ra, đối với các C/O bị lỗi, các DN cần thông báo lại với tổ chức cấp để các tổ chức này thông báo cho đầu mối XK tại các nước NK. Một điểm lợi nữa từ CPTPP là quy định về ngưỡng miễn nộp C/O 1.000 USD. Với quy định này thì hàng hoá dưới 1.000 USD sẽ không phải nộp thuế. Do vậy các sản phẩm hàng mẫu của DN mang sang để phục vụ triển lãm nếu chưa tới 1.000 USD thì không cần có C/O cũng được miễn thuế. Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản XK sang Canada được phép NK từ bên ngoài nhưng phải đảm bảo hàm lượng khu vực 40%. Đối với hàng dệt may XK vào Canada dù phải đáp ứng quy tắc 3 công đoạn nhưng một số sản phẩm như tơ lụa không vướng các quy định này do hoàn toàn được sản xuất tại Việt Nam, các DN cần chú ý để tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ thị trường này.
Xuất khẩu sang Canada 4 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T4/2019 | +/- so tháng T3/2019(%)* | +/- so tháng T4/2018(%)* | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ năm trước (%)* |
Tổng kim ngạch XK | 314.331.082 | -18,1 | 46,76 | 1.177.619.677 | 43,65 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 51.837.419 | -44,67 |
| 205.118.357 |
|
Hàng dệt, may | 57.139.948 | 11,92 | 22,88 | 202.933.049 | 22,26 |
Hàng hóa khác | 44.981.856 | -49,68 |
| 194.575.076 |
|
Giày dép các loại | 40.338.457 | 61,12 | 59,8 | 114.696.798 | 41,11 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 19.563.982 | -2,85 | 40,41 | 79.626.483 | 20,69 |
Hàng thủy sản | 16.070.636 | -10,34 | 6,03 | 64.105.803 | 9,89 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 17.787.953 | 3,47 | 4,73 | 63.117.014 | 4,59 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 14.877.599 | -3,18 | 220,59 | 52.785.248 | 155,15 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 12.479.041 | -3,55 | 11,87 | 49.813.895 | 3,51 |
Hạt điều | 8.894.565 | 34,99 | 10,34 | 26.016.253 | -31,83 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù | 5.838.883 | -5,42 | -1,41 | 22.786.449 | 21,41 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 3.671.346 | -16,17 | 14,24 | 14.670.470 | 19,82 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 3.590.134 | -24,17 | -21,25 | 14.562.472 | -5,35 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 3.273.967 | 27,56 | 43,05 | 12.869.093 | -3,54 |
Sản phẩm từ sắt thép | 3.006.148 | -6,12 | -15,51 | 11.700.049 | -32,27 |
Hóa chất | 2.659.134 | -3,77 |
| 11.646.100 |
|
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 1.029.802 | -64,28 | -34,07 | 8.099.913 | 15,2 |
Hàng rau quả | 2.343.965 | 17,73 | 53,72 | 7.417.396 | 5,54 |
Cà phê | 656.969 | -28,07 | -20,34 | 3.936.460 | 3,24 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 954.860 | -11,95 | 13,51 | 3.590.891 | 16,5 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 988.343 | -5,56 | 111,63 | 3.586.612 | 29,9 |
Hạt tiêu | 961.952 | 2,65 | 11,29 | 3.403.677 | -14,94 |
Sản phẩm gốm, sứ | 165.718 | -78,2 | -50,3 | 2.353.371 | 18,14 |
Cao su | 212.332 | -63,84 | -36,63 | 1.626.421 | -7,37 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 160.011 | -54,61 | -59,39 | 1.352.442 | -21,61 |
Chất dẻo nguyên liệu | 846.061 | 1,566,69 | 104,16 | 952.137 | 9,88 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
| -100 | -100 | 277.747 | -83,1 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn