Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 5/2019 đạt 353 triệu USD, tăng 28,47% so với tháng trước đó và tăng 3,92% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhập khẩu phân bón đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá
- Cập nhật : 22/06/2019
Sau khi sụt giảm kể từ đầu năm đến tháng 3/2019, nay sang tháng 4/2019 nhập khẩu phân bón của cả nước đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 35,6% và 43,9%, đạt tương ứng 389,3 nghìn tấn, trị giá 109,6 triệu USD.
Nâng lượng phân bón nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 lên 1,37 triệu tấn, trị giá 392,1 triệu USD, giảm 3% về lượng và 1,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Những năm gần đây Trung Quốc luôn là thị trường chính cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 34,16% tổng lượng phân bón nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2019,đạt 468,5 nghìn tấn, trị giá 117,48 triệu USD, tăng 6,35% về lượng và 2,22% trị giá, giá nhập bình quân 250,72 USD/tấn, giảm 3,89% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 4/2019, Việt Nam cũng đã nhập phân bón từ thị trường này 147,29 nghìn tấn, trị giá 37,39 triệu USD, giảm 4,08% về lượng nhưng tăng 3,98% về trị giá so với tháng 3/2019, nếu so với tháng 4/2018 tăng 11,94% về lượng và tăng 2,87% trị giá.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Indonesia với 116,0 nghìn tấn, trị giá 33,57 triệu USD, tăng gấp hơn 4 lần cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ - đây cũng là thị trường có mức độ tăng vượt trội trong 4 tháng đầu năm 2019. Riêng tháng 4/2019, Việt Nam cũng đã nhập từ Indonesia 70,11 nghìn tấn, trị giá 19,26 triệu USD, tăng gấp 8,6 lần (tương ứng 763,04%) về lượng và gấp hơn 8,6 lần về trị giá (tức tăng 754,01%) so với tháng 3/2019. Nếu so sánh với tháng 4/2018 thì cũng tăng gấp hơn 6 về lượng (tương ứng 503,64%) và tăng 5,7 lần (tương ứng 473,66%) về trị giá, mặc dù giá nhập bình quân đều sụt giảm 1,05% so với tháng 3/2019 và giảm 4,97% so với tháng 4/2018. Kế đến là các thị trường Nga, Belarus, Nhật Bản, Israel….
Đáng chú ý, ngoài tăng mạnh nhập phân bón từ thị trường Indonesia tăng mạnh, thì Việt Nam cũng nhập phân bón từ Thái Lan với mức tăng chỉ đứng thứ hai sau Indonesia, tăng gấp 3 lần về lượng (tương ứng 205,94%) và gấp 2,6 lần trị giá (tương ứng 164,79%) so với cùng kỳ, giá nhập bình quân 267,47 USD/tấn, giảm 13,45%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu phân bón từ thị trường Đức, với lượng giảm trên 80% chỉ với 2,9 nghìn tấn, trị giá 1,47 triệu USD, giảm 74,7% so với cùng kỳ.
Thị trường cung cấp phân bón 4 tháng năm 2019
Thị trường | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 468.584 | 117.481.525 | 6,35 | 2,22 |
Indonesia | 116.052 | 33.578.607 | 307 | 302 |
Nga | 110.028 | 37.060.862 | -47,64 | -40,49 |
Belarus | 98.706 | 30.829.462 | 0,62 | 16,41 |
Nhật Bản | 83.149 | 9.770.689 | -10,57 | -16,6 |
Malaysia | 82.702 | 23.283.786 | 2,17 | 2,54 |
Israel | 60.828 | 20.786.644 | -30,17 | -21,73 |
Canada | 58.292 | 19.191.179 | 39,25 | 58,77 |
Lào | 56.995 | 14.955.478 | -3,51 | 10,37 |
Thái Lan | 24.411 | 6.529.109 | 205,94 | 164,79 |
Hàn Quốc | 23.865 | 10.858.663 | -49,81 | -44,61 |
Đài Loan | 23.264 | 3.667.134 | -38,46 | -35,75 |
Philippines | 17.740 | 7.010.009 | 73,58 | 94,02 |
Bỉ | 15.973 | 4.366.436 | -24,16 | -42,05 |
Na Uy | 11.478 | 5.092.464 | -31,24 | -27,15 |
Đức | 2.933 | 1.473.724 | -81,64 | -74,7 |
Mỹ | 1.884 | 2.003.782 | -42,51 | -58,54 |
Ấn Độ | 1.236 | 2.086.036 | 40,14 | 23,98 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Dẫn nguồn tin Tiền Phong, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT quyết định tạm dừng ủy quyền kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu với hàng loạt đơn vị do “có vấn đề”, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định.
Theo đó, có 5 đơn vị được Cục BVTV cấp chỉ định ủy quyền trước đó bị nhận quyết định “tạm dừng”. Cụ thể, 3 đơn vị là Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Vinacontrol Hải Phòng, Viện Năng suất Chất lượng Deming, Công ty CP Chứng nhận và Giám định IQC bị tạm dừng ủy quyền từ 31/5.
Cục BVTV yêu cầu các đơn vị trên hoàn tất các thủ tục lấy mẫu, kiểm nghiệm và ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước đối với các trường hợp đã xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước trước ngày 31/5. Từ ngày 31/5, ba đơn vị trên không được tiếp nhận các hồ sơ mới đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu.
Với lý do tương tự, hồi cuối tháng 4/2019, Cục BVTV cũng tạm dừng ủy quyền với Công ty Cổ phần Giám định và Khử trùng FCC.
Đặc biệt, Cục BVTV cũng tạm dừng ủy quyền kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu với ngay cả Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Phân bón Quốc gia - đơn vị thuộc quản lý của Cục này. Đây cũng là đơn vị có nhiều cán bộ bị khởi tố do vi phạm trong việc cấp chứng nhận chất lượng trước đây (lúc còn do Cục Trồng trọt quản lý).
Theo Cục trưởng BVTV ông Hoàng Trung, đây là khâu chặn đầu ra cuối cùng của phân bón, nên nếu có vấn đề là phải dừng ngay. Các đơn vị nói trên, được ủy quyền kiểm tra phân bón nhập khẩu là chính và số lượng mẫu hàng năm không nhiều, nên mới sinh tâm lý “làm liều”, không đúng. Ai làm sai sẽ bị tạm dừng và nếu tiếp tục sai phạm sẽ đình chỉ luôn cả phòng thử nghiệm.
Lãnh đạo Cục BVTV cũng cho biết, việc tạm dừng 5/9 đơn vị nói trên không ảnh đến vấn đề kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu. Cục đã cấp ủy quyền 9 đơn vị kiểm tra nhà nước và hơn 20 phòng thử nghiệm và việc xã hội hóa tiếp tục “mở”.
Đơn vị nào đáp ứng đầy đủ điều kiện về con người, máy móc, thiết bị…theo quy định, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện, khuyến khích, ủy quyền theo đúng tinh thần xã hội hóa, tránh sự phụ thuộc vào đơn vị nhà nước. Tuy nhiên, nếu anh sai phạm, lập tức sẽ có biện pháp xử lý.
Nguồn: VITIC