Tính trung bình trong 2 tháng đầu năm nay giá nhập khẩu sắt thép đạt 675,6 USD/tấn, tăng 5,9% so với 2 tháng đầu năm 2018.
Nhập khẩu phân bón từ Malaysia tăng mạnh gấp hơn 2 lần cả lượng và trị giá
- Cập nhật : 16/05/2018
Tuy thị trường Malaysia chỉ đứng thứ 4 lượng phân bón cung cấp cho Việt Nam, nhưng so với quý 1/2017 có mức độ tăng vượt trội gấp hơn 2 lần cả về lượng và trị giá.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 3/2018 Việt Nam đã nhập khẩu 415,3 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 117,9 triệu USD, tăng 72,5% về lượng và 80,5% về trị giá so với tháng 2, nâng lượng phân bón nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 3 (quý 1/2018) đạt 943 nghìn tấn, trị giá 262,6 triệu USD, giảm 23,4% về lượng và 20,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực nhập khẩu phân bón của Việt Nam, nhưng trong quý đầu năm nay nhập khẩu phân bón từ thị trường này lại suy giảm cả lượng và trị giá so với quý 1/2017, giảm lần lượt 36,44% và 38,07% tương ứng với 309 nghìn tấn, trị giá 78,5 triệu USD, giá nhập bình quân cũng giảm 2,55% xuống còn 254,22 USD/tấn.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Belarus, cũng như thị trường Trung Quốc đều sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm tương ứng 24,36% và 19,44%, mặc dù giá bình quân tăng 6,5% đạt 270,55 USD/tấn, với lượng nhập 92,6 nghìn tấn, trị giá 25 triệu USD. Kế đến là thị trường Nhật Bản, Nga, Malaysia, Lào, Canada, Hàn Quốc….
Đặc biệt, trong quý đầu năm nay Việt Nam tăng nhập khẩu phân bón từ thị trường Malaysia với mức tăng vượt trội gấp hơn 2 lần cả về lượng và trị giá, tuy chỉ nhập 56,7 nghìn tấn, đạt 18,2 triệu USD, giá nhập bình quân từ thị trường này cũng tăng 3,2% lên mức 281,94 USD/tấn. Ngoài thị trường Malaysia có mức tăng mạnh, thì trong quý 1/2018 Việt Nam nhập phân bón từ các thị trường Nauy cũng có mức tăng khá, 71.39% về lượng và 82,3% trị giá, giá nhập bình quân đạt 421,16 USD/tấn, tăng 6,36% so với cùng kỳ 2017.
Ở chiều ngược lại, giảm mạnh nhập phân bón từ các thị trường Indonesia, Philippines và Hàn Quốc, giảm tương ứng 84,16%; 57,33% và 44,01% về lượng, trị giá giảm lần lượt 81,98%; 61,01% và 42,55%.
Theo Vinanet