Kết thúc tháng 4/2016, Việt Nam đã thu về từ thị trường Anh trên 1,5 tỷ USD, tăng 22,77% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu xi măng và clinker sang thị trường Bangladesh trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt trị giá 186,41 triệu USD, chiếm 35% tổng trị giá xuất khẩu.
Mặc dù giữa Việt Nam và Bangladesh có nhiều điểm tương đồng trong cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu tuy nhiên vẫn còn nhiều lĩnh vực ngành hàng có thể bổ sung cho nhau từ hàng hoá phục vụ sản xuất tới tiêu dùng dân sinh.
Trong 4 tháng năm 2016 xuất khẩu xi măng và clinker sang thị trường Bangladesh mặc dù giảm 34,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn là mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất, chiếm 35% tỷ trọng xuất khẩu.
Nhu cầu về xi măng tại Bangladesh chủ yếu tập trung vào các dự án của Chính phủ (chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ xi-măng trong nước), xây dựng các dự án bất động sản (35%), xây dựng nhà ở (25%). Phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất xi-măng của nước này phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng sang Bangladesh như: xơ, sợi dệt các loại; hàng dệt may; nguyên phụ liệu, dệt, may da giày; sắt thép các loại; sản phẩm từ chất dẻo; chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm từ cao su…
Đứng thứ hai về trị giá xuất khẩu là mặt hàng xơ, sợi dệt các loại, trị giá 20,14 triệu USD, tăng 15,72% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á, lĩnh vực may mặc là ngành công nghiệp chủ đạo của Bangladesh, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của quốc gia này. Bên cạnh đó, Bangladesh cũng đang đặt mục tiêu vượt qua Trung Quốc, trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới trong lĩnh vực may mặc.
Chính phủ Bangladesh cũng thực hiện những chính sách tích cực, khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng phục vụ ngành công nghiệp dệt may như miễn 100% thuế đối với các loại vải; mức thuế áp dụng đối với thuốc nhuộm vải chỉ ở mức 5%; không quy định hạn ngạch với các loại nguyên liệu phục vụ ngành may mặc…Chính vì vậy, Bangladesh là thị trường đầy tiềm năng cho những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, xơ, sợi dệt các loại.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ về xuất khẩu hàng hóa sang Bangladesh 4 tháng năm 2016
Mặt hàng XK | 4Tháng/2016 | 4Tháng/2015 | +/-(%) |
| Trị giá (USD) | Trị giá (USD) | Trị giá |
Tổng | 186.410.395 | 226.950.209 | -17,86 |
Clanhke và xi măng | 64.469.757 | 97.980.853 | -34,2 |
Xơ, sợi dệt các loại | 20.149.282 | 17.411.420 | +15,72 |
Hàng dệt may | 16.017.283 | 11.507.102 | +39,19 |
Nguyên phụ liệu, dệt, may, da giày | 11.122.012 | 9.094.897 | +22,29 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 4.743.607 | 2.845.702 | +66,69 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 2.865.984 | 2.547.729 | +12,49 |
Sắt thép các loại | 2.612.389 | 11.748.762 | -77,76 |
Chất dẻo nguyên liệu | 2.090.032 | 1.899.140 | +10,05 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 1.653.822 | 1.454.610 | +13,7 |
Sản phẩm từ cao su | 572.587 | 1.413.258 | -59,48 |
Theo Vinanet
Kết thúc tháng 4/2016, Việt Nam đã thu về từ thị trường Anh trên 1,5 tỷ USD, tăng 22,77% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch giữa Việt Nam và EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Bỉ đạt 611,20 triệu USD, tăng 16,62% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, Liên bang Nga đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 26 của Việt Nam. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Nga là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 22 của các doanh nghiệp Việt Nam
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Thái Lan 4 tháng đầu năm 2016 đạt gần 2,43 tỷ USD, tăng 7,22% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Italia đạt 1,01 tỷ USD, tăng 13,98% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam 4 tháng đầu năm 2016, tăng 6,59% so với cùng kỳ năm 2015, trị giá 9,43 tỷ USD.
Nghiên cứu khảo sát mới đây của Hàn Quốc do công ty nghiên cứu thị trường Hancook Research thực hiện đối với 3.018 người tiêu dùng Hàn Quốc cung cấp các thông tin cập nhật về xu hướng tiêu dùng thực phẩm của thị trường Hàn Quốc. Đây sẽ là các thông tin hữu ích góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về thị hiếu và xu hướng tiêu dùng thực phẩm của thị trường Hàn Quốc, từ đó xây dựng được các chiến lược và kế hoạch marketing phù hợp đối với thị trường này.
Nhật Bản có khoảng 127 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 10 trên thế giới.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 4 tháng đầu năm 2016 đạt 632,48 triệu USD, sụt giảm 4,93% so với cùng kỳ năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự