Triển vọng hợp tác giữa Nam Phi và Việt Nam là rất lớn do quan hệ chính trị có nhiều thuận lợi, trong khi phía bạn có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng được xem là thế mạnh.
Hàng nhập khẩu từ Thái Lan chiếm lĩnh thị trường Việt Nam ngày càng lớn
- Cập nhật : 06/06/2016
Hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan cũng tương đối đa dạng; trong đó có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch lớn trên 100 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, gồm có: Hàng điện gia dụng và linh kiện (355 triệu USD, chiếm 14,61%, tăng 52,27%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (238,43 triệu USD, chiếm 9,81%, tăng 11%); linh kiện, phụ tùng ô tô (191,38 triệu USD, chiếm 7,88%, tăng 11,38%); ô tô nguyên chiếc (182,87 triệu USD, chiếm 7,53%, tăng 55,82%); chất dẻo nguyên liệu (164,48 triệu USD, chiếm 6,77%, tăng 9,1%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (100,87 triệu USD, chiếm 4,15%, tăng 26,49%).
Một số nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ như: Dầu mỡ động thực vật (+453%), rau quả (+118,55%), nguyên phụ liệu dược phẩm (+133%), phân bón (+80,88%), máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (+87%). Ngược lại, nhập khẩu xăng dầu và sản phẩm khác từ dầu mỏ sụt giảm mạnh với mức giảm tương ứng 55,6% và 47,41%.
Hiện nay, hàng tiêu dùng Thái Lan đang chiếm lĩnh thị phần lớn tại thị trường Việt Nam, từ các hệ thống bán lẻ lớn đến những siêu thị và cửa hàng nhỏ ở sâu trong các khu dân cư. Hàng Việt đang đứng trước thách thức đổi mới toàn diện từ giá cả, chất lượng, bao bì...để có thể cạnh tranh.
Tính đến thời điểm hiện tại, 4 đại siêu thị được coi là lớn nhất Việt Nam là Mega Market (tên gọi cũ là Metro) với 19 siêu thị, B’s Mart có 75 cửa hàng tiện lợi (định hướng mở 3.000 cửa hàng), Big C có 32 siêu thị, Robinson với chuỗi siêu thị thuộc doanh nghiệp Thái Lan. Nhiều siêu thị lớn, các doanh nghiệp Thái Lan cũng góp mặt là cổ đông chính như Central Group nắm 49% cổ phần của Nguyễn Kim…Ngoài ra, hệ thống cửa hàng tiêu dùng Thái Lan cũng xuất hiện từ thành thị về nông thôn, từ chuỗi siêu thị lớn cho đến những cửa hàng nhỏ ở sâu trong các khu dân cư.
Theo các chuyên gia kinh tế, khi các hệ thống phân phối tại Việt Nam do doanh nghiệp Thái Lan quản lý ngày càng nhiều, nguy cơ hàng Việt mất chỗ đứng ngay trên sân nhà càng cao. Nhất là với mặt hàng gia dụng, hàng Thái Lan có mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý và chất lượng tốt hơn so với hàng Việt Nam. Khoảng cách địa lý gần cùng những chính sách cởi mở về thuế quan của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), cũng khiến khả năng cạnh tranh của hàng Thái sẽ cao hơn.
Thái Lan có thế mạnh về hàng nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp Việt cần phải vươn lên về mặt chất lượng, giá cả, tiếp thị, mối quan hệ giữa sản xuất và phân phối. Ngoài ra, phải xây dựng thương hiệu cho phân phối và sản xuất, làm ăn tử tế, trách nhiệm đến cùng với người tiêu dùng. Muốn cạnh tranh được bây giờ ngoài sự hỗ trợ chính sách của nhà nước, các doanh nghiệp buộc phải có sự vươn lên rất mạnh mẽ, nếu không chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà.
Trong quý I/2016, sức mua hàng Thái Lan của thị trường Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD. Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan lên tới 8,3 tỷ USD. Để cạnh tranh với hàng Thái Lan, doanh nghiệp Việt không còn cách nào khác phải liên kết, cải cách toàn diện, cho ra những hàng hoá có chất lượng, nâng cao năng suất, giảm giá thành, cần liên kết thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng, nhất là chuỗi bán lẻ trên thị trường.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu từ Thái Lan 4 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 4T/2016 | 4T/2015 | +/-(%) 4T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 2.429.493.480 | 2.265.882.805 | +7,22 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 355.023.728 | 233.149.875 | +52,27 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 238.430.376 | 214.738.042 | +11,03 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô | 191.378.162 | 171.820.969 | +11,38 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 182.872.570 | 117.357.832 | +55,82 |
Chất dẻo nguyên liệu | 164.479.108 | 150.778.653 | +9,09 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 100.871.168 | 79.747.251 | +26,49 |
Xăng dầu các loại | 92.093.638 | 207.379.572 | -55,59 |
Hàng rau quả | 79.852.561 | 36.537.732 | +118,55 |
Hóa chất | 64.219.629 | 78.574.940 | -18,27 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 62.685.536 | 63.723.021 | -1,63 |
Sản phẩm hóa chất | 62.584.309 | 58.492.592 | +7,00 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 59.010.783 | 55.439.876 | +6,44 |
Vải các loại | 58.573.946 | 65.817.264 | -11,01 |
Giấy các loại | 46.532.782 | 46.148.811 | +0,83 |
Sản phẩm từ sắt thép | 43.550.211 | 49.689.627 | -12,36 |
Xơ, sợi dệt các loại | 32.908.326 | 32.797.261 | +0,34 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 29.574.666 | 27.648.037 | +6,97 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 27.504.435 | 41.545.064 | -33,80 |
Dược phẩm | 24.949.247 | 18.943.705 | +31,70 |
Sản phẩm từ giấy | 24.826.319 | 25.528.700 | -2,75 |
Kim loại thường khác | 23.844.690 | 23.682.808 | +0,68 |
Sữa và sản phẩm sữa | 23.612.733 | 24.545.067 | -3,80 |
Sản phẩm từ cao su | 19.847.807 | 22.264.638 | -10,86 |
Dây điện và dây cáp điện | 19.488.148 | 22.441.302 | -13,16 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 18.918.195 | 23.581.227 | -19,77 |
Quặng và khoáng sản khác | 18.829.343 | 21.255.000 | -11,41 |
Sắt thép các loại | 15.458.820 | 14.307.792 | +8,04 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 13.614.793 | 13.337.275 | +2,08 |
Cao su | 13.298.016 | 17.400.933 | -23,58 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 12.485.062 | 10.438.287 | +19,61 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 11.603.470 | 10.502.903 | +10,48 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 11.121.051 | 11.008.311 | +1,02 |
Ngô | 9.102.986 | 12.050.584 | -24,46 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 8.444.923 | 9.549.853 | -11,57 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 6.809.271 | 12.948.009 | -47,41 |
Hàng thủy sản | 6.276.899 | 4.551.162 | +37,92 |
Nguyên phụ liệu dược phẩm | 5.697.926 | 2.444.125 | +133,13 |
Phân bón các loại | 3.980.661 | 2.200.746 | +80,88 |
Dầu mỡ động thực vật | 3.404.639 | 615.424 | +453,22 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 3.185.796 | 1.700.641 | +87,33 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 1.892.941 | 2.134.533 | -11,32 |
Theo Vinanet