Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Séc trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 49,67 triệu USD, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước.
Liên bang Nga đối tác thương mại lớn của Việt Nam
- Cập nhật : 06/06/2016
Năm 2016, cụ thể là 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nga 478,3 triệu USD, tăng 14,94% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuấ khẩu sang Nga các mặt hàng nông sản, công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ gồm các mặt hàng như: cà phê, hạt điều, hàng dệt may, hạt tiêu, hàng thủy sản… trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang trong 4 tháng đầu năm thì điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất 43,9%, đạt 210,1 triệu USD, tăng 6%. Đứng thứ hai là hàng cà phê, đạt 46,2 triệu USD, tăng 53,55%, kế đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Nga lại giảm, giảm 28,68%, tương ứng với 28,7 triệu USD…
Đối với nhóm hàng nông sản, đây là nhóm hàng tiềm năng xuất khẩu sang Nga với tốc độ tăng trưởng mạnh vượt trội như: hạt tiêu tăng 190,21%, tuy kim ngạch chỉ đạt 10,6 triệu USD và cao su tăng 157,6%, đạt 3,2 triệu USD.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Nga số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng dương chiếm thị phần lớn, 57,1% với một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá như: sắt thép các loại tăng 129,11%, hàng dệt may tăng 48,06% và bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 25,69% tương ứng với lần lượt 3,6 triệu USD, 21 triệu USD và 1,2 triệu USD. Ngược lại số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 42,8%, trong đó xuất khẩu hàng gạo giảm mạnh nhất, giảm 97,96% tương ứng với 167,7 nghìn tấn.
Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu sang Nga có thêm các mặt hàng như sản phẩm từ cao su, xăng dầu các loại ngược lại thiếu vắng mặt hàng quặng và khoáng sản.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Nga 4 tháng 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 4 tháng 2016 | 4 tháng 2015 | So sánh +/- (%) |
Tổng cộng | 478.316.303 | 416.157.790 | 14,94 |
điện thoại các loại và linh kiện | 210.125.671 | 198.225.555 | 6,00 |
ca phê | 46.271.834 | 30.135.324 | 53,55 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 28.789.046 | 40.366.795 | -28,68 |
hàng thủy sản | 26.081.801 | 26.999.796 | -3,40 |
giày dép các loại | 25.237.503 | 17.964.477 | 40,49 |
hàng dệt may | 21.074.972 | 14.234.181 | 48,06 |
hạt tiêu | 10.640.715 | 3.666.504 | 190,21 |
hạt điều | 8.098.008 | 5.696.488 | 42,16 |
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác | 7.266.522 | 6.306.486 | 15,22 |
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù | 7.088.211 | 6.184.108 | 14,62 |
chè | 6.923.160 | 7.213.366 | -4,02 |
hàng rau quả | 6.720.907 | 8.019.856 | -16,20 |
sắt thép các loại | 3.675.450 | 1.604.228 | 129,11 |
cao su | 3.289.444 | 1.276.972 | 157,60 |
sản phẩm từ chất dẻo | 2.774.752 | 2.722.280 | 1,93 |
gỗ và sản phẩm gỗ | 1.304.565 | 1.768.946 | -26,25 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 1.229.207 | 1.271.682 | -3,34 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 1.220.464 | 970.974 | 25,69 |
sản phẩm gốm, sứ | 349.090 | 486.657 | -28,27 |
gạo | 167.795 | 8.242.175 | -97,96 |
sản phẩm mây,tre, cói thảm | 158.221 | 248.431 | -36,31 |
Dẫn nguồn tin kinhtedothi.vn, mới đây những lô hàng nông sản đầu tiên của Hà Nội đã được xuất khẩu sang Liên bang Nga. Tuy nhiên, để nông sản Hà Nội khẳng định được vị thế tại thị trường này đòi hỏi TP phải có giải pháp và chiến lược lâu dài.
Để tăng cường và giữ vững hàng nông sản Việt Nam cạnh tranh trên thị trường Nga, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội Tô Hải Long cho rằng mặt hàng nông sản cần phải đảm bảo 2 yếu tố: Chất lượng và thương hiệu. Do đó, TP Hà Nội cần đầu tư kinh phí để xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Hà Nội tại thị trường Nga. Chúng ta đã thực hiện ở Hà Nội bài bản thế nào thì tại Nga cũng phải thực hiện tương tự. Đặc biệt là tập trung vào nhãn mác, bao bì chất lượng cao, mang đặc trưng riêng. Trước mắt, cần có chiến lược quảng bá rầm rộ, mạnh mẽ hơn để người Nga biết đến nông sản Hà Nội nhiều hơn nữa.
Được biết, T.Ư Hội Hữu nghị Nga - Việt đang xây dựng dự án “Ngôi nhà thương mại Việt Nam tại Mátxcơva”. Tranh thủ cơ hội thuận lợi này, HND TP đang tích cực tuyên truyền, vận động bà con nông dân sản xuất an toàn. Đồng thời làm tốt công tác khảo sát, đánh giá, dự báo thị trường để từ đó định hướng, hỗ trợ nông dân xây dựng những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, ổn định và lâu dài; tăng cường tập huấn, tư vấn cho nông dân về bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu nông sản…
Theo Vinanet