Theo số liệu của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canađa 4 tháng năm 2016 đạt 750,80 triệu USD, tăng 7,65% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cán cân thương mại hai chiều giữa Italia và Việt Nam, kể từ năm 2011, Italia bắt đầu nhập siêu từ Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu nhưng mặt hàng chủ yếu như: Điện thoại các loại và linh kiện; cà phê; giày dép; hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng thủy sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; cao su; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày;…
Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất tiếp tục là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 406,63 triệu USD, tăng 30,03% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 37% tổng trị giá xuất khẩu. Đứng thứ hai là mặt hàng giày dép các loại, trị giá 95,80 triệu USD, tăng 12,79%; tiếp đến là mặt hàng cà phê, trị giá 93 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước (Việt Nam xuất khẩu cà phê nhân Robusta L1 và L2 sang Italia).
Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Italia có mức tăng trưởng: phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 25,74%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 22,92%; cao su tăng 35,29%; sản phẩm gốm sứ tăng 35,5%; hàng rau quả tăng 155,99%.
Tại hội thảo giới thiệu về Việt Nam do Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy phối hợp với Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Ngoại giao và Chính quyền Vùng Emilia Romagna, Liên minh quốc gia hợp tác xã LegaCoop, phòng Thương mại Unioncamere của Italy tổ chức tại thành phố Bologna, miền Bắc Italy hôm 30/5. Theo Bộ Công thương Việt Nam, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italy nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng ngày càng được củng cố, tăng cường và phát triển. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 0,7 tỷ USD năm 2005 lên 4,3 tỷ USD năm 2015, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 19% năm.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Italy ông Benedetto Della Vedova cho biết quan hệ song phương trong những năm gần đây phát triển hết sức tích cực. Hiện là thời điểm hết sức thuận lợi để thúc đẩy hợp tác kinh tế Italy-Việt Nam, cũng như EU-ASEAN.
Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Italia 4 tháng đầu năm 2016
Mặt hàng XK | 4Tháng/2016 | 4Tháng/2016 | +/-(%) |
| Trị giá (USD) | Trị giá (USD) | Trị giá |
Tổng | 1.018.557.494 | 893.596.552 | +13,98 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 406.632.282 | 312.720.074 | +30,03 |
Giày dép các loại | 95.804.408 | 84.942.353 | +12,79 |
Cà phê | 93.004.040 | 92.818.101 | +0,2 |
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện | 85.586.616 | 90.603.097 | -5,54 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 53.348.646 | 42.426.792 | +25,74 |
Hàng dệt may | 47.989.976 | 64.458.960 | -25,55 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 46.786.191 | 39.771.778 | +17,64 |
Hàng thủy sản | 37.965.207 | 31.759.965 | +19,54 |
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù | 13.981.521 | 15.077.539 | -7,27 |
Nguyên phụ liệu dệt may da giày | 11.457.280 | 11.906.820 | -3,78 |
Gỗ và sp gỗ | 11.133.122 | 12.379.494 | -10,07 |
Hạt điều | 8.865.425 | 7.564.338 | +17,2 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 8.035.224 | 6.536.762 | +22,92 |
Hóa chất | 6.084.413 | 6.681.968 | -8,94 |
Sắt thép các loại | 6.050.779 | 6.699.602 | -9,68 |
Sp từ sắt thép | 5.743.294 | 6.444.393 | -10,88 |
Cao su | 4.858.322 | 3.590.914 | +35,29 |
Hạt tiêu | 4.065.354 | 3.385.962 | +20,06 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 3.975.633 | 4.298.352 | -7,51 |
Xơ, sợi dệt các loại | 3.224.158 | 4.654.591 | -30,73 |
Sp gốm sứ | 3.133.397 | 2.312.490 | +35,5 |
Sản phẩm từ cao su | 2.202.845 | 2.519.244 | -12,56 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 1.468.845 | 1.681.026 | -12,62 |
Hàng rau quả | 1.281.898 | 500.767 | +155,99 |
Theo Vinanet
Theo số liệu của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canađa 4 tháng năm 2016 đạt 750,80 triệu USD, tăng 7,65% so với cùng kỳ năm trước.
Kết thúc tháng 4/2016, Việt Nam đã thu về từ thị trường Anh trên 1,5 tỷ USD, tăng 22,77% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch giữa Việt Nam và EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Bỉ đạt 611,20 triệu USD, tăng 16,62% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, Liên bang Nga đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 26 của Việt Nam. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Nga là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 22 của các doanh nghiệp Việt Nam
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Thái Lan 4 tháng đầu năm 2016 đạt gần 2,43 tỷ USD, tăng 7,22% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu xi măng và clinker sang thị trường Bangladesh trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt trị giá 186,41 triệu USD, chiếm 35% tổng trị giá xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam 4 tháng đầu năm 2016, tăng 6,59% so với cùng kỳ năm 2015, trị giá 9,43 tỷ USD.
Nghiên cứu khảo sát mới đây của Hàn Quốc do công ty nghiên cứu thị trường Hancook Research thực hiện đối với 3.018 người tiêu dùng Hàn Quốc cung cấp các thông tin cập nhật về xu hướng tiêu dùng thực phẩm của thị trường Hàn Quốc. Đây sẽ là các thông tin hữu ích góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về thị hiếu và xu hướng tiêu dùng thực phẩm của thị trường Hàn Quốc, từ đó xây dựng được các chiến lược và kế hoạch marketing phù hợp đối với thị trường này.
Nhật Bản có khoảng 127 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 10 trên thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự