tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang Nga

  • Cập nhật : 24/08/2016
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa sang Nga 7 tháng đầu năm 2016 đạt 911,1 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị  trường Nga rất đa dạng, phong phú về chủng loại, từ hàng điện tử, công nghiệp đến hàng nông lâm thủy sản; trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm đến 47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Nga, đạt 427,5 triệu USD, tăng mạnh 33% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau nhóm hàng chủ đạo điện thoại và linh kiện là các nhóm hàng như: cà phê đạt 71 triệu USD (chiếm 7,8%, tăng 16,6%); hàng dệt may 54 triệu USD (chiếm 5,9%, tăng 14,7%); giày dép đạt 53,6 triệu USD (chiếm 5,9%, tăng 36,7%).

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sang Nga trong 7 tháng đầu năm nay, thì thấy đa số các nhóm hàng đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ ngoái; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Xăng dầu tăng 4.025%, cao su tăng 99%, sản phẩm từ cao su tăng 439%, hạt điều tăng 55%. Tuy nhiên, xuất khẩu quặng và khoáng sản; gạo và sản phẩm mây, tre, cói và thảm lại sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 94,32%; 72% và  41% so với cùng kỳ.

Nga là một trong những nước thuộc Liên minh kinh tế Á Âu. Vì vậy, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu (VEAEUFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 9/2016, sẽ là một cơ hội để hàng Việt Nam xuất khẩu sang khối Liên minh này nói chung và thị trường Nga nói riêng. Theo đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như dệt may, nông, thủy sản, da giày… sẽ có cơ hội tăng trưởng nhờ được miễn, giảm thuế quan.

Việt Nam là đối tác ký hiệp định thương mại tự do đầu tiên với khối liên minh này, nên cơ hội đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rất lớn. Với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó, 59,3% được xóa bỏ ngay khi VEAEUFTA hiệu lực là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác. Theo nội dung của hiệp định, hai bên cam kết mở cửa thị trường với 9.927 dòng thuế (87,4-95,7%). Nhóm không cam kết mở cửa thị trường là 1.433 dòng thuế (12,6-4,3%). Trong đó, một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam được ưu đãi khá cao.

Đối với mặt hàng thủy sản, trước khi có VEAEUFTA, mức thuế khoảng 35%, nhưng khi FTA có hiệu lực, với 95% số mặt hàng mở cửa hoàn toàn, lộ trình tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam vào EAEU); 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Đây là lợi thế giúp hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm của nước khác.

Về mặt hàng da giày, 77% dòng thuế được cam kết cắt giảm, trong đó, 73% dòng thuế xóa bỏ hoàn toàn theo lộ trình tối đa 5 năm, tương đương hơn 99% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm (từ 2010-2012) của Việt Nam vào thị trường này.

Sản phẩm dệt may có cơ hội rất lớn để thâm nhập vào thị trường EAEU với 82% số dòng thuế được cam kết cắt giảm, trong đó có 36% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay khi hiệp định có hiệu lực. Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, VEAEUFTA giúp kim ngạch hàng dệt may hai bên tăng trưởng 50% trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới, Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu sang Nga 7 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

7T/2016

 

7T2015

+/- (%) 7T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

911.069.103

759.156.589

+20,01

Điện thoại các loại và linh kiện

427.504.854

321.277.407

+33,06

Cà phê

71.028.706

60.895.575

+16,64

Hàng dệt, may

53.960.763

47.046.640

+14,70

Giày dép các loại

53.631.434

39.246.762

+36,65

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

52.940.733

73.745.811

-28,21

Hàng thủy sản

41.416.463

43.051.580

-3,80

Hạt tiêu

20.965.767

17.449.573

+20,15

Hạt điều

18.199.438

11.769.607

+54,63

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

14.479.664

10.028.552

+44,38

Chè

12.689.983

13.103.753

-3,16

Hàng rau quả

12.493.807

15.381.611

-18,77

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

10.604.955

9.684.280

+9,51

Xăng dầu các loại

7.258.565

175.950

+4025,36

Cao su

6.878.868

3.449.157

+99,44

Sắt thép các loại

5.117.234

4.041.831

+26,61

Sản phẩm từ chất dẻo

4.385.738

5.525.200

-20,62

Gạo

3.910.050

14.120.841

-72,31

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

2.873.321

3.116.840

-7,81

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.787.831

3.165.470

-11,93

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.827.536

2.324.221

-21,37

Sản phẩm từ cao su

1.224.889

227.341

+438,79

Sản phẩm gốm, sứ

755.455

866.306

-12,80

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

350.096

588.323

-40,49

Quặng và khoáng sản khác

63.900

1.124.396

-94,32
 


Theo Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục