Singapore hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Xét ở khu vực ASEAN, Singapore lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã xuất sang Singapore kim ngạch hàng hóa là 1,08 tỷ USD (giảm 33,98% so với cùng kỳ) và nhập từ Singapore 2,57 tỷ USD (giảm 27,44%).
Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ
- Cập nhật : 18/07/2016
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành hàng cũng như tăng về trị giá xuất khẩu, dần dần tạo được thương hiệu, chỗ đứng và niềm tin đối với người tiêu dùng tại thị trường này.
Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ đạt 992,02 triệu USD, giảm 3,88% so với cùng kỳ năm trước.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ấn Độ: điện thoại di động; máy móc thiết bị và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; cà phê, cao su tự nhiên, hạt tiêu, phương tiện vận tải và phụ tùng, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm, quặng và khoáng sản, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm dệt may, sợi, vải,…
Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Ấn Độ là điện thoại các loại và linh kiện, đạt trị giá 146,03 triệu USD, giảm 556,79% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 15% tổng trị giá xuất khẩu. Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai là nhóm hàng kim loại thường khác và sản phẩm, trị giá 100,50 triệu USD, tăng 74,69%. Đứng thứ ba là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 95,45 triệu USD, tăng 35,54%.
Trong 5 tháng đầu năm 2016, mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh sang thị trường Ấn Độ là thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 67,86%.
Ấn Độ là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Nhu cầu về các mặt hàng rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh như nông sản, cao su tự nhiên, hàng mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh, quần áo may sẵn...
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Ấn Độ 5 tháng đầu năm 2016
Mặt hàng | 5Tháng/2016 | 5Tháng/2015 | +/-(%) |
| Trị giá (USD) | Trị giá (USD) | Trị giá |
Tổng | 992.025.599 | 1.032.090.073 | -3,88 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 146.033.275 | 337.991.930 | -56,79 |
Kim loại thường khác và sp | 100.508.277 | 57.535.826 | +74,69 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 95.457.250 | 70.425.946 | +35,54 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng | 90371156 | 69.314.800 | +30,38 |
Hóa chất | 63.434.838 | 54.991.624 | +15,35 |
Hạt tiêu | 49.572.253 | 47.822.647 | +3,66 |
Cao su | 39.021.380 | 38.119.197 | +2,37 |
Xơ, sợi dệt các loại | 34.605.312 | 37.274.882 | -7,16 |
Cà phê | 32.225.226 | 21.673.987 | +48,68 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 30.104.839 | 27.690.065 | +8,72 |
Gỗ và sp gỗ | 22.287.681 | 29.979.117 | -25,66 |
Sản phẩm từ sắt thép | 20.911.962 | 18.703.825 | +11,81 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 20.662.236 | 12.309.156 | +67,86 |
Nguyên phụ liệu dệt, may da giày | 17.182.183 | 11.267.191 | +52,5 |
Sản phẩm hóa chất | 16.146.043 | 11.020.628 | +46,51 |
Giày dép các loại | 14.834.901 | 14.875.684 | -0,27 |
Hàng dệt may | 10.745.813 | 5.862.616 | +83,29 |
Hạt điều | 10.656.313 | 4.754.974 | +124,11 |
Hàng thủy sản | 8.027.401 | 7.176.841 | +11,85 |
Chất dẻo nguyên liệu | 7.012.006 | 14.971.050 | -53,16 |
Sắt thép các loại | 3.611.405 | 6.099.705 | -40,79 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 3.542.452 | 2.722.437 | +30,12 |
Sản phẩm từ cao su | 1.270.864 | 1.596.638 | -20,4 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 990.173 | 1.306.671 | -24,22 |
Sản phẩm gốm sứ | 973.327 | 975.379 | -0,21 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 200.893 | 580.244 | -65,38 |
Chè | 81.930 | 104.334 | -21,47 |
Theo Vinanet