tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư Việt – Nhật

  • Cập nhật : 21/07/2016
 Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam 5 tháng đầu năm 2016 sụt giảm 7,77% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 5,57 tỷ USD.

Đáng chú ý là trong 5 tháng đầu năm nay, tất cả các nhóm hàng chủ đạo nhập khẩu từ thị trường Nhật lại bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước nhu: nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng giảm 24,83%, đạt 1,62 tỷ USD; máy vi tính điện tử giảm 0,29%, đạt 929,86 triệu USD; sắt thép giảm 6,67%, đạt 488,55 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo giảm 1,65%, đạt 240,21 triệu USD.

Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái ở một số nhóm hàng như: Sữa và sản phẩm sữa (tăng 252,35%, đạt trên 7 triệu USD); thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 158%, đạt 2,06 triệu USD); dược phẩm (tăng 77,8%, đạt 14,9 triệu USD); than đá (tăng 87%, đạt 0,04 triệu USD).

Về đầu tư của Nhật vào Việt Nam: Trước áp lực mở cửa thị trường nông nghiệp theo Hiệp định TPP, cũng như nhận thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng hợp tác, Nhật Bản đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. Cụ thể, khi tham gia TPP, Nhật Bản phải mở cửa hầu như hoàn toàn ngành nông nghiệp cho các nước thành viên TPP, thậm chí đối với cả các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm nhất. Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp của Nhật Bản sẽ phải cạnh tranh khốc liệt về giá với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ các nước TPP khác. Trong khi đó, quy mô sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản lại khá hạn chế.

Nhật Bản đã quyết định đẩy mạnh các dự án đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, vì Việt Nam cũng là nước thành viên TPP, với tiềm năng sản xuất nông nghiệp rất lớn… Khi sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ xuất khẩu nông sản ngược lại Nhật Bản để hưởng mức thuế nhập khẩu 0%. Đồng thời, các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đáp ứng được điều kiện quy định trong TPP là các sản phẩm xuất khẩu phải có 70% hàm lượng nguyên liệu xuất xứ từ nội khối TPP.

Theo báo cáo của Công ty tư vấn đầu tư Seiko Ideas Corp (Nhật Bản), hiện Nhật Bản cần một đối tác chủ chốt để phát triển hợp tác nông nghiệp, thì Việt Nam cũng đang rất cần có đối tác lớn để hợp tác trong lĩnh vực này, vì Việt Nam có tiềm năng nông nghiệp rất lớn so với các nước thành viên khác của TPP.

Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển ngành nông nghiệp thông qua nhiều loại hình dự án do các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư.

Theo JICA, hiện nay, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản muốn thực hiện các dự án nông - thủy sản tại Việt Nam ngày càng tăng. Rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang triển khai các dự án khảo sát thị trường tại Việt Nam, trước khi tiến hành đầu tư trực tiếp tại đây. Chẳng hạn, Tập đoàn Kato đang hợp tác với tỉnh Bình Định trong việc thực hiện một dự án trị giá 771.000 USD về đánh bắt cá ngừ, kéo dài từ nay đến năm 2020. Công ty Shudensha cũng đang triển khai một dự án trị giá 820.000 USD nhằm cải thiện chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Dự án này được thực hiện từ năm 2015 và kéo dài đến năm 2020.

Nhiều doanh nghiệp khác của Nhật Bản cũng đang thực hiện dự án hỗ trợ các địa phương tại Việt Nam. Cuối năm nay, Công ty OTA Kaki sẽ hoàn thành dự án phát triển thị trường hoa chất lượng cao, với hệ thống phân phối hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng. OTA Kaki phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng để thực hiện dự án này. Cũng tại Lâm Đồng, Công ty Nikko Foods đang thực hiện dự án trị giá 820.000 USD về phát triển cà chua chất lượng cao.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu hàng hóa từ Nhật 5 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

5T/2016

 

5T/2015

+/- (%) 5T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

5.569.451.691

6.038.970.161

- 7,77

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1.624.574.445

2.161.238.203

-24,83

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

929.860.556

932.584.895

-0,29

Sắt thép các loại

488.547.901

523.479.191

-6,67

Linh kiện, phụ tùng ô tô

284.323.068

253.186.142

+12,30

Sản phẩm từ chất dẻo

240.206.589

244.225.987

-1,65

Vải các loại

233.523.764

214.535.339

+8,85

Phế liệu sắt thép

199.797.325

126.255.919

+58,25

Sản phẩm từ sắt thép

169.034.429

234.462.790

-27,91

Ô tô nguyên chiếc các loại

124.924.628

110.321.753

+13,24

Chất dẻo nguyên liệu

120.108.310

115.136.508

+4,32

Hóa chất

119.164.675

106.332.727

+12,07

Sản phẩm hóa chất

111.931.297

100.774.923

+11,07

Kim loại thường khác

92.480.484

98.044.608

-5,68

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

82.882.710

79.849.232

+3,80

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

66.193.709

44.982.874

+47,15

Giấy các loại

54.166.341

44.841.494

+20,80

Sản phẩm từ cao su

45.766.914

42.660.186

+7,28

Dây điện và dây cáp điện

42.116.405

40.069.903

+5,11

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

41.422.614

45.595.505

-9,15

Cao su

38.893.636

43.031.257

-9,62

Sản phẩm từ kim loại thường khác

34.467.512

30.846.370

+11,74

Hàng thủy sản

25.449.660

26.118.766

-2,56

Xơ, sợi dệt các loại

19.637.742

17.326.528

+13,34

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

18.420.203

19.480.570

-5,44

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

17.113.487

17.288.558

-1,01

Sản phẩm từ giấy

16.250.975

15.275.429

+6,39

Dược phẩm

14.900.725

8.380.488

+77,80

Điện thoại các loại và linh kiện

14.137.344

40.910.178

-65,44

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

13.212.563

11.294.202

+16,99

Phân bón các loại

12.916.329

17.011.885

-24,07

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

10.799.973

7.089.459

+52,34

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

10.210.971

14.119.972

-27,68

Nguyên phụ liệu thuốc lá

10.153.874

16.171.750

-37,21

Sữa và sản phẩm sữa

7.011.623

1.995.632

+251,35

Chế phẩm thực phẩm khác

6.310.078

4.720.653

+33,67

Hàng điện gia dụng và linh kiện

4.963.594

5.006.367

-0,85

Quặng và khoáng sản khác

2.866.599

3.674.464

-21,99

Gỗ và sản phẩm gỗ

2.820.990

2.041.176

+38,20

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

2.060.109

798.252

+158,08

Than đá

39.260

20.974

+87,18


Theo Vinanet
Trở về

Bài cùng chuyên mục