Trong nửa đầu năm 2016, nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Italia đều với tốc độ tăng trưởng dương cả về lượng và trị giá
Tinh hình xuất khẩu và đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam 5 tháng đầu năm
- Cập nhật : 18/07/2016
Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu nhiều nhất sang Hàn Quốc, đạt trên 1,06 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 222,9% so với cùng kỳ năm trước.
Dệt may là nhóm hàng đứng thứ hai về kim ngạch với 764,89 triệu USD, tăng 16,3%, chiếm 18,2% tổng kim ngạch. Tiếp đến nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 446,36 triệu USD, chiếm 10,6%, tăng 88,3%.
Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm 2016, đa số các nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc đều có mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tăng mạnh ở một số nhóm hàng sau: xăng dầu các loại tăng 396,3%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 93,2%; sản phẩm hóa chất tăng 70,8%... Tuy nhiên, xuất khẩu lại sụt giảm mạnh ở một số nhóm hàng như: Quặng và khoáng sản (-70%); phân bón (-53,6%); sắn và các sản phẩm từ sắn (-49,2%); chất dẻo nguyên liệu (-41,5%).
Về đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam: tính đến cuối tháng 5/2016, Hàn Quốc đã có 5.273 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 49 tỷ USD, đứng thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư trong tổng số 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quy mô trung bình mỗi dự án FDI của Hàn Quốc chỉ đạt 9,3 triệu USD, thấp hơn quy mô trung bình một dự án FDI tại Việt Nam là 13,8 triệu USD. Doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng 70 vạn lao động và đóng góp trên 25% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam (nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam).
Việt Nam là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 4 của Hàn Quốc sau Mỹ, Trung Quốc, Hong Kong. Cùng với sự tham gia của các Tập đoàn công nghiệp lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Doosan, Kumho, Posco, Lotte, GS, Hyosungvà các công ty vệ tinh, các dự án FDI từ Hàn Quốc thời gian qua có xu hướng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và đầu tư theo hình thức 100% vốn FDI.
Trong 5 tháng đầu năm 2016, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam với 274 dự án cấp mới /150 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt khoảng 3,42 tỷ USD. Các dự án FDI của Hàn Quốc chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; thông tin truyền thông; kinh doanh bất động sản. Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh là những tỉnh thu hút nhiều FDI Hàn Quốc nhất trong 5 tháng đầu năm 2016.
Về đầu tư của Việt Nam sang Hàn Quốc: tính lũy kế đến tháng 3/2016, Việt Nam hiện có 28 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với quy mô khiêm tốn, với tổng số vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam là 11,1 triệu USD, đứng thứ 32/68 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án đều có quy mô nhỏ chủ yếu trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại(trung bình mỗi dự án có quy mô khoảng 400.000 USD).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc chính thức ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) vào ngày 05 tháng 5 năm 2015 tại Hà Nội. Hiệp định VKFTA đã chính thức có hiệu lực vào ngày 20/12/2015. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn liên quan về vấn đề thương mại và thuế quan. Hiệp định này dự kiến sẽ mang lại nhiều triển vọng cho hai nước, đặc biệt là về hợp tác đầu tư.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu sang Hàn Quốc 5 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặthàng | T5/2016 | 5T/2016 | +/-(%) 5T/2016 với so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 859.669.512 | 4.197.621.156 | +37,3 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 253.965.359 | 1.062.789.028 | +222,9 |
Hàng dệt, may | 89.095.557 | 764.896.113 | +16,3 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 91.450.656 | 446.363.015 | +88,3 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 48.090.223 | 238.896.214 | +39,9 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 51.701.806 | 225.319.540 | +17,7 |
Hàng thủy sản | 50.086.631 | 205.238.924 | -2,1 |
Giày dép các loại | 26.231.469 | 137.584.383 | -1,4 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 18.870.486 | 109.052.516 | -18,5 |
Xơ, sợi dệt các loại | 21.715.317 | 95.359.681 | +20,0 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 12.852.864 | 63.857.649 | +1,7 |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù | 6.953.746 | 53.636.252 | +16,0 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 9.048.130 | 52.237.120 | +66,6 |
Hàng rau quả | 8.206.252 | 35.440.845 | +25,7 |
Dây điện và dây cáp điện | 7.235.946 | 34.596.854 | +25,7 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 6.402.808 | 34.411.391 | -20,5 |
Sản phẩm từ sắt thép | 6.079.674 | 33.031.494 | +6,4 |
Sắt thép các loại | 13.307.728 | 31.548.979 | +70,0 |
Sản phẩm hóa chất | 5.651.007 | 31.142.953 | +70,8 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 5.788.996 | 28.595.565 | -10,9 |
Dầu thô | 27.863.320 | 27.863.320 | -50,6 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 4.936.118 | 26.310.786 | +7,0 |
Cà phê | 4.891.409 | 22.795.271 | -5,7 |
Hạt tiêu | 3.621.782 | 19.340.840 | -5,1 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 3.314.315 | 15.967.916 | +93,2 |
Cao su | 2.779.328 | 14.977.774 | +7,1 |
Sản phẩm từ cao su | 3.270.973 | 14.166.822 | +4,0 |
Xăng dầu các loại | 947.945 | 13.113.189 | +396,3 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 1.509.303 | 9.684.420 | +25,3 |
Hóa chất | 3.142.172 | 9.575.998 | +3,1 |
Phân bón các loại | 53.460 | 8.688.681 | -53,6 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn | 3.894.260 | 8.221.118 | -49,2 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 1.471.343 | 7.715.502 | +53,8 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 2.001.514 | 7.165.870 | +18,6 |
Sản phẩm gốm, sứ | 1.216.789 | 6.322.695 | -10,3 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 1.598.026 | 6.032.453 | +43,0 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 1.152.478 | 5.010.722 | +30,3 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy | 501.380 | 3.075.840 | -14,4 |
Than đá | 1.785.253 | 2.667.848 | -82,2 |
Chất dẻo nguyên liệu | 333.438 | 2.551.342 | -41,5 |
Quặng và khoáng sản khác | 313.275 | 1.578.315 | -69,9 |
Theo Vinanet