Luật Ngân sách nhà nước 2015 với 12 chương, 76 Điều đã quy định một số điểm mới cơ bản mang tính đột phá trong công tác quản lý tài chính – ngân sách nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc huy động, phân bổ nguồn lực tài chính quốc gia một cách hiệu quả...
Sau Trung Quốc, hàng Thái Lan đang "đổ bộ" vào Việt Nam
- Cập nhật : 19/12/2015
(Kinh te)
Khi AEC được hình thành, nhiều sản phẩm của Thái Lan, Malaysia… sẽ tràn vào Việt Nam với thuế suất bằng 0%. Thái Lan, Malaysia đang có những nỗ lực rất lớn trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam.
Năm 2015 được coi là năm hội nhập của Việt Nam với việc kết thúc đàm phán hiệp định "thế kỷ" TPP, cũng như đã và đang đi đến ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do lớn như FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – EU…
Ngày 31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng chính thức hình thành và hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập sâu rộng, cơ hội luôn đan xen với thách thức, đặc biệt là với một số ngành đang tăng trưởng như ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, thị trường nội địa sẽ không còn là thị trường của riêng doanh nghiệp Việt Nam.
“Khi AEC được hình thành, nhiều sản phẩm của Thái Lan, Malaysia… sẽ tràn vào Việt Nam với thuế suất bằng 0%. Thái Lan, Malaysia đang có những nỗ lực rất lớn trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Indonesia và Philipines cũng đã có những sáng kiến rất tích cực” – TS Lê Đăng Doanh chia sẻ.
Theo ông Doanh, ngành hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam rất đa dạng, không chỉ hàng công nghiệp mà còn có hàng nông nghiệp như thịt cá, rau củ quả… Gần đây, một số mặt hàng công nghiệp như đồ điện tử, điện thoại di động cũng được xếp vào nhóm hàng tiêu dùng nhanh do mức độ phổ biến, tiêu dùng cao, thời gian trưng bày thấp, thời gian luân chuyển nhanh.
Các mặt hàng sữa tươi, sữa chua của Việt Nam sẽ có khả năng trụ vững. Tuy nhiên, mặt hàng sữa bột sẽ khó cạnh tranh do các nước Châu Âu có chính sách trợ giúp người nuôi bò. Chẳng hạn, một ngày 1 người nuôi bò được trợ giúp 1,5 euro nên giá các mặt hàng phomat, sữa… rất rẻ. Khi FTA Việt Nam – EU có hiệu lực, các mặt hàng này của Việt Nam sẽ phải chịu cạnh tranh lớn.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng, một điều đáng lưu ý là chúng ta đang nhập khẩu rất nhiều hàng hóa của Trung Quốc. Theo số liệu ghi nhận, Việt Nam đang nhập của Trung Quốc nhiều hơn con số thống kê công bố tới 20 tỷ USD. Dù tính theo phương pháp nào và có sự chênh lệch thì lượng hàng Trung Quốc qua biên giới Việt Nam cũng là quá lớn.
“Bộ Công thương cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ chính sách quản lý đối với người dân vùng biên giới được quyền mua hàng qua biên giới Trung Quốc tối đa 2 triệu đồng không phải đóng thuế” – vị chuyên gia này kiến nghị.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng cho rằng, chúng ta vẫn còn lỗ hổng trong quản lý, chưa có hiệp định hợp tác khu vực toàn diện, hàng Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn ở các tỉnh vùng biên giới của Việt Nam. Do vậy, nên có những đề án đặc biệt và chính sách hỗ trợ chi phí vận tải để hàng Việt Nam có thể đến được các vùng biên giới, nông thôn.
Đồng thời, cũng theo ông Doanh, AEC có thể là một cộc mốc lịch sử đối với Việt Nam. Từ ngày 1/1/2016 doanh nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh với các nước ASEAN như thế nào khi hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn di chuyển tự do; thậm chí nguồn lao động có tay nghề từ các nước ASEAN cũng di chuyển tự do sang Việt Nam.
Tại TP.HCM hoa quả Thái Lan đã tràn ngập thị trường. Số liệu thống kê cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập rau quả của Thái Lan lên đến 132 triệu USD. Nhiều gia đình ưu tiên sử dụng gạo Thái Lan thay gạo Việt Nam vì sợ gạo Việt Nam có hóa chất. Do vậy cần sớm đưa ra thông điệp và các chương trình hành động sản xuất gạo an toàn.
Ông Doanh cho rằng, việc lạm dụng hóa chất vào nông nghiệp như chất tạo nạc là sự đầu độc cả xã hội một cách hợp pháp. Chất tạo nạc còn nguy hiểm hơn ma túy bởi ma túy chỉ có người nào sử dụng nó thì mới nguy hiểm. Vô hình chung, người nông dân đang tự đẩy hàng nông sản của mình ra khỏi thị trường.
“Việt Nam đang hội nhập trong tình hình như thế nào? Tổng GDP của Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 194 nền kinh tế. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 2052 USD/người, xếp thứ 116/194 nước. Tuy nhiên, GDP dựa trên đầu tư nước ngoài rất nhiều. Về xuất nhập khẩu, Việt Nam là một trong những nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore” – TS Doanh chia sẻ.
Ngoài ra, ông Doanh cũng dẫn số liệu của Diễn đàn kinh tế thế giới cho thấy, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam thời gian qua đã tăng như thể chế vẫn xếp hạng thấp. Tham nhũng và chi phí lót tay vẫn làm khó doanh nghiệp.
“Điều này cần những nỗ lực và cải cách thể chế lớn hơn để doanh nghiệp có thể kinh doanh hiệu quả với chi phí và thời gian thấp hơn. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao khả năng phản ứng và đối phó với các cú sốc của thế giới” – TS Lê Đăng Doanh khẳng định.