tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 29-06-2016

  • Cập nhật : 29/06/2016

Thủ tướng Campuchia phản đối ASEAN ủng hộ phán quyết 'đường lưỡi bò'

Ông Hun Sen nêu lại quan điểm không ủng hộ việc Tòa trọng tài Thường trực ra phán quyết về Biển Đông và nói sẽ phản đối bất cứ tuyên bố nào của ASEAN ủng hộ phán quyết.
thu tuong campuchia hun sen. anh: afp

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: AFP

"Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) không ủng hộ và hơn nữa, phản đối bất cứ tuyên bố nào của ASEAN trong việc ủng hộ quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực", Khmer Times dẫn lời Thủ tướng Hun Sen hôm nay nói, đề cập đến tranh chấp Biển Đông. Ông Hun Sen phát biểu nhân kỷ niệm 65 năm thành lập đảng CPP ở thủ đô Phnom Penh. 

Thủ tướng Campuchia cho rằng một số nước bên ngoài "gây sức ép lên các thành viên ASEAN" kể cả trước khi tòa án ra phán quyết, cho rằng điều đó "sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa bản thân các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc".

Thủ tướng Campuchia nhắc lại quan điểm không can thiệp của nước này trong vấn đề Biển Đông, tin rằng vấn đề "nên được giải quyết giữa các nước liên quan". Ông Hun Sen cũng cho rằng Campuchia "hết lần này đến lần khác là nạn nhân của vấn đề Biển Đông". Đây là lần thứ ba trong vòng hơn một tuần qua ông Hun Sen và đảng CPP có tuyên bố tương tự.

Sau một hội nghị giữa các ngoại trưởng ASEAN với Trung Quốc ở Côn Minh trung tuần tháng này, không có tuyên bố chung nào được đưa ra, thay vào đó các nước ASEAN đưa ra quan điểm riêng rẽ. Báo chí các nước như Singapore cho rằng Campuchia là yếu tố khiến khối không đưa ra được văn bản trên. Ông Hun Sen sau đó bác bỏ. 

Tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến nhiều nước trong ASEAN và Trung Quốc. Nhiều nước trong hiệp hội ủng hộ quan điểm giải quyết đa phương bằng các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế. Điều đó có thể hiểu bao gồm các tiến trình đàm phán và tiến trình pháp lý. 

Năm 2013, Philippines gửi đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan về yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. PCA dự kiến đưa ra phán quyết về vụ kiện vào đầu tháng 7, bất chấp việc Trung Quốc khăng khăng không theo kiện và đòi bác bỏ quyết định của tòa.

Trước thềm phán quyết của PCA, Trung Quốc đã phát động chiến dịch lôi kéo sự ủng hộ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Bắc Kinh nói rằng có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của họ, trong đó chủ yếu là các nước ở châu Phi, Trung Đông và Trung Á. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tên trong danh sách đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố này của Trung Quốc.

Hồi tháng 4, Campuchia cũng bác thông tin của Trung Quốc cho rằng nước này đã đạt được thỏa thuận riêng với 3 nước Đông Nam Á gồm Lào, Campuchia, Brunei về vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc là một trong những đối tác lớn nhất của Campuchia trong quan hệ hợp tác kinh tế và quốc phòng. Ngoài các dự án đầu tư nhiều triệu USD, Bắc Kinh gần đây còn tăng cường viện trợ quân sự cho Phnom Penh với các thỏa thuận mua sắm vũ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo huấn luyện có giá trị lớn.(VNEX)


Mỹ, Nhật, Hàn tập trận phòng thủ tên lửa đạn đạo chung

Đây là cuộc tập trận phòng thủ tên lửa đạn đạo chung của ba nước Mỹ, Nhật, Hàn, nhằm sẵn sàng đối phó với Triều Tiên.

Nhật báo quân sự Mỹ Stars and Stripes ngày 27-6 cho biết ba nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc vừa tiến hành cuộc tập trận phòng thủ tên lửa đạn đạo chung đầu tiên.

Cuộc tập trận có tên Rồng Thái Bình Dương, nhằm mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa hai láng giềng châu Á Nhật và Hàn Quốc sẵn sàng đối phó với nguy cơ tấn công từ Triều Tiên.

Stars and Stripes dẫn thông tin từ hải quân Mỹ cho biết tham gia tập trận có tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS John Paul Jones, tàu khu trục USS Shoup. Bên cạnh đó có nhiều tàu hải quân của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật và hải quân Hàn Quốc. Địa điểm tập trận là bãi phóng tên lửa Thái Bình Dương của Mỹ ở đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii (Mỹ).

Trong số ba tàu tham gia tập trận phòng thủ tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc có khu trục hạm lớp Hoàng đế Sejong - tàu khu trục hiện đại và lớn nhất của hải quân Hàn Quốc, một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết ngày 27-6.

Khu trục hạm Sejong và nhiều tàu hải quân khác của Hàn Quốc và Nhật đều có trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa.

ten lua dan duong sm-2 duoc phong tu tau khu truc uss john paul jones thang 11-2014. anh: stripes

Tên lửa dẫn đường SM-2 được phóng từ tàu khu trục USS John Paul Jones tháng 11-2014. Ảnh: STRIPES

Theo nội dung tập trận, tàu ba nước chia sẻ thông tin cần thiết để phát hiện và theo dõi việc bắn tên lửa của kẻ thù. Tuy nhiên, không có hành động bắn chặn thật nào trong cuộc tập trận này.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, cuộc tập trận này là một sự cảnh báo nhằm thẩm tra năng lực truy đuổi tên lửa đạn đạo, chia sẻ thông tin liên quan, cũng như phát triển niềm tin và sự hợp tác giữa ba nước.

Theo Stars and Stripes, cuộc tập trận Rồng Thái Bình Dương là một bước đi tích cực cho quan hệ ba nước, tuy nhiên cũng cho thấy sự bất đồng giữa Nhật và Hàn Quốc quanh tranh chấp lãnh thổ và lịch sử chiến tranh vẫn chưa thể dẹp bỏ.

Tại cuộc tập trận, hai bên Hàn Quốc và Nhật sẽ không trực tiếp trao đổi thông tin với nhau, thay vào đó nhờ đến trung gian là Mỹ, quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Theo Stars and Stripes, cuộc tập trận kết thúc vào ngày 28-6. Các tàu hải quân của Nhật và Hàn Quốc sẽ tiếp tục tham gia cuộc tập trận vành đai Thái Bình Dương vào tháng tới ở Hawaii.

Thời gian gần đây Triều Tiên thực hiện rất nhiều vụ phóng tên lửa. Gần đây nhất, tuần trước Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan bay xa 1.300 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.

Dự đoán sẽ có thêm nhiều vụ thử tên lửa nữa thể theo đe dọa của Triều Tiên. Ngoài ra Triều Tiên cũng cho biết đang phát triển đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa.


Tuyên bố "rợn người" của Tổng thống đắc cử Philippines

“Thử tưởng tượng, trong 6 năm, mỗi ngày tôi giết 10 người, vấn đề ma túy sẽ được giải quyết”, ông Rodrigo Duterte nói.


tong thong moi dac cu cua philippines rodrigo duterte. anh: afp

Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: AFP

Trước thềm tuyên thệ nhậm chức (30/6), Tổng thống đắc cử Philippines Rodrigo Duterte đã có chuyến viếng thăm thành phố Cebu ở miền Trung, một lần nữa nhấn mạnh phải truy quét ma túy mạnh mẽ để khôi phục trị an.

Theo tờ “Thương báo Philippines” ngày 28/6, tại đây, ông Duterte có bài diễn thuyết dài 45 phút bằng tiếng Cebu, khẳng định quyết tâm tận diệt vấn nạn ma túy.

Ông Duterte nói: “Nếu như bạn không dừng việc sử dụng, buôn bán ma túy, xin lỗi, tôi phải xin lỗi người nhà bạn trước, bởi bạn chỉ có con đường đường chết. Nếu tôi không giết bạn, bạn sẽ hại rất nhiều người”.

Vị Tổng thống tương lai của Philippines còn nhấn mạnh: “Thử tưởng tượng, trong 6 năm, mỗi ngày tôi giết 10 người, vấn đề ma túy sẽ được giải quyết”.

Nếu tính toán theo tuyên bố của ông Duterte, trong 6 năm tới , Philippines sẽ có khoảng 2.190.000 người bị giết.

Trong khi đó, báo cáo của cơ quan phòng chống ma túy Philippines, nước này hiện có khoảng 3 triệu người nghiện ma túy.

Rất nhiều người sau khi nghiện ma túy đã phạm tội nghiêm trọng như giết người, cướp giật hoặc xâm phạm tình dục…


Indonesia theo dõi sát tàu ngầm Trung Quốc qua eo Malacca

Hải quân Indonesia tuyên bố theo dõi sát các tàu ngầm, tàu chiến Trung Quốc đi qua Biển Đông để tới eo biển Malacca.
tau ngam, tau khu truc ten lua trung quoc di tren bien dong toi eo bien malacca. anh: sina.

Tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa Trung Quốc đi trên Biển Đông tới eo biển Malacca. Ảnh: Sina.

Trang Ocean-Fortune hôm qua cho biết hạm đội Nam Hải Trung Quốc điều tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, tàu cứu hộ đi ngang qua vùng biển Indonesia trên Biển Đông, tới eo biển Malacca ra Ấn Độ Dương. Phát ngôn viên hải quân Indonesia, đại tá Suji Tuo cho biết đây có thể là một phần của đội tàu hộ tống của Trung Quốc.

"Tàu chiến, tàu tuần tra, máy bay giám sát của Indonesia hôm 24/6 ghi nhận việc các tàu Trung Quốc đi qua vùng biển gần Banda Aceh. Tàu Trung Quốc có thể đi qua vô hại và thông báo với chúng tôi", đại tá Suji Tuo nói.

Truyền thông Indonesia cáo buộc đây là sự "thị uy" của Trung Quốc sau vụ tàu cá nước này bị bắn cảnh báo và bắt giữ tại Indonesia.

Tuy nhiên, ông Suji Tuo cho biết trong vụ việc này, Trung Quốc không vi phạm Công ước quốc tế về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Hôm 18/6, hải quân Indonesia bắn cảnh báo và bắt giữ một tàu cá Trung Quốc cùng 7 thuyền viên. Vụ việc gây căng thẳng giữa hai nước.

Indonesia gần đây tăng cường lực lượng bảo vệ vùng biển Natuna, giáp với Biển Đông. Năm 2015, Bắc Kinh thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Jakarta với quần đảo Natuna, nơi có 70.000 công dân Indonesia sinh sống, khi nói rằng "phía Trung Quốc không phản đối chủ quyền của Indonesia với quần đảo này". Tuy nhiên, trong vụ việc mới đây Trung Quốc lại dùng khái niệm "ngư trường truyền thống" để biện minh cho hành vi xâm nhập của các tàu cá nước này vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Trong một động thái hiếm thấy nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trên biển của mình, Tổng thống Indonesia Widodo hôm 24/6 đã chủ trì cuộc họp nội các ngay trên một chiếc tàu chiến đang tuần tra gần quần đảo Natuna.


Đài Loan thử tên lửa trên đất Mỹ để tránh Trung Quốc dòm ngó

Đài Loan có kế hoạch lần đầu tiên thử hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới nhất tại Mỹ vào tháng tới.

AFP ngày 27-6 dẫn nguồn tin cơ quan phòng vệ Đài Loan đưa tin, cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất sẽ được thực hiện tại Bãi phóng tên lửa White Sands, bang New Mexico vào đầu tháng 7. Động thái này nhiều khả năng khiến Bắc Kinh tức giận, dù nó được lên kế hoạch từ trước khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền lãnh đạo Đài Loan hồi tháng 5 vừa qua.

Tờ Liberty Times cho biết đơn vị tên lửa của Đài Loan tham gia cuộc tập trận tại Mỹ vào tháng tới sẽ bắn hai tên lửa để đánh chặn một tên lửa được quân đội Mỹ phóng lên, với nội dung giả lập tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.

he thong ten lua pac-3 cua luc luong phong ve nhat ban. anh:afp

Hệ thống tên lửa PAC-3 của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh:AFP

Theo một nguồn tin quân sự ở Đài Loan, vụ thử được tiến hành ở Mỹ nhằm tránh để Trung Quốc thu thập thông tin và cũng do những quy định về không gian ở vùng lãnh thổ này. Hiện Viện Mỹ tại Đài Loan, cơ quan thực tế hoạt động như Đại sứ quán Mỹ tại vùng lãnh thổ này, chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin vụ thử này.

Dù chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc sau khi công nhận Bắc Kinh hồi năm 1979 nhưng tới nay Mỹ vẫn là đồng minh quan trọng nhất và là quốc gia cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan. Tờ Liberty Times của Đài Loan cho biết hệ thống PAC-3 được Đài Loan mua từ Mỹ hồi năm 2008 và vụ thử sắp tới trên đất Mỹ đã được chính phủ nước này thông qua hồi năm ngoái.

Quan hệ Trung - Đài lạnh nhạt đi nhanh chóng dưới thời tân lãnh đạo Thái Anh Văn, người giữ chức từ tháng 5.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục