tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 18-02-2016

  • Cập nhật : 18/02/2016

Nhật quan ngại trước tin Trung Quốc điều tên lửa ra Hoàng Sa

Tokyo bày tỏ quan điểm khi truyền thông Mỹ đưa tin Bắc Kinh điều tên lửa, khẳng định không chấp nhận hành động vì mục đích quân sự ở Biển Đông.
chanh van phong noi cac nhat ban yoshihide suga. anh: bloomberg

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Bloomberg

Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản hôm nay cho rằng Trung Quốc đang tìm cách thay đổi tình hình, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng việc cải tạo đất nhanh chóng và với quy mô lớn, xây dựng căn cứ ở khu vực, sử dụng cho các mục đích quân sự. Đó là mối quan ngại chung của cộng đồng quốc tế, theo CNN.

"Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những hành động như vậy và muốn nhấn mạnh lại là Nhật Bản không thể chấp nhận", ông Suga nói.

Fox News hôm nay dẫn ảnh chụp từ vệ tinh dân sự cho biết quân đội Trung Quốc đã điều động các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

8 bệ phóng tên lửa đất đối không cùng một hệ thống radar được đưa đến Phú Lâm trong tuần trước. Hệ thống này có tầm bắn 200 km, tạo ra mối đe dọa cho mọi loại phi cơ, dù là dân sự hay quân sự, bay gần khu vực.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không hoàn toàn bác bỏ thông tin, mặc dù nói rằng đây là một "nỗ lực dựng chuyện của các hãng truyền thông phương Tây".

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết các thiết bị phòng vệ đã được lập ra ở "những đảo và đá liên quan" trong nhiều năm và cho rằng thông tin của một số phương tiện truyền thông phương Tây là "phóng đại".

Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam luôn khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.


Ấn Độ thử tên lửa Prithvi-II mang đầu đạn 1.000kg

 Ngày 16-2, Ấn Độ đã thử tên lửa Prithvi-II có khả năng mang đầu đạn nặng tới 1.000kg. Đây là tên lửa do nước này tự chế, sử dụng hai động cơ đẩy dùng nhiên liệu lỏng.  

ten lua prithvi-ii duoc phong tu bai thu o bang odisha - anh: ndtv

Tên lửa Prithvi-II được phóng từ bãi thử ở bang Odisha - Ảnh: NDTV

"Tên lửa được phóng từ bãi thử ở Odisha..., vụ thử đã thành công", các nguồn tin quốc phòng tuyên bố.

Theo NDTV, Prithvi-II là tên lửa đất đối đất do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ phát triển. Nó có tầm bắn 300km và có khả năng mang tới 1.000kg đầu đạn.

Nó sử dụng hệ thống dẫn đường tân tiến với thời gian bay 483 giây và có thể đạt đến cao tối đa 43,5km.

Đây là một trong năm tên lửa được phát triển theo Chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tích hợp của Ấn Độ. Lần thử thành công gần đây nhất của loại tên lửa này là vào tháng 11-2015 tại bãi thử ở bang Odisha.


Hàn kêu gọi tẩy chay nhà hàng Triều Tiên 'khắp thế giới'

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khuyến cáo công dân nước này không đến các nhà hàng của Triều Tiên ở các nước, một động thái trả đũa mới với vụ phóng tên lửa.
mot ca si tang hoa cho khach trong nha hang trieu tien o tinh lieu ninh, trung quoc. anh minh hoa: ap

Một ca sĩ tặng hoa cho khách trong nhà hàng Triều Tiên ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AP

Thông báo được Hàn Quốc đưa ra hôm nay cũng cho rằng việc người dân đến các nhà hàng của Triều Tiên không phải là hành vi phạm pháp, theo AP.

Giới quan sát nhận định hành động này mang tính biểu tượng, cho thấy quan điểm cứng rắn hơn của Seoul từ khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa hôm 7/2.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm qua cáo buộc các hành động của Triều Tiên cho thấy nước này không muốn có hòa bình, cảnh báo sự sụp đổ của chính quyền Triều Tiên. Washington cũng kêu gọi các nước cần có các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính nghiêm khắc hơn với Bình Nhưỡng.

Mỹ và Hàn Quốc cho rằng vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên thực tế là để thử nghiệm tên lửa tầm xa, vi phạm các nghị quyết cấm sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Seoul hôm 10/2 tuyên bố dừng hoạt động ở Khu công nghiệp Kaesong, một biểu tượng cho hợp tác giữa hai miền suốt hơn 10 năm qua.

Ước tính Triều Tiên có khoảng 130 nhà hàng ở các nước, gồm 100 cửa hàng ở Trung Quốc, còn lại là ở Nga, Đông Nam Á và Nam Á, theo một quan chức tình báo Hàn Quốc giấu tên. Hệ thống này được cho là mang lại cho Bình Nhưỡng khoảng 100 triệu USD mỗi năm.


Vì sao tuyên bố chung Mỹ - ASEAN không nhắc tới Biển Đông

Việc các lãnh đạo Mỹ và ASEAN không đề cập các hành động của Trung Quốc hay Biển Đông trong tuyên bố chung Sunnylands cho thấy sự bất đồng tồn tại trong ASEAN, theo các nhà phân tích. 
tong thong my va lanh dao cac nuoc asean tham gia hoi nghi. anh: reuters.

Tổng thống Mỹ và lãnh đạo các nước ASEAN tham gia hội nghị. Ảnh: Reuters.

Ngày 17/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung sau hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN ở Sunnylands, California, trong đó nhấn mạnh trật tự khu vực thượng tôn pháp luật và các vấn đề các bên cùng quan tâm.

Theo bình luận viên Albert Wei của TodayOnline, Tuyên bố Sunnylands là tập hợp những nguyên tắc và mục tiêu đã được các lãnh đạo nhất trí, đóng vai trò định hướng cho mối quan hệ Mỹ - ASEAN trong thời gian tới. Nguyên tắc nổi bật trong văn kiện này chính là tinh thần tôn trọng lẫn nhau về chủ quyền của mỗi quốc gia, sự thịnh vượng chung ở Vành đai Thái Bình Dương, và thúc đẩy những nền kinh tế mở trong khu vực.

Trong tuyên bố này, các lãnh đạo cam kết duy trì hòa bình, an ninh và sự ổn định, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm cả quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như phi quân sự hoá và tự kiềm chế trong các hoạt động trong khu vực. Tuy nhiên, bản tuyên bố chung không đề cập trực tiếp đến tranh chấp trên Biển Đông, dù đây được giới chuyên gia dự đoán là một chủ đề nóng của hội nghị.

Xem bản dịch Tuyên bố SunnylandsHãng Nikkei dẫn lời các nguồn tin ASEAN cho biết trong hội nghị, Mỹ và ASEAN đã cùng thảo luận về việc có đề cập đến Biển Đông như một khu vực đang diễn ra tranh chấp lãnh thổ trong bản tuyên bố chung hay không. Ông Obama cũng hối thúc các lãnh đạo ASEAN cùng phối hợp để đảm bảo rằng Bắc Kinh giữ lời hứa không quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, theo một nguồn tin ngoại giao.

ong obama phat bieu trong cuoc hop bao sau hoi nghi. anh: reuters.

Ông Obama phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, bản tuyên bố chung cuối cùng đã không đề cập đến tên vùng biển này. Theo các nguồn tin, một số nước thành viên ASEAN thân cận với Trung Quốc đã phản đối việc đưa Biển Đông vào tuyên bố chung, thể hiện những bất đồng vẫn còn hiện hữu trong nội bộ ASEAN về những tranh chấp chủ quyền trên vùng biển này.

"Việc tuyên bố chung sau hội nghị không đề cập đến các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông hàm chứa nhiều điều", Josh Kurlantzick, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận định. "Nó cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng ở Đông Nam Á về cách thức đối phó với Trung Quốc, và về biện pháp đáp trả chiến lược trên biển của Bắc Kinh".

Hy vọng của lãnh đạo một số quốc gia về một bản tuyên bố riêng về tình hình trên Biển Đông cũng không trở thành hiện thực sau hội nghị. Việc bản tuyên bố chung Sunnylands không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc được coi là một thắng lợi ngoại giao của Bắc Kinh, nước đã vận động hành lang ngăn chặn việc đưa ra tuyên bố riêng tại Sunnylands liên quan đến các vùng biển tranh chấp, theo TodayOnline.

Những hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp và xây dựng các công trình quân sự trên những hòn đảo này ở Biển Đông đã làm dấy lên những quan ngại về tự do hàng hải trong khu vực. Những tháng gần đây, Mỹ đã thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải áp sát đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp và chiếm đóng trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa.

Phát biểu sau hội nghị, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng bản tuyên bố chung này phản ánh cách thức "Mỹ đánh giá tầm quan trọng quan hệ đối tác với ASEAN".

"Chính quyền Obama muốn làm tất cả những gì có thể để cụ thể hóa mối quan hệ này, để trong chính quyền tiếp theo, dù tổng thống kế nhiệm là ai, thuộc đảng nào, họ cũng sẽ coi đây là bước đi tiếp theo, và nó sẽ có lợi cho cả ASEAN lẫn Mỹ", ông Lý nói.

Ông Lý Hiển Long cho rằng Sunnylands không phải là nơi duy nhất có thể bàn về vấn đề Biển Đông, bởi các vấn đề an ninh chung, trong đó có các tranh chấp ở vùng biển chiến lược này, là chủ đề rất được quan tâm trong các cuộc gặp giữa các lãnh đạo Mỹ và ASEAN.

"Cách phản ứng với vấn đề Biển Đông không chỉ là những tuyên bố miệng. Đó là cách các nước hành động trên thực địa, cách họ hợp tác, đàm phán với nhau và đưa ra những giải pháp thực tiễn cho phép các thành viên ASEAN tiếp tục hòa hợp với nhau dù còn có những bất đồng hay quan điểm trái ngược về những vấn đề như Biển Đông", ông Lý nói


Trung Quốc nên sẵn sàng cho cuộc chiến với Triều Tiên

Một cố vấn quân sự Trung Quốc cảnh báo rằng Trung Quốc nên sẵn sàng cho cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Business Insider, phát biểu trước tình hình an ninh đang suy thoái sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây cho phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh vào quỹ đạo, trung tướng Wang Haiyun said - từng là tùy viên quân sự của Trung Quốc tại Nga, hiện đang là cố vấn cấp cao tại Nhóm nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Trung Quốc  - nhận định rằng Trung Quốc phải có những biện pháp ứng phó mạnh mẽ trước những mối đe dọa mà nước này đang đối mặt.

 nha lanh dao trieu tien kim jong un. (nguon: business insider)

 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. (Nguồn: Business Insider)

“Trung Quốc phải điều chỉnh việc triển khai lực lượng dọc biên giới phía đông bắc và chuẩn bị cho mọi mối nguy cơ tiềm ẩn về mặt quân sự lẫn ngoại giao càng sớm càng tốt” - tờ Global Times dẫn lời cảnh báo của ông Wang hôm 16-2.

Theo ông Wang, những đe dọa mà Bắc Kinh đang đối mặt bên cạnh các cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên còn bao gồm việc Mỹ quyết định đưa tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tới các căn cứ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như việc triển khai hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo tới Hàn Quốc.

Những cảnh báo này của ông Wang được đưa ra khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc  Zhang Yesui cam kết ủng hộ mạnh mẽ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc trừng phạt Bình Nhưỡng trước đợt phóng tên lửa cũng như các vụ thử hạt nhân của nước này.

Cũng trong bài báo đăng trên tờ Global Times, ông Wang cho hay Trung Quốc cần lên kế hoạch đối phó với nguy cơ ô nhiễm hạt nhân lan tràn biên giới nếu Mỹ, Nhật hoặc Hàn Quốc định không kích các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, ông cũng nói rằng Trung Quốc cần chuẩn bị cho một làn sóng người tị nạn đến từ Triều Tiên.

Ông Wang nói tiếp, Bắc Kinh phải thuyết phục Bình Nhưỡng cho bằng được việc ngưng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, đồng thời còn cảnh báo Triều Tiên sẽ đối mặt với một “thảm họa quốc gia” một khi chiến tranh nổ ra.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục