Trung Quốc sẽ cải tổ trong năm 2017?
Nga - NATO khẩu chiến về lá chắn tên lửa ở châu Âu
Tàu Trung Quốc “cướp” cá tận châu Phi
“Tên lửa mới của Mỹ sẽ được đặt tại Ba Lan”
Hàn Quốc: Luật chống tham nhũng bị phàn nàn
John McCain: ‘Mỹ nên trừng phạt Trung Quốc vì vấn đề biển Đông’
- Cập nhật : 24/02/2016
(Tin kinh te)
Thượng nghị sĩ John McCain - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 23-2 cho hay Mỹ nên cân nhắc áp dụng lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc và thực hiện các biện pháp khác trong bối cảnh nước này gây ngày càng hung hăng trong vấn đề biển Đông.
Đến lúc trừng phạt Bắc Kinh
“Tôi nghĩ đã đến lúc chính phủ Mỹ nên tung ra các lệnh trừng phạt thích hợp đối với các công ty Trung Quốc có liên quan đến hoạt động cải tạo đất liền trái phép ở biển Đông, vốn gây bất ổn và tàn phá môi trường trên diện rộng ở vùng biển này” - hãng tin Sputnik dẫn lời ông McCain nhấn mạnh.
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng đã cảnh báo rằng ông cảm thấy lo lắng trước việc Trung Quốc “cố đuổi một nước nào đó” ra khỏi vùng biển Đông như bãi Cỏ Mây chẳng hạn, hoặc sẽ cố xây dựng cơ sở hạ tầng mới tại những địa điểm như bãi cạn Scarborough.
Để ứng phó trước các hoạt động này, ông McCain kêu gọi Washington “xem xét làm rõ” cách lực lượng Mỹ hoặc Philippines sẽ ứng phó trước một cuộc tấn công trên vùng biển này.
“Chúng ta cũng nên xem xét các biện pháp tiếp theo nhằm nâng cao vị thế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tài trợ cho các cuộc tập trận bổ sung, lắp đặt trước các trang thiết bị và đạn dược bổ sung, cũng như xây dựng năng lực đối tác trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương” - ông McCain nói.
Điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ trong ngày 23-2, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris cho rằng TQ rõ ràng đang quân sự hóa biển Đông.
Trừng phạt như thế nào cho đúng?
Theo The National Interest, trong hơn năm năm qua, Mỹ đã cố gây ảnh hưởng lên cách ứng xử của Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi biện pháp đáp trả các hoạt động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh từ gián điệp kinh tế cho tới xây đảo nhân tạo ở biển Đông đề không hiệu quả. Hiện nay, giới chức Mỹ đang cân nhắc lựa chọn mới là trừng phạt kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc mới đây đã điều máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã điều tên lửa tới đảo này (Ảnh: AFP)
Với việc thừa nhận sự cần thiết phải có nhiều lựa chọn chính sách hiệu quả hơn, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ban hành mệnh lệnh hành pháp để Bộ Tài chính Mỹ có thể trừng phạt các tổ chức của chính phủ và ngoài chính phủ, trong đó các doanh nghiệp Trung Quốc, tiến hành các hoạt động không gian mạng độc hại.
Năm ngoái, chính quyền Obama đã dọa áp đặt lệnh trừng phạt lên nhiều cá nhân Trung Quốc trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tương tự như vậy, nhiều ứng cử viên tổng thống cũng đã đề nghị Mỹ trừng phạt các cơ quan, doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan đến các cuộc tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu kinh tế.
Tuy nhiên, theo bài báo đăng trên The National Interest, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên nhận ra rằng trừng phạt mở rộng đối với Trung Quốc là không khôn ngoan và bất khả thi. Bởi trước hết, mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung là “quá lớn không thể bẻ gãy”.
Ngoài ra, không giống như Iran hay Nga - những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng - nền kinh tế Trung Quốc đa dạng hơn nhiều và có khả năng “co giãn” tốt trước các lệnh trừng phạt.
Thậm chí ngay cả khi lệnh trừng phạt được áp đặt, Trung Quốc vốn có sức nặng về kinh tế và ảnh hưởng về chính trị sẽ “đánh bật” và gây thiệt hại thực sự cho các công ty Mỹ lẫn các lợi ích lớn hơn của nước Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ đã và đang đưa ra nhiều lựa chọn kinh tế có mục tiêu nhằm định hình hành vi của Trung Quốc. Những lựa chọn này cần được giới hạn và được sử dụng để ngăn chặn hoặc đảo ngược các hoạt động cụ thể gây mất ổn định do các cá nhân, công ty, doanh nghiệp Trung Quốc gây ra.
Mặc dù những lựa chọn này chưa hoàn hảo nhưng chúng có thể tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách ứng phó tốt hơn so với việc đe dọa dùng vũ lực quân sự.
Ngọc Như
Theo Plo.vn