tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 24-02-2016

  • Cập nhật : 24/02/2016

Triều Tiên dọa tấn công phủ đầu Mỹ, Hàn Quốc

Triều Tiên hôm nay chỉ trích cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn Quốc sắp diễn ra, cảnh báo sẽ tấn công phủ đầu cả hai nước nếu có sự khiêu khích vũ trang.
lanh dao trieu tien kim jong-un. anh: reuters.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.

Hàn Quốc và Mỹ tháng tới sẽ bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung thường niên lớn nhất để đáp trả việc Triều Tiên gần đây thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo.

Triều Tiên cho rằng cuộc tập trận sẽ thực hành "chiến dịch chặt đầu" nhằm vào giới lãnh đạo nước này và các bước để vô hiệu hóa tên lửa cùng vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, theo AFP.

Chỉ cần một "dấu hiệu nhỏ" cho thấy lực lượng đặc nhiệm có ý định thực hiện chiến dịch như vậy, các đợt tấn công phủ đầu "chiến lược và chiến thuật" sẽ được phát động, quân đội Triều Tiên cảnh báo. Mục tiêu chính sẽ là Nhà Xanh, phủ tổng thống của Hàn Quốc.

Triều Tiên còn dọa tấn công các căn cứ Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và lãnh thổ Mỹ. Bình Nhưỡng tuyên bố sở hữu "những biện pháp tấn công tối tân và uy lực nhất thế giới", đủ khả năng "giáng đòn chí mạng lên lãnh thổ Mỹ vào bất cứ lúc nào".

Triều Tiên cho rằng cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc mang tên Giải pháp Then chốt/Đại bàng Non là diễn tập tấn công nước này. Seoul và Washington tuyên bố đây là hoạt động chỉ mang tính phòng vệ.


Mỹ tố cáo radar trên đảo nhân tạo, Trung Quốc hung hăng

Ngày 23-2, Trung Quốc tiếp tục có những tuyên bố hung hăng và sai trái khi bị báo chí quốc tế truy vấn về vụ triển khai radar trên các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở biển Đông.

thap radar trung quoc xay trai phep tren da ga ven - anh: csis

Tháp radar Trung Quốc xây trái phép trên Đá Ga Ven - Ảnh: CSIS

Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định “đã triển khai các cơ sở quân sự cần thiết một cách hợp pháp” trên các đảo nhân tạo nước này bồi lấn và xây dựng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết Trung Quốc xây nhiều cơ sở radar bất hợp pháp trên bốn đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng và xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tỏ ra mập mờ khi cho biết “không nắm rõ thông tin chi tiết” về vụ xây dựng các cơ sở radar trên đảo nhân tạo, nhưng cũng nhấn mạnh những lời lẽ sai trái một cách ngang ngược: “Trung Quốc có quyền xây dựng trên lãnh thổ chúng tôi”.

Bà Hoa cũng trơ tráo cáo buộc Mỹ “lợi dụng” quyền tự do hàng hải để thực hiện các cuộc tuần tra trên biển Đông.

“Mỹ nói về tự do hàng hải, nhưng tôi cho rằng trên thực tế nước này muốn bá quyền hàng hải” - bà Hoa cáo buộc.

Hôm qua, bà Hoa so sánh vô lý việc Trung Quốc triển khai vũ khí trên biển Đông “cũng giống như Mỹ xây dựng các cơ sở quân sự ở đảo Hawaii”.

Mới đây, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest bác bỏ lập luận giả dối này. “Không có nước nào đòi chủ quyền Hawaii cả” - ông Earnest nói.

Rạng sáng mai, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ hội kiến người đồng cấp Mỹ John Kerry tại Washington DC. Trước đó, Tân Hoa Xã đăng bài xã luận với tuyên bố hiếu chiến: “Trung Quốc sẽ không nhượng bộ về chủ quyền lãnh thổ”.

Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Malcolm Davis thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc nhận định Trung Quốc đang chơi chiêu tự tô vẽ mình là “nạn nhân” trong các tranh chấp lãnh thổ.

Ông cảnh báo chính quyền Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng trên biển Đông. 


Wikileaks tố NSA nghe lén tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Trang mạng Wikileaks đã công bố một tài liệu tối mật hé lộ việc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) bí mật theo dõi các cuộc gặp cá nhân của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, trong đó có Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng như thủ tướng Ý và Israel.

RT dẫn tài liệu mới được Wikileaks tiết lộ cho hay NSA đã nghe lén các cuộc gặp cấp cao về biến đổi khí hậu, kinh tế toàn cầu, thậm chí “cách ứng phó với Tổng thống Mỹ Barack Obama”.

Theo đó, một trong những tiết lộ của Wikileaks là việc NSA đã nghe lén cuộc họp riêng giữa Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và Thủ tướng Đức Angela Merkel khi họ thảo luận cách ứng phó biến đổi khí hậu. Theo thông cáo báo chí của Wikileaks, mục tiêu của việc nghe lén này là để bảo vệ lợi ích dầu mỏ của Mỹ.

“Ngày nay chúng tôi muốn cho mọi người thấy các cuộc họp riêng tư của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon về cách cứu hành tinh này trước sự biến đổi khí hậu đã bị một quốc gia nghe lén nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của các tập đoàn dầu mỏ lớn nhất của nước này” - Julian Assange, nhà sáng lập kiêm chủ bút của trang mạng Wikileaks nói.

wikileaks cho hay cac cuoc gap rieng tu cua tong thu ky lien hiep quoc ban ki-moon bi nsa nghe len (anh: rt)

Wikileaks cho hay các cuộc gặp riêng tư của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bị NSA nghe lén (Ảnh: RT)

Ngoài ra, những tài liệu tối mật này cũng “vạch trần” NSA bí mật theo dõi các cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới khác, trong đó có cuộc gặp giữa Thủ thướng Israel Netanyahu và Thủ tướng Ý Berlusconi vào năm 2010 mà tại đây, ông Netanyahu cam kết giúp ông Berlusconi ứng phó với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Không dừng lại ở đó, NSA còn bị cho là nghe lén một cuộc họp khác liên quan tới Bộ trưởng thương mại Nhật Bản và EU đặc trách việc thảo luận các thỏa thuận cuối cùng nằm trong chương trình đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hơn nữa, NSA còn bị tố nghe lén một cuộc đối thoại bí mật giữa cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi.

Theo báo cáo, các nhân viên tình báo Mỹ được cho là lén theo dõi các đường dây điện thoại của các đại diện khu vực của Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc, trong đó có Bernard Doyle, đại diện khu vực của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Trung Á.

Wikileaks cũng tiết lộ rằng NSA đã nhắm vào một đường dây điện thoại của Thụy Sĩ thuộc quyền của Giám đốc  bộ phận Kỷ luật của WTO Johann Human.

Wikileaks nổi tiếng với các vụ tiết lộ các tài liệu bí mật cho thấy sự lạm dụng và “dài tay” của chính quyền Mỹ, bao gồm thông tin về cuộc hành quân của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, một phần thông tin bí mật về đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, và tài liệu mà giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) lưu trữ trong tài khoản email cá nhân của ông.


Trung Quốc cảnh báo nguy cơ rạn nứt quan hệ với Hàn Quốc

Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc hôm nay cảnh báo quan hệ giữa hai nước có thể bị tổn hại và khó khôi phục, nếu Seoul cho phép Washington điều động một hệ thống phòng thủ tên lửa đến bán đảo Triều Tiên.
he thong phong thu ten lua thaad trong mot cuoc thu nghiem vao ngay 10/9/2013. anh: stripes.

Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trong một cuộc thử nghiệm vào ngày 10/9/2013. Ảnh: Stripes.

"Phải mất nhiều nỗ lực mới phát triển quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc đến mức độ này. Những nỗ lực đó có thể bị phá hủy ngay lập tức chỉ vì một vấn đề", AFP dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Qiu Guohong nói, nhắc đến kế hoạch điều động hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ đến Hàn Quốc.

Người phát ngôn đảng đối lập Minju ở Hàn Quốc cho biết ông Qiu còn cảnh báo một khi đã tổn hại, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước từng đối đầu trong Thế Chiến II sẽ "khó khăn". Qiu đưa ra bình luận khi gặp Kim Jong-in, lãnh đạo đảng Minju. Người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc xác nhận thông tin trên là chính xác.

Bắc Kinh từng nhiều lần phản đối sau khi Washington và Seoul thông báo kế hoạch bố trí THAAD ở Hàn Quốc, đáp trả việc Triều Tiên gần đây thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa. Hôm nay là lần đầu tiên một nhà ngoại giao Trung Quốc cảnh báo về tác động đến quan hệ với Hàn Quốc.

Qiu nhắc lại quan điểm của Trung Quốc, cho rằng kế hoạch điều động THAAD sẽ "làm xói mòn nghiêm trọng" lợi ích an ninh của nước này, gây bất ổn và tạo ra một cuộc chạy đua vũ khí trong khu vực.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sáng sớm nay thông báo Washington và Seoul đã tạm hoãn ký thỏa thuận thiết lập nhóm làm việc chung để thảo luận chi tiết về điều động THAAD, theo kế hoạch là vào cùng ngày. Hai nước dự kiến thiết lập nhóm làm việc chung vào cuối tuần và bắt đầu thảo luận về THAAD vào tuần sau.

Hệ thống THAAD phóng tên lửa chống tên lửa đạn đạo vào tên lửa đối phương, bất kể đang bay trong hay ngoài bầu khí quyển Trái Đất, khi nó ở giai đoạn bay cuối. Tên lửa đánh chặn không mang đầu đạn, thay vào đó dựa vào động năng để tiêu diệt mục tiêu.

Trung Quốc đứng về phía Triều Tiên trong cuộc chiến tranh với Hàn Quốc giai đoạn 1950 - 1953. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc năm 1992 nhưng chỉ dừng lại ở mức đối tác thương mại.


Thái Lan bác đề nghị đối thoại với ông Thaksin

Chính phủ Thái Lan đã chính thức bác đề nghị của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra kêu gọi đối thoại, nhất là sau khi ông chỉ trích lộ trình tổng tuyển cử của chính quyền đương nhiệm.

ong thaksin (trai) va ba yingluck (giua) dang muon dung truyen thong nuoc ngoai de gay suc ep voi chinh phu thai - anh: afp

Ông Thaksin (trái) và bà Yingluck (giữa) đang muốn dùng truyền thông nước ngoài để gây sức ép với chính phủ Thái - Ảnh: AFP

Theo Bangkok Post, các quan chức cấp cao nói lý do chính họ từ chối đối thoại với ông Thaksin là vì ông này đã bị tòa án kết tội năm 2008 sau khi vừa kịp thoát ra nước ngoài.

Chính phủ Thái cho rằng ông Thaksin không có tư cách thương lượng với họ.

Phó thủ tướng Tanasak Patimapragorn hôm 22-2 nói trong khi ông Thaksin tuyên bố muốn đàm phán vô điều kiện thì chính phủ đương nhiệm cảm thấy không dễ dàng và không sẵn lòng làm điều đó.

“Thật khó để nói chuyện với một người đang bị truy nã trong các vụ án hình sự” - ông Tanasak nói.

Ông Thaksin bị lật đổ trong cuộc đảo chính tháng 9-2006 khi đang dự họp ở Liên Hiệp Quốc.

Ông về nước năm 2008 và sau đó lại rời khỏi Thái Lan trước khi tòa tuyên ông 2 năm tù vì tội lạm quyền, giúp vợ mua 1 miếng đất với giá rẻ ở Bangkok.

Ông sống lưu vong ở nước ngoài từ đó đến nay, chủ yếu là ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất).

Hôm 21-2, ông Thaksin đã lên tiếng sau một thời gian im lặng, kêu gọi đối thoại với chính quyền quân đội và chỉ trích lộ trình bầu cử dân chủ ở Thái Lan.

Nói với tờ The Wall Street Journal, ông nói lộ trình bầu cử là “một sự đánh đố” để cho thế giới thấy Thái Lan đang trở lại thể chế dân chủ.

Người phát ngôn chính phủ Sansern Kaewkamnerd đáp lại bình luận này và nói rằng: “Hiến pháp mới là để chống những người tham nhũng và những người này không nên được phép tham gia hay đàm phán về nó”.

Cuộc phỏng vấn ông Thaksin với báo nước ngoài cũng diễn ra không lâu sau khi em gái ông, cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra mời báo giới nước ngoài đến nhà.

Bà Yingluck bị tòa án hiến pháp phế truất năm 2014, không lâu trước khi chính phủ của bà cũng bị quân đội lật đổ vào tháng 4-2014.

Bangkok Post dẫn nguồn tin từ đảng Phuea Thai thân ông Thaksin tiết lộ ông và bà Yingluck đang lợi dụng truyền thông nước ngoài để gây sức ép quốc tế với chính quyền quân đội.

Bản thân Phuea Thai cũng đang tính biến bà Yingluck thành một Aung San Suu Kyi (lãnh đạo đối lập ở Myanmar) của Thái Lan.

Bà đang đối mặt với phiên tòa với cáo buộc tắc trách trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân gây thiệt hại cho nhà nước.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục