Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt thu mua trái phiếu của Nhật Bản
Quân đội Thái Lan từ bỏ quyền lực vào năm 2017
Nga "có lợi ích chung với Taliban trong cuộc chiến chống IS"
10 thành phố Trung Quốc đồng loạt cảnh báo đỏ ô nhiễm
Ấn Độ đóng siêu hàng không mẫu hạm
Tin thế giới đọc nhanh tối 18-03-2016
- Cập nhật : 18/03/2016
Mỹ sẽ mất mát lớn nếu để mặc Trung Quốc độc chiếm Biển Đông
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, đô đốc Scott Swift cảnh báo tác hại sẽ rất lớn nếu để mặc Trung Quốc kiểm soát Biển Đông - Ảnh: Reuters
Nga và Trung Quốc lên kế hoạch tấn công các vệ tinh của Mỹ?
Mỹ lo ngại các vệ tinh của nước này sẽ bị Nga và Trung Quốc tiêu diệt nếu xảy ra xung đột trong tương lai - Ảnh: Không quân Mỹ
Quyên góp vận động tranh cử Mỹ thế nào?
Từ cuộc chạy đua để được chọn làm ứng cử viên chính thức của Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa cho đến chiến dịch vận động cuối cùng trước ngày bầu cử 8-11, mọi thứ đều cần phải chi đậm.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tranh luận quyết liệt ở Wisconsin - Ảnh: Reuters
Báo Le Figaro của Pháp ghi nhận ngân quỹ vận động tranh cử của các ứng viên tổng thống Mỹ được tích góp từ nhiều nguồn, bao gồm các nhà tài trợ lớn, các nhà tài trợ nhỏ (dưới 200 USD), tiền cá nhân và các nguồn khác, trong đó có nguồn tiền từ các ủy ban hành động chính trị (PAC).
Ai được tài trợ nhiều nhất?
Tính đến ngày 7-3, bà Hillary Clinton (Đảng Dân chủ) chiếm ưu thế với 188,2 triệu USD ngân quỹ thu được.
Kế đến lần lượt là Ted Cruz (Đảng Cộng hòa) với 101,4 triệu USD, Bernie Sanders (Đảng Dân chủ) 96,4 triệu USD, Marco Rubio (Đảng Cộng hòa) 69 triệu USD, Donald Trump (Đảng Cộng hòa) 27,4 triệu USD và John Kasich (Đảng Cộng hòa) 15,4 triệu USD.
Một nguồn tiền tài trợ chủ yếu của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton có được từ các bài diễn thuyết của phu quân Bill Clinton.
Trước khi chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống hồi năm ngoái, ngân quỹ của bà đã thu được trên 15 triệu USD từ hơn 135.000 người tài trợ. Công lớn nhờ tổ chức “Sẵn sàng vì Hillary” (Ready For Hillary).
Tổ chức này xoay xở đủ thứ để kiếm tiền quyên góp, từ tổ chức sự kiện có bán vé (giá vé 20,16 USD) trong và ngoài nước cho đến bán trên mạng đủ thứ hàng lưu niệm có in ảnh bà Hillary như mũ, áo thun, ốp lưng điện thoại, vòng cổ cho mèo, miếng dán trên xe hay trên máy tính.
Đến lúc bà Hillary thông báo ra tranh cử thì chỉ riêng miếng dán đã bán được hơn 1,2 triệu miếng. Nói chung về cách kiếm tiền tài trợ, PAC của bà hoạt động chẳng khác gì câu lạc bộ cổ động viên bóng đá.
Tỉ phú Donald Trump chỉ kiếm được số tiền bọt bèo 27,4 triệu USD tài trợ. 78% trong ngân quỹ tranh cử của ông là tiền túi bỏ ra.
Với giá trị tài sản 4,5 tỉ USD của ông thì khoản này cũng chưa thấm vào đâu! Với nghị sĩ Bernie Sanders, đối thủ của bà Hillary Clinton trong Đảng Dân chủ, 70% trong ngân quỹ tranh cử 96,4 triệu USD có được từ tiền đóng góp của các nhà tài trợ nhỏ với số tiền đóng góp bình quân 27 USD.
Tiền đến từ đâu?
Ở Mỹ có hai cách kiếm tiền tài trợ vận động tranh cử là tiền của các nhà tài trợ tư nhân và quỹ công. Thông thường các ứng viên rất ít khi tìm nguồn tài trợ từ quỹ công vì phải cam kết thực hiện nhiều điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt.
Như vậy, nguồn thu ngân quỹ vận động chủ yếu từ các nhà tài trợ tư, các doanh nghiệp, các tổ chức vận động hành lang và ngay cả tiền từ các nghiệp đoàn thông qua PAC.
Trong hệ thống chính trị Mỹ, các ứng viên tổng thống được phép huy động nguồn tài trợ cho chiến dịch tranh cử. Quy trình kêu gọi tài trợ và cách thức chi tiêu đều được pháp luật quy định rất nghiêm ngặt.
Mỗi ứng viên tổng thống phải thành lập PAC. Về lý thuyết, PAC là các nhóm ủng hộ độc lập với các đảng và các ứng viên, phụ trách thu thập tiền tài trợ để đầu tư cho các chiến dịch quảng cáo, các sự kiện nhằm ủng hộ hay không ủng hộ ứng viên nào đó.
PAC phải có thủ quỹ và phải đăng ký với Ủy ban Bầu cử liên bang (FEC). FEC giám sát và bảo đảm thi hành luật về huy động tài trợ và chi tiêu cho chiến dịch tranh cử.
Giới tài chính chi mạnh
Đến nay ngành tài chính đã đóng góp cho bà Hillary Clinton 34,7 triệu USD, nhiều nhất so với các ứng viên khác. Theo số liệu từ Trung tâm Phản hồi chính trị, tỉ phú Georges Soros cũng đã chi 7 triệu USD cho PAC ủng hộ bà. Đảng Cộng hòa cũng không ngoại lệ.
Ông Lawrence Ellison, chủ Tập đoàn công nghệ Oracle, đã đóng góp 3 triệu USD ủng hộ nghị sĩ Marco Rubio. Trong khi đó anh em nhà Wilks, đại gia dầu mỏ ở bang Texas, chi đẹp ủng hộ nghị sĩ Ted Cruz 15 triệu USD.
Ấn Độ bác tuyên bố của Trung Quốc về vụ xâm nhập Ladakh
Ấn Độ bác tuyên bố của Trung Quốc về vụ xâm nhập Ladakh
Ngày 17/3, mạng tin quốc phòng Ấn Độ cho biết chính phủ nước này đã phản đối tuyên bố của Bắc Kinh rằng các binh sỹ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) không xâm nhập qua biên giới Ấn Độ.
Một nguồn tin Bộ quốc phòng Ấn Độ ngày 16/3 cho biết trên thực tế, các hoạt động xâm nhập của Trung Quốc gia tăng ở khu vực hồ Pangong Tso và Chumar ở Ladakh.
Trong năm 2015, đã xảy ra ít nhất 11 vụ xâm nhập của PLA, trong khi chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm nay đã có tới 16 vụ.
Quân đội Ấn Độ mới đây cũng đã phá hủy một trạm quan sát của Trung Quốc xây dựng gần đường kiểm soát ở Chumar.
Nguồn tin cho biết thêm Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã yêu cầu quân đội kiên quyết nêu vấn đề này với chính quyền Bắc Kinh.
Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang thúc đẩy thiết lập một đường dây nóng giữa quân đội hai nước trong chuyến thăm của ông Parrikar tới Trung Quốc vào tháng tới.
Phản ứng của Ấn Độ được đưa ra sau khi Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố PLA không "vượt biên giới" và cho rằng các phương tiện truyền thông Ấn Độ đã "thổi phồng vấn đề lên."
Trước đó, New Delhi từng cáo buộc PLA xâm nhập và tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ, ở khu vực hồ Pangong Tso, gần 6 km.
Bôi nhọ Thủ tướng, một blogger Singapore phải đóng tiền phạt 17 năm
Thiệt hại mà blogger Roy Ngerng gây ra cho uy tín của Thủ tướng Lý Hiển Long được Tòa án Tối cao xác định là 150.000 đô la Singapore (SGD, khoảng 2,5 tỉ đồng), và được… trả góp tới năm 2033.
Quyết định ngày 17.12.2015 của Tòa còn buộc ông Ngerng, 34 tuổi, phải trả án phí 30.000 SGD cho luật sư bên nguyên đơn chậm nhất vào ngày 16.3.2016 để được hưởng “quy chế” trả góp tiền bồi thường mà không phải trả lãi suất.
Hôm qua 16.3, Thư ký báo chí của Thủ tướng Lý Hiển Long, bà Chang Li Lin, xác nhận với báo chí rằng ông Davinder Singh - luật sư cao cấp chuyên đại diện cho ông Lý Hiển Long và cố thân phụ Lý Quang Diệu trong các vụ kiện tụng - đã nhận được 30.000 SGD từ ông Ngerng.
Đó là phí của luật sư Singh cho riêng phiên tòa 3 ngày hồi tháng 7.2015 nhằm tính toán mức thiệt hại gây ra cho Thủ tướng.
Được trả góp tiền phạt
Blogger Roy Ngerng bị buộc tội bôi nhọ Thủ tướng Lý Hiển Long trong bài viết có tựa đề “Tiền hưu trí của bạn đi về đâu: Nhận biết từ vụ án City Harvest” mà ông đăng trên blog cá nhân Sự thật từ Trái tim vào ngày 15.5.2014.
Theo Tòa, bài viết của ông Ngerng đã ám chỉ Thủ tướng Lý Hiển Long tham nhũng, biển thủ quỹ bảo hiểm xã hội, gọi tắt là CPF, do người lao động nộp.
Mức thiệt hại mà bài viết gây ra, theo tính toán của Tòa, là 100.000 SGD, cộng với 50.000 SGD “thiệt hại do tình tiết tăng nặng”.
Việc trả tiền bồi thường sẽ bắt đầu từ ngày 1.4.2016, với mức trả 100 SGD/tháng cho đến 31.3.2021, sau đó tăng lên 1.000 SGD/tháng. Với “tiến độ” như vậy, dự kiến đến năm 2033 ông Ngerng mới trả xong nợ.
Án phí hơn tiền bồi thường
Trong khi tiền bồi thường cho bị hại là 150.000 SGD thì án phí tổng cộng vượt quá con số này.
Theo “cáo bạch” của ông Ngerng trên blog cá nhân hôm 16.3, hồi năm 2014, sau khi bị khởi kiện, ông đã kêu gọi ủng hộ và nhận được từ các cá nhân và tổ chức 127.000 SGD. Và ông đã chi hết 122.000 SGD gồm các khoản: 50.000 SGD cho luật sư đầu tiên của ông, M Ravi - luật sư nổi tiếng chuyên bào chữa cho các trường hợp bị đơn được cho là đối lập với giới hữu trách; 30.000 SGD cho luật sư thứ hai; luật sư thứ ba bào chữa miễn phí; 29.000 SGD phí cho luật sư Davinder Singh của bên nguyên đơn trong các phiên thương thảo để tòa ra phán quyết mà không cần đi hết trình tự tố tụng (thương thảo này không thành công); 6.000 SGD phí cho luật sư Singh trong quá trình ông Ngerng yêu cầu được đại diện bởi luật sư từ Anh, mẫu quốc của Singapore thời thuộc địa (yêu cầu này bị tòa bác); và 7.000 phí linh tinh ở tòa án.
“Tôi còn phải trả cho Thủ tướng 180.000 SGD nữa”, ông Ngerng than thở. Con số này được hiểu là gồm 150.000 SGD bồi thường thiệt hại cho Thủ tướng và 30.000 SGD phí cho luật sư của ông ta.
Trong khi đó, bằng cách tiếp tục kêu gọi lòng hảo tâm trên mạng, trong mấy ngày qua, ông Ngerng cho biết mới nhận được 12.429 SGD.
Quyền công dân
Mặc dù bị Thủ tướng đưa ra tòa, nhưng đây là vụ kiện dân sự nên ông Ngerng vẫn có đầy đủ quyền công dân.
Trên blog cá nhân, ông Ngerng cho hay từ sau khi bị kiện, ông đã đi Na Uy dự và phát biểu tại Festival Sinh viên quốc tế, thăm tổ chức vận động tự do ngôn luận Article 19 ở London (Anh), phát biểu tại Hội thảo truyền thông và internet Đông Nam Á tại Kuala Lumpur (Malaysia). Các chi phí do phía tổ chức lo.
Trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9.2015, ông Ngerng vẫn ứng cử ghế nghị sĩ khu vực Ang Mo Kio dưới màu cờ của đảng Cải cách đối lập cùng luật sư M Ravi. Tuy nhiên nhóm của ông Ngerng đã thất bại trước nhóm của đảng Nhân dân Hành động do Thủ tướng Lý Hiển Long lĩnh xướng vốn nắm giữ khu vực này nhiều thập niên qua.
Về phía tòa án, phán quyết cho phép ông Ngerng trả góp tiền bồi thường kéo dài đến 17 năm cũng tránh khả năng ông này không có đủ tiền để bồi thường một lần, dẫn đến tình trạng bị tuyên bố phá sản, mất một số quyền công dân, như quyền ứng cử, bầu cử.
Các lãnh đạo Singapore từng bị chỉ trích dùng các vụ kiện “xúc phạm danh dự” để loại các đối tượng được cho là đối lập bằng các khoản tiền bồi thường danh dự lớn mà họ không có khả năng chi trả, như trường hợp bác sĩ Chee Soon Juan, lãnh đạo đảng Dân chủ Singapore đối lập.(Thanh Niên)