Triều Tiên đào đường hầm mới để thử hạt nhân?
Quân đội và Tổng thống Myanmar hợp tác với bà Aung San Suu Kyi
Ý bắt 4 nghi can âm mưu tấn công Đức Giáo hoàng
Mỹ, Nga, Đức tăng quân đánh IS
Thủ lĩnh Taliban bị "trọng thương" vì đấu khẩu
Tin thế giới đọc nhanh trưa 24-12-2015
- Cập nhật : 24/12/2015
Nga dọa đáp trả lệnh trừng phạt mới của Mỹ
Mỹ trừng phạt thêm 34 cá nhân và tổ chức ủng hộ phe ly khai ở Ukraine, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một thông báo. Theo đó, Washington sẽ đóng băng tài sản của những tổ chức có tên trong danh sách, cấm họ kinh doanh với các công ty và cá nhân Mỹ.
"Chúng tôi một lần nữa thể hiện quyết tâm trong việc thúc đẩy Nga tôn trọng an ninh và chủ quyền Ukraine", AFP dẫn lời John Smith, quyền giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài, nói.
Trong danh sách trừng phạt có 6 người Ukraine thuộc phe ly khai, vốn có tên trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), hai cựu quan chức dưới thời cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và 12 công ty hoạt động ở bán đảo Crimea.
Điện Kremlin thông báo sẽ phân tích quyết định từ Washington và có thể đưa ra biện pháp đáp trả.
"Họ đang theo đuổi một chính sách mâu thuẫn và chọn lập trường thù địch với Nga, mang theo những hậu quả nghiêm trọng đến quan hệ song phương", Dmitry Peskov, người phát ngôn điện Kremlin phát biểu trước báo giới. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nỗ lực của Washington nhằm thao túng Moscow bằng lệnh trừng phạt là vô tác dụng.
EU ngày 21/12 cũng thông báo kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Lệnh trừng phạt nhằm vào các ngân hàng, lĩnh vực dầu mỏ và quốc phòng Nga. Moscow mô tả các lệnh trừng phạt là "bất hợp lý" và "vô tác dụng". Bộ Ngoại giao Nga cho rằng thay vì áp đặt hạn chế, EU nên gia nhập cùng Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
WB hủy dự án hạ tầng tại Uganda vì bê bối tình dục
Ngân hàng Thế giới đã hủy dự án 265 triệu USD sau khi có báo cáo việc các nữ công nhân trong dự án bị lạm dụng tình dục còn nam công nhân quan hệ với trẻ vị thành niên.
Theo Reuters, quyết định của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khi có một báo cáo trình ra bằng chứng cho thấy sự quản lý yếu kém của một nhà thầu thuộc chính phủ nước này.
Dự án bao gồm việc xây dựng một con đường dài khoảng 225 km ở phía tây Uganda đã bắt đầu từ năm 2009 khi WB hỗ trợ ban đầu cho Uganda 190 triệu USD. Khoảng hỗ trợ thêm thứ hai trị giá 75 triệu USD được cấp vào năm 2011.
Trước đó WB tuyên bố nhận được một yêu cầu điều tra trong tháng 9 về một loạt các cáo buộc từ những người bị ảnh hưởng bởi bê bối trên. Tuy nhiên WB không công bố tên nhà thầu có liên quan trong cáo buộc.
"Những bê bối mà chúng tôi phát hiện trong dự án này là không thể chấp nhận được. Nhiệm vụ của chúng tôi là giám sát tất cả các dự án đầu tư nhằm đảm bảo những người nghèo và dễ bị tổn thương được bảo vệ khi làm việc. Trong trường hợp này chúng tôi đã không làm tròn bổn phận" - chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim tuyên bố.
Ông Jim Yong Kim cho biết WB, chính phủ Uganda và nhà thầu trong dự án trên sẽ cùng chịu trách nhiệm việc này.
Ngân hàng Thế giới là một trong những nguồn hỗ trợ chính tại các quốc gia châu Phi, cung cấp các nguồn quỹ chủ chốt cho các dự án trong lãnh vực giao thông, giáo dục và các khu vực khác.
Tuyên bố của WB cho biết ngân hàng này đã quyết định hủy bỏ dự án trên dù vẫn tiến hành một cuộc điều tra các cáo buộc "bởi tính nghiêm trọng của các cáo buộc này".
Nga "bật đèn xanh" cho Israel ở Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhất trí phối hợp chống khủng bố tại Trung Đông trong một cuộc điện đàm hôm 22-12.
Cuộc điện đàm diễn ra chỉ 3 ngày sau khi thủ lĩnh cấp cao Hezbollah Samir Kuntar bị ám sát trong một vụ không kích ở Syria. Truyền thông trong khu vực đang ngày càng thiên về hướng rằng cái chết của vị thủ lĩnh tổ chức bị Israel liệt vào danh sách khủng bố này có bàn tay của sự hợp tác của Nga và Israel. Theo đó, các chuyên gia thân cận với giới lãnh đạo quân sự và tình báo tại Israel đã ám chỉ rằng chính sự "cho phép" của Nga đã góp phần dẫn đến vụ ám sát thành công ngày 20-12 này.
Chuyên gia Alex Fishman phân tích rằng tòa nhà Kuntar trú ẩn bị phá hủy trong vụ không kích nằm trong vùng lân cận của thủ đô Syria vốn đang nằm trong tầm bảo vệ của hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo Kremlin, trong cuộc điện đàm hôm 22-12, hai vị lãnh đạo đã tập trung chủ yếu và cuộc khủng hoảng ở Syria.
"Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng không có sự lựa chọn nào khác ngoài phát động các cuộc thương lượng trong nội bộ các phe phái Syria dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, cũng như tiếp tục cuộc chiến không thỏa hiệp chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và những nhóm cực đoan khác đang hoạt động tại Syria" - Điện Kremlin cho biết.
Cũng trong cuộc điện đàm, lãnh đạo Nga và Israel đã nhất trí duy trì các cuộc đối thoại tích cực ở các cấp khác nhau, trong đó có mục tiêu tiếp tục hợp tác các hoạt động trên “mặt trận chống khủng bố”.
Cùng ngày, giới chức Israel xác nhận rằng Iran đang rút lực lượng Vệ binh Cách mạngIran khỏi Syria sau khi hàng loạt sỉ quan cấp cao nước này thiệt mạng ở quốc gia Trung Đông này. Báo Walla! News dẫn lời những quan chức giấu tên nói trên tiết lộ số lượng binh sĩ Iran còn duy trì tại Syria chỉ khoảng 700-800 người, so với con số ước tính 2.000-7.000 binh sĩ hồi cuối tháng 10-2015.
Tên lửa Falcon 9 là “bước đầu” giấc mơ chinh phục Hỏa tinh
Chủ tịch Cơ quan Hàng không vũ trụ Pháp (CNES) Jean-Yves Le Gall cho biết cần xác định xem tên lửa Falcon 9 có thể tiếp tục hoạt động sau khi hạ cánh hay không.
Trên trang web của hãng SpaceX, tỉ phú Elon Musk giải thích sự kiện tên lửa Falcon 9 hạ cánh an toàn là một đột phá khoa học lớn. Bởi tên lửa đẩy là rất đắt đỏ. Falcon 9 của SpaceX có giá lên tới 60 triệu USD. Chi phí nhiên liệu vào khoảng 200.000 USD.
Phần lớn tên lửa đẩy hiện nay được thiết kế để cháy trong bầu khí quyển khi rơi trở lại trái đất. Điều đó có nghĩa là với mỗi sứ mệnh không gian, cần phải tốn ít nhất 60 triệu USD để thiết kế và sản xuất một quả tên lửa đẩy mới.
Nhưng nếu tên lửa có thể đáp xuống trái đất an toàn thì có nghĩa là chúng có thể được sử dụng lại nhiều lần tương tự như máy bay. Khi đó các cơ quan không gian và công ty dịch vụ sẽ chỉ tốn tiền nhiên liệu và bảo dưỡng khi phóng tên lửa đưa hàng hóa và người lên vũ trụ.
“Nếu sử dụng hiệu quả tên lửa giống như máy bay, chi phí bay lên vũ trụ sẽ giảm đi 100 lần - tỉ phú Musk nhấn mạnh - Đây là đột phá cơ bản cần thiết để cách mạng hóa du lịch không gian”. Và khi đó sẽ có vô số công ty cạnh tranh nhau cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh và du lịch vũ trụ.
NBC News cũng dẫn lời chuyên gia Scott Pace, giám đốc Viện Chính sách không gian ĐH George Washington nhận định khi chi phí đầu tư giảm xuống, sự cạnh tranh tăng lên thì chắc chắc giá các sứ mệnh không gian sẽ giảm và nhu cầu tăng vọt.
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng việc tên lửa Falcon 9 hạ cánh mới chỉ là bước đầu quan trọng của giấc mơ chinh phục vũ trụ với giá rẻ hơn.
AFP dẫn lời chủ tịch Cơ quan Hàng không vũ trụ Pháp (CNES) Jean-Yves Le Gall cho biết cần phải xác định xem tên lửa Falcon 9 có thể tiếp tục hoạt động sau khi hạ cánh hay không.
Bởi tên lửa khi hạ cánh phải chịu áp lực rất lớn từ bầu khí quyển, có thể bị hư hại. Động cơ tên lửa là loại máy cường độ cao, bất cứ lỗi hay hư hại nhỏ nào cũng có thể dẫn tới thảm họa. Việc tân trang tên lửa cũng sẽ là hoạt động tốn kém, mất nhiều thời gian.
Mới đây tỉ phú Musk tiết lộ SpaceX sẽ kiểm tra kỹ càng quả tên lửa Falcon 9 vừa hạ cánh, thử nghiệm nó nhiều lần. Nếu tất cả diễn ra ổn thỏa, SpaceX sẽ phóng một quả tên lửa khác từng qua sử dụng trong năm 2016.
Ước tính chi phí NASA bỏ ra để đưa robot tự hành Curiosity tới Hỏa tinh lên đến 2,5 tỉ USD. Do đó ngành công nghiệp không gian cần giảm chi phí đáng kể trước khi đưa một số lượng người lớn lên hành tinh đỏ. “Đây là bước quan trọng trong mục tiêu thành lập một thành phố trên Hỏa tinh” - tỉ phú Musk khẳng định.
Triều Tiên phẫn nộ vì phát biểu của Thủ tướng Canada