Nga - Ấn ký thỏa thuận quốc phòng
Hé lộ cuộc nói chuyện bị nghe lén giữa sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và IS
Mỹ từng có kế hoạch ném bom hạt nhân hủy diệt Liên Xô
Trung Quốc huấn luyện chiến đấu cơ trên tàu sân bay Liêu Ninh
Nhật điều tra vụ nhà báo bị bắt cóc ở Syria
Tin thế giới đọc nhanh 25-12-2015
- Cập nhật : 25/12/2015
Nhóm hacker Anonymous tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ
Theo Hurriyet Daily News (Thổ Nhĩ Kỳ), nhóm hacker Anonymous còn dọa sẽ thực hiện các cuộc tấn công khác nếu Ankara tiếp tục bị cáo buộc hỗ trợ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
“Thổ Nhĩ Kỳ đang ủng hộ IS bằng cách mua dầu của chúng và điều trị cho các chiến binh IS. Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc ông Erdoğan, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp tục hỗ trợ IS nữa” - Anonymous viết.
Tố cáo việc Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp tài chính và hỗ trợ hậu cần cho IS, nhóm Anonymous đe dọa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tấn công mạng Internet, hệ thống tên miền gốc, các ngân hàng và đánh sập các trang web chính phủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau hệ thống tên miền, chúng tôi sẽ bắt đầu tấn công các sân bay, căn cứ quân sự và các kết nối riêng. Chúng tôi sẽ phá hủy cơ sở hạ tầng ngân hàng quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ”.
Các vụ tấn công của nhóm Anonymous xảy ra chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có cáo buộc tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Putin nói cả gia đình Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan có dính líu tới hoạt động mua bán dầu mỏ trái phép với IS.
Đức rút tên lửa phòng không Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ
Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn các nguồn tin tại cảng Iskenderun cho biết tàu Đan Mạch chở các hệ thống tên lửa Patriot hôm 22/12 rời nước này. Con tàu đang hướng tới Đức.
Chính phủ Đức trước đó cho biết nhiệm vụ sẽ kết thúc vào tháng 1/2016. Đức viện dẫn "nguy cơ tên lửa đạn đạo tấn công là thấp", đồng thời "chi phí cho nhiệm vụ cao" là lý do rút tên lửa và quân.
Berlin triển khai các tên lửa Patriot tới thành phố Kahramanmaras, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1/2013, trong một phần nhiệm vụ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ Syria.
Đức cung cấp hai trong số 5 hệ thống tên lửa của NATO được triển khai đến Thổ Nhĩ Kỳ và khoảng 250 binh sĩ tham gia nhiệm vụ.
Theo RT, dù tên lửa Patriot của cả Mỹ và Đức hiện đã rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO, tuần trước nói các tên lửa Patriot của Tây Ban Nha sẽ ở lại Thổ Nhĩ Kỳ thêm một năm nữa.
Ông Stoltenberg cũng nói NATO đang tìm cách triển khai thêm máy bay và tàu chỉ huy tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tăng cường năng lực phòng vệ cho nước này, sau khi một chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cường kích Su-24 Nga ngày 24/11.
Không quân Hoàng gia Anh dự kiến triển khai thêm máy bay tới căn cứ không quân Incirlik ở thành phố Adana, còn các máy bay Tornado của Đức sẽ tới Incirlik để thực hiện các chuyến bay trong liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Đan Mạch và Đức cũng dự kiến triển khai thêm các tàu chỉ huy tới với lực lượng NATO ở Địa Trung Hải.
Một nhà báo Nhật bị khủng bố ở Syria bắt cóc và đòi tiền chuộc
Theo NBC News, Tổ chức phóng viên không biên giới cho biết nhà báo Jumpei Yasuda có thể sẽ bị giết nếu chính phủ Nhật không đưa tiền chuộc.
Hôm 23-12, Tổ chức phóng viên không biên giới đưa tin Yasuda được cho là bị một nhóm vũ trang ở khu vực do Mặt trận Nusra có liên kết với tổ chức khủng bố al Qaeda bắt cóc khi vào lãnh thổ Syria chỉ được vài giờ vào đầu tháng 7. Tổ chức này còn kêu chính phủ Nhật hãy “hành động nhanh chóng”, làm mọi thứ có thể để Yasuda được thả.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho hay ông nắm được các thông tin về vụ bắt cóc Yasuda nhưng từ chối bình luận chi tiết.
“Đảm bảo an toàn cho công dân của chúng tôi là một trách nhiệm quan trọng của chính phủ. Chúng tôi đang hết sức nỗ lực thực hiện bằng nhiều biện pháp, kể cả việc sử dụng các nguồn thông tin khác nhau” - ông nói.
Tổ chức phóng viên không biên giới cho biết một trong các lý do để Yasuda đi tới Syria là để thu thập tư liệu về vụ hành quyết nhà báo tự do Kenji Goto, người bị IS hành hình vào tháng 1-2015.
Lần cập nhật trang mạng cá nhân gần đây nhất của Yasuda là ngày 20-6. Lần đó, anh nói rằng anh sẽ không tiết lộ tung tích của mình để tránh bị can thiệp từ các nguồn tin không xác định.
“Tôi coi trọng việc thiết lập một hệ thống thành viên trong một thời gian nhất định để chia sẻ những bài viết của tôi nhưng điều này dường như quá nguy hiểm và không thể” - Yasuda nói trên trang cá nhân.
Được biết nhà báo Kenji Goto và doanh nhân Nhật Bản Harun Yukawa bị IS hành quyết hồi tháng 1-2015. Trong đoạn video đăng tải trên Internet, trước khi hành quyết Kenji Goto, IS cho biết chúng sẽ săn lùng người Nhật ở bất cứ nơi nào mà họ hiện diện. Sau đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã khuyến cáo công dân nước mình không nên đi tới Syria.
Có tổng cộng 54 nhà báo hiện đang bị bắt làm con tin trên toàn thế giới, trong đó có 26 người bị bắt ở Syria, theo Al Jazeera.
Lãnh đạo ASEAN sắp họp thượng đỉnh ở Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama (thứ hai từ trái sang) cùng một số lãnh đạo các nước ASEAN trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN năm 2013 ở Campuchia. Ảnh:AP
"Tổng thống vui mừng khi các lãnh đạo chấp thuận lời mời họp mặt tại Sunnylands vào đầu năm 2016", Reuters dẫn lời Myles Caggins, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, hôm qua nói.
Ông Obama gửi lời mời tới các lãnh đạo Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong chuyến thăm châu Á hồi tháng trước.
Caggins từ chối nói thời điểm cụ thể cuộc họp thượng đỉnh diễn ra. Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản hôm 21/12 dẫn một nguồn tin quan chức ASEAN nói cuộc họp dự kiến được tổ chức vào ngày 15 và 16/2. Các nhà ngoại giao hai nước ASEAN nói họ biết đây là thời điểm sự kiện diễn ra nhưng nó vẫn chưa được xác nhận.
Mỹ muốn thúc đẩy sự đoàn kết của ASEAN trước hành động ngày càng cứng rắn của Trung Quốc khi theo đuổi yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
4 nước ASEAN gồm Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam, cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định gồm 12 nước là trụ cột kinh tế chính của ông Obama trong chính sách xoay trục an ninh và kinh tế sang châu Á nhằm phản ứng trước một Trung Quốc đang mạnh lên.
Việc chọn Sunnylands mang ý nghĩa biểu tượng, bởi khu nghỉ dưỡng từng là nơi diễn ra cuộc gặp không chính thức giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm 2013. Cuộc gặp nhằm mở ra con đường mới cho quan hệ Mỹ - Trung, nhưng không giúp giảm căng thẳng
Không quân Mỹ theo dõi hành trình phát quà của ông già Noel
Các tình nguyện viên túc trực trả lời điện thoại các em nhỏ trên khắp thế giới trong sứ mạng theo dõi hành trình phát quà của ông già Noel năm 2014. Ảnh: AP
Theo Japan Times, NORAD đã dành nhiều tuần lễ để chuẩn bị cho sứ mạng chỉ kéo dài trong một ngày 24-12.
Hàng chục máy tính và 157 đường dây điện thoại được thiết lập tại căn cứ không quân Peterson. Hàng trăm tình nguyện viên sẽ túc trực để trả lời điện thoại của khoảng 125.000 trẻ em trên toàn cầu khi các em muốn biết ông già Noel đang di chuyển đến đâu.
Các tình nguyện viên sẽ chia sẻ vị trí của ông già Noel trên mạng xã hội Facebook và Twitter. Năm ngoái, ông già Noel đã thu hút 1,6 triệu lượt “thích” (like) trên Facebook.
“Chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch từ tháng 11. Chúng tôi phải kiểm tra tất cả điện thoại trước khi mang đến đây” - Thượng sĩ Kyle Kelly nói.
Đây là sứ mạng theo dõi hành trình ông già Noel lần thứ 60 của NORAD. Theo Stars and Stripes, NORAD còn có cả website tại địa chỉ http://www.noradsanta.org/ để trẻ em có thể theo hành trình ông già Noel.
NORAD thậm chí tuyển tình nguyện viên biết nhiều thứ tiếng khác nhau để đảm bảo trả lời điện thoại trẻ em ở nhiều nước trên thế giới.
NORAD là Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ phối hợp giữa Mỹ và Canada, chịu trách nhiệm đưa ra các cảnh báo và phối hợp tác chiến phòng thủ trên không.