Ấn Độ không còn che giấu tham vọng đóng một vai trò chính trị và an ninh tích cực hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là nhận xét của tác giả Sylvia Mishra, trong bài phân tích đăng trên trang mạng nationalinterest.org ngày 25/04/2016.
Tin thế giới đọc nhanh tối 17-03-2016
- Cập nhật : 17/03/2016
Nhật hi vọng “xóa mù”
Kết quả nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy công nghệ nuôi cấy tế bào gốc đã giúp phục hồi thị lực cho những con thỏ bị mù.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra công nghệ nuôi cấy tế bào gốc tạo mô mắt phục hồi thị lực thành công cho thỏ và đang tiến tới giai đoạn thử nghiệm trên người - Ảnh: Express
Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tiến hành các bước chuẩn bị để thử nghiệm phương pháp này trên người.
Theo Futurism, nhóm các nhà nghiên cứu sinh học do chuyên gia Kohji Nishida của Đại học Osaka (Nhật Bản) chủ trì đã tìm ra phương pháp mới nuôi tạo các mô giúp hình thành nhãn cầu mắt người từ một mẫu tế bào của da.
Nghiên cứu mới sẽ không thể thực hiện được nếu không có những đột phá gần đây trong công nghệ tế bào gốc, đặc biệt là các tế bào được chỉnh sửa ADN gọi là iPS. Nhóm nghiên cứu của ông Nishida đã tạo ra nhiều loại mô mắt khác nhau từ những tế bào iPS này.
Trong nghiên cứu cụ thể, nhóm khoa học Nhật đã dùng các tế bào da thỏ, chỉnh sửa ADN trở thành tế bào gốc, sau đó tiếp tục nuôi tạo thành các mô cấu thành nhãn cầu.
Một trong những tiềm năng thú vị nhất trong nghiên cứu này là nhà nghiên cứu có thể tạo ra tất cả những loại tế bào cần thiết để sửa chữa và tái tạo những con mắt bị thương tổn từ chính tế bào trên cơ thể người cần chữa trị.
Theo chuyên gia Nishida, việc thử nghiệm công nghệ phục hồi thị lực cho người bằng tế bào gốc sẽ được tiến hành trong ba năm tới.
Thủ tướng Trung Quốc: Ai là tổng thống Mỹ không quan trọng
Thủ tướng Trung Quốc dịu giọng trong vấn đề Biển Đông
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc muốn xây dựng một môi trường khu vực yên bình và quan hệ láng giềng hữu hảo.
Ngày 16/3, phát biểu trong cuộc họp báo bế mạc Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khóa 12, ông Lý Khắc Cường đã đưa ra tuyên bố này.
Bình luận trên của ông Lý Khắc Cường thể hiện một giọng điệu ôn hòa đối với những chỉ trích nhằm vào các chính sách và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và các khu vực khác được đánh giá là quá hung hăng.
Ông Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh có thể giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp ngoại giao hòa bình. Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ là một "lực lượng hùng mạnh" vì hòa bình thế giới.
Đô đốc Mỹ: Mất quyền tiếp cận Biển Đông là vấn đề rất lớn
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott H. Swift nhận định nếu Washington đánh mất quyền tiếp cận vùng biển quốc tế mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, điều đó sẽ gây ra những tác động sâu rộng không chỉ về quân sự.
Phát biểu tại hội nghị về an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ông Swift cho rằng việc cho các tàu chiến di chuyển qua các khu vực tranh chấp "không đơn thuần là một vấn đề hải quân".
Theo ông, việc mất đi quyền tiếp cận vùng biển này sẽ gây ra những tác động vượt xa phạm vi của bất cứ điều gì mang bản chất quân sự, trong đó bao gồm cả tác động về kinh tế toàn cầu và luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, ông cho hay Mỹ không cho là điều đó sẽ xảy ra.
Trước đó Mỹ đã chọc giận Trung Quốc bằng việc điều tàu chiến tới gần những hòn đảo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông.
Ba đối sách giúp tân tổng thống Myanmar thành công
Trong bài viết đăng trên tạp chí Eurasia Review, nhà phân tích Tridivesh Singh Maini Học viện Quan hệ quốc tế Jindal (Ấn Độ) nhận định tân tổng thống Myanmar cần quan tâm đến một số bài học từ Đông Á .
Yếu tố đầu tiên cần quan tâm là bài học từ Pakistan. Tại quốc gia này, quân đội thực hiện quyền lực kiểm soát thái quá đến mức cản trở các định chế trong guồng máy xã hội phát triển. Tại Myanmar cũng thế, chế độ quân sự đã cầm quyền trong một thời gian dài. Và đến nay quân đội vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng.
Ví dụ tiêu biểu như báo La Croix (Pháp) nêu ra là tổng thống mãn nhiệm U Thein Sein đã hứa sẽ ân xá cho tất cả tù chính trị nhưng đến nay lời hứa vẫn chưa hoàn thành. Do đó, tân tổng thống Myanmar sẽ phải tiếp tục thực hiện công việc này.
Tuy nhiên, ông Bo Kyi, thư ký Hội Tương trợ tù chính trị Myanmar, ghi nhận: “Tổng thống Myanmar không có nhiều quyền hạn… Tổng thống không thể quyết định về các vấn đề an ninh. Tổng tư lệnh quân đội mới là người có quyền nhất (về an ninh)”.
Thật vậy, tổng thống Myanmar có quyền ân xá cho một tù nhân nào đó nhưng muốn ân xá cho nhiều tù nhân thì phải được Hội đồng An ninh quốc gia thông qua. Trong khi đó, 6/11 thành viên Hội đồng An ninh quốc gia là quân nhân. Bộ trưởng Nội vụ cũng do quân đội trực tiếp chỉ định, sẽ phụ trách chỉ huy cảnh sát và quản lý các trại giam.
Sau khi tân tổng thống Myanmar nhậm chức, chắc chắn quân đội sẽ tiếp tục duy trì quyền hạn nhất định trong guồng máy mới vận hành. Theo nhà phân tích Tridivesh Singh Maini, cách tốt nhất để phát huy dân chủ ở Myanmar là hợp tác trong công việc nhưng không nhất thiết phải quy lụy quân đội.
Đến giờ bà Aung San Suu Kyi đã giữ thái độ hết sức hòa giải và sẵn sàng tham vấn quân đội khi cần thiết. Tân tổng thống Myanmar ắt hẳn nên giữ thái độ khôn ngoan như thế.
Yếu tố thứ hai, một nền dân chủ thật sự sẽ khuyến khích bình đẳng tôn giáo. Để duy trì ổn định trong nước, tân tổng thống Myanmar cần chấm dứt tình trạng đối xử phân biệt với người Hồi giáo Rohingya thiểu số.
Các nước láng giềng của Myanmar như Bangladesh và Ấn Độ chắc chắn sẽ quan sát Myanmar về vấn đề này, bởi tình hình người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh của Bangladesh và Ấn Độ.
Yếu tố thứ ba liên quan đến đối ngoại. Nhà phân tích Tridivesh Singh Maini cho rằng điều quan trọng đối với tân tổng thống Myanmar là cân bằng các mối quan hệ với các quốc gia then chốt trong khu vực và không phụ thuộc một nước duy nhất.
Bài học quý cho Myanmar là Bangladesh. Đất nước này đã cân bằng quan hệ với ba nước quan trọng Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, đồng thời đã gặt hái thành quả kinh tế từ đối sách này.
Khác với nhiều nước Đông Nam Á, Bangladesh vừa bắt tay thân tình với Nhật lại vừa củng cố quan hệ vững chắc với Trung Quốc, song song với cải thiện bang giao với Ấn Độ. Nhật đã đầu tư xây dựng dự án cảng nước sâu Matarbari ở Bangladesh cho dù Trung Quốc cũng rất quan tâm. Ấn Độ đã quyết định phát triển cảng nước sâu Payra và dự án năng lượng ở Khulna của Bangladesh.
Nhà phân tích Tridivesh Singh Maini cho rằng điều này không có nghĩa là Myanmar sẽ không phụ thuộc bất kỳ nước nào. Myanmar vẫn có thể làm như Singapore và vẫn duy trì tư thế độc lập của mình.
Tóm lại, tân tổng thống Myanmar sẽ nhậm chức (dự kiến ngày 1-4) trong bối cảnh Myanmar vừa trải qua nhiều biến động đối nội và đối ngoại. Trong khi đó, có đủ bài học về thành công và thất bại cho Myanmar quan sát trên con đường phát triển.
Mỹ chuẩn bị kịch bản xấu nhất từ khả năng hạt nhân Triều Tiên