Mỹ sẽ mất mát lớn nếu để mặc Trung Quốc độc chiếm Biển Đông
Nga và Trung Quốc lên kế hoạch tấn công các vệ tinh của Mỹ?
Quyên góp vận động tranh cử Mỹ thế nào?
Ấn Độ bác tuyên bố của Trung Quốc về vụ xâm nhập Ladakh
Bôi nhọ Thủ tướng, một blogger Singapore phải đóng tiền phạt 17 năm
Tin thế giới đọc nhanh 18-03-2016
- Cập nhật : 18/03/2016
Kremlin chỉ trích video chế của Donald Trump
"Tôi đã xem clip đó. Tôi không chắc Tổng thống Vladimir Putin đã xem nó nhưng thái độ của chúng tôi rất tiêu cực", Reuters dẫn lời phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói. "Đối với chúng tôi, không còn gì là bí mật khi việc bôi xấu Nga và bất cứ thứ gì liên quan đến Nga không may lại là một dấu hiệu bắt buộc của chiến dịch bầu cử Mỹ. Chúng tôi thực sự luôn lấy làm tiếc về điều này và mong tiến trình bầu cử Mỹ diễn ra mà không nhắc đến đất nước của chúng tôi".
Tỷ phú Donald Trump hôm qua đăng tải một video ngắn mỉa mai năng lực của đối thủ, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, Hillary Clinton, trong việc đối phó với Tổng thống Nga Putin và các đối thủ của Mỹ nói chung.
"Khi đối mặt với những đối thủ khắc nghiệt nhất của chúng ta, đảng Dân chủ có câu trả lời thật hoàn hảo", đoạn giới thiệu mở đầu video viết.
Hình ảnh sau đó cho thấy ông Putin quật ngã một đối thủ trong môn Judo và một phiến quân bịt mặt chĩa súng đe dọa trước khi chuyển sang cảnh bà Clinton đang phát biểu trong một cuộc vận động tranh cử với âm thanh bị chỉnh thành tiếng chó sủa. Video kết thúc bằng hình ảnh tổng thống Nga bật cười.
Ứng viên đảng Cộng hòa từng công khai ca ngợi Putin là nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyền lực, từ đó chỉ trích Tổng thống Barack Obama. Ông Trump còn khẳng định có thể hòa hợp tốt với tổng thống Nga và làm tan băng trong quan hệ hai nước nếu ông đắc cử tổng thống.
Ông Putin cũng từng dành sự ủng hộ cho tỷ phú Mỹ khi ca ngợi ông là người hào hoa, tài năng, dẫn đầu trong cuộc tranh cử tổng thống.
Ukraine bán bí mật tên lửa liên lục địa
Ukraine bị phía Nga tố đã bán tài liệu về công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Kopye cho một khách hàng bí mật - Ảnh minh hoạ: Reuters
Mỹ lo hàng ngàn người có nguy cơ bị viêm gan, nhiễm HIV
Rocky Allen, từng là chuyên viên kỹ thuật phẫu thuật ở bang Colorado - Mỹ, đã bị truy tố về những hành vi khiến khoảng 5.000 người có nguy cơ bị viêm gan và nhiễm HIV.
Sau khi hành vi của Allen bị phát hiện, nhà chức trách y tế tại 4 bang Colorado, Arizona, California và Washington đã thông báo gần 5.000 bệnh nhân biết họ có nguy cơ nhiễm viêm gan B, viêm gan C hoặc HIV trong lúc được phẫu thuật.
Riêng bà Julie Graham, người phát ngôn của Sở Y tế Washington, hôm 16-3 thông báo gần 1.500 người từng được phẫu thuật tại 2 bệnh viện địa phương trong giai đoạn 2011-2012 đã được cảnh báo cần làm xét nghiệm để xem có bị nhiễm bệnh hay không.
Riêng các quan chức TP Lakewood thuộc bang Washington, nơi Allen từng làm việc tại Trung tâm phẫu thuật Lakewood, cho biết họ sẽ cung cấp miễn phí xét nghiệm máu bí mật cho những bệnh nhân đã phẫu thuật trong thời gian nêu trên.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Rocky Allen, 28 tuổi, bị truy tố hồi tháng 2 qua vì tội ăn cắp một ống tiêm thuốc giảm đau fentanyl vào tháng 1 và thay thế nó bằng một chất khác.
Theo hồ sơ tòa án, tên này có kết quả dương tính với fentanyl và cần sa. Y cũng cho kết quả dương tính trong cuộc xét nghiệm một tác nhân gây bệnh trong máu, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho nhiều người khác.
Các nhà chức trách cho biết Allen cũng bị cáo buộc tráo đổi thuốc khi còn làm việc tại một số bệnh viện ở 2 bang California và Arizona trước đó.
Allen từng làm việc tại ít nhất 6 bệnh viện, khiến gần 5.000 bệnh nhân từng được phẫu thuật tại đó đối mặt nguy cơ nói trên.
Sau những cáo buộc đối với Allen ở Colorado, các quan chức y tế hôm 16-3 đình chỉ chứng chỉ hành nghề của người này tại Washington.
Phiên tòa xét xử Allen dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới sau khi y không nhận tội tại tòa án ở Colorado.
Triều Tiên kêu gọi Liên Hợp Quốc họp về tập trận Mỹ - Hàn
Đại diện thường trực, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Ja Song-nam viết thư gửi chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Ismael Abraao Gaspar Martins gọi hai cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn, mang tên Giải pháp Then chốt và Đại bàng Non, là "hung hăng" và nhằm trực tiếp vào Triều Tiên, CNN đưa tin.
Bức thư cáo buộc hai cuộc tập trận là "chiến dịch chặt đầu" nhằm xóa bỏ các lãnh đạo Triều Tiên và "phá hủy hệ thống xã hội" nước này.
Giải pháp Then chốt kéo dài đến ngày 18/3 còn Đại bàng Non kéo dài đến ngày 30/4. Đại bàng Non sẽ bao gồm hàng loạt bài tập huấn luyện chung trên bộ, trên không, trên biển và chiến dịch đặc biệt. Trong Giải pháp Then chốt, quân đội hai nước thực hành kịch bản giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt và đánh phủ đầu Triều Tiên.
Đại sứ Ja kêu gọi Hội đồng Bảo An, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, đưa vấn đề trên ra xem xét và cảnh báo độ tin cậy của hội đồng sẽ giảm sút nếu không làm như vậy. Điều 34 và 35 Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép Hội đồng Bảo an điều tra "mọi tranh chấp hay tình hình có thể dẫn đến xung đột quốc tế" và quốc gia thành viên có quyền nêu ra vấn đề để thu hút sự chú ý từ hội đồng.
Những nỗ lực tương tự của Triều Tiên trước đó để Hội đồng Bảo an triệu tập một phiên họp đều không thành công.
Đề nghị được đưa ra sau khi Hội đồng Bảo an, trong đó có Trung Quốc, bỏ phiếu nhất trí áp đặt biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Triều Tiên vì nước này thử hạt nhân và phóng tên lửa hồi đầu năm. Nhà Trắng hôm qua cũng công bố những biện pháp trừng phạt của riêng Washington với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên hồi đầu tháng từng dọa tấn công hạt nhân phủ đầu hai cuộc tập trận, cho rằng đây là diễn tập tấn công nước này. Seoul và Washington tuyên bố chúng chỉ là hoạt động mang tính phòng vệ.
Nhiệm kỳ Tổng thống Trump là "rủi ro toàn cầu"
Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU, có trụ sở tại Anh) xếp việc ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ vào danh sách 10 rủi ro lớn nhất đối với thế giới.
EIU cho rằng ông Trump nếu đắc cử có thể gây xáo trộn kinh tế thế giới, làm tăng rủi ro chính trị và an ninh cho Mỹ.
Cơ quan này đánh giá rủi ro từ việc ông Trump thắng cử còn nghiêm trọng hơn kịch bản Anh rời Liên minh châu Âu (EU) hoặc xung đột vũ trang nổ ra ở biển Đông.
“Đến nay, ông Trump công khai rất ít chi tiết về chính sách của mình” - EIU nhận xét trong báo cáo đánh giá rủi ro toàn cầu vừa công bố.
Dù vậy, EIU cho rằng ông Trump “đặc biệt thù địch với thương mại tự do, trong đó có NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ) và luôn cho rằng Trung Quốc “thao túng tiền tệ””. Cơ quan này nhận xét những bình luận cứng rắn của ông Trump về Mexico và Trung Quốc “có thể khiến chiến tranh thương mại leo thang nhanh chóng”.
Ngoài ra, trong quá trình vận động tranh cử, tỉ phú này còn kêu gọi xây “một bức tường lớn” ở biên giới Mỹ - Mexico nhằm ngăn nhập cư trái phép và tội phạm ma túy. Gây tranh cãi hơn, ông còn lên tiếng ủng hộ việc tiêu diệt gia đình của những kẻ khủng bố, đưa quân vào Syria tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và chiếm nguồn dầu mỏ của nhóm này.
Ông Trump thắng cử được đánh giá ở mức 12 điểm, ngang với rủi ro “khủng bố đe dọa kinh tế toàn cầu”. Ảnh: BBC
Bên cạnh đó, với EIU, “quan điểm quân sự hóa của ông ta đối với Trung Đông và việc cấm người Hồi giáo đến Mỹ sẽ khiến các nhóm khủng bố hưởng lợi vì có thêm nhân lực, từ đó làm tăng rủi ro cho cả khu vực và trên thế giới”. Đây cũng chính là điều khiến những người chỉ trích ông Trump quan ngại.
Trong trường hợp ông Trump được chọn làm ứng viên GOP và sau đó thắng cử làm tổng thống, EIU dự báo việc hoạch định chính sách trong nước và quốc tế của Mỹ sẽ gặp khó. “Sự ghét bỏ trong Đảng Cộng hòa và thái độ thù địch khó tránh khỏi từ đảng Dân chủ sẽ khiến rất nhiều chính sách mạnh tay sau này của ông Trump bị mắc kẹt tại Quốc hội” - EIU nhấn mạnh.
Theo đánh giá của EIU, việc ông Trump thắng cử được đánh giá có mối đe dọa ngang với nguy cơ "chủ nghĩa khủng bố thánh chiến đe dọa kinh tế toàn cầu" (đồng hạng 6).
Đứng đầu danh sách là nguy cơ kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, theo sau là kịch bản Nga can thiệp vào Ukraine và Syria dẫn đến chiến tranh lạnh mới, khủng hoảng nợ doanh nghiệp tại các nền kinh tế đang nổi, sự rạn nứt của EU...