tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 18-03-2016

  • Cập nhật : 18/03/2016

George Soros chi hơn chục triệu USD chống Donald Trump

Tỷ phú đầu tư đã rót tiền ủng hộ bà Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng, do cảm thấy lo sợ vì sự nổi lên của Donald Trump.

Năm 2004, ông từng xô đổ mọi kỷ lục về tiền tài trợ cho hoạt động chính trị, khi đóng góp tới 27 triệu USD để ngăn Tổng thống Mỹ khi đó - George W Bush tái đắc cử. Hiện tại, ông lại gia nhập chiến dịch này khi cố ngăn một thành viên Đảng Cộng hòa khác quay trở lại Nhà Trắng.

Soros gọi chiến dịch tranh cử Tổng thống của Trump và Thượng nghị sĩ bang Texas - Ted Cruz là "cực kỳ khó chịu", chủ yếu do "giọng điệu chống người nhập cư và người Hồi giáo". "Những bình luận và đề xuất vô nhân đạo của Trump và Cruz sẽ để lại hậu quả", Bloomberg trích lời Soros cho biết.Năm nay, ông đã ủng hộ cho Đảng Dân chủ 13 triệu USD. Khoản lớn nhất là 7 triệu USD cho Priorities USA - tổ chức chính đằng sau bà Hillary Clinton. Tháng 12 năm ngoái, ông cũng đã đóng góp 6 triệu USD cho nhóm này.

george soros ung ho ba hillary clinton trong cuoc dua vao nha trang. anh:reuters

George Soros ủng hộ bà Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh:Reuters

George Soros sinh năm 1930 và là nhà đầu cơ nổi tiếng người Mỹ gốc Hungary. Ông trở nên giàu có sau thương vụ bán khống đồng bảng Anh năm 1992 và kiếm được hơn 1 tỷ USD chỉ trong một ngày. George Soros được đặt biệt danh "kền kền" do chuyên kiếm lời từ các doanh nghiệp, thậm chí là các nền kinh tế, đang lao đao.

Theo Forbes, ông hiện sở hữu tài sản 24,9 tỷ USD. Những năm gần đây, ông cũng đã ủng hộ 6 triệu USD cho quỹ Clinton Foundation thông qua hai tổ chức của mình là Open Society Institute và Soros Foundation.

Huffington Post tuần trước cũng cho biết hàng loạt lãnh đạo công nghệ, gồm CEO Apple - Tim Cook, CEO Tesla - Elon Musk, CEO Alphabet - Larry Page và nhà sáng lập Napster - Sean Parker đã tham gia một sự kiện bí mật của tổ chức nghiên cứu American Enterprise Institute. Củ đề chính là ngăn Donald Trump được chọn làm ứng cử viên Tổng thống cho Đảng cộng hòa. Dù vậy, chi tiết nội dung cuộc họp này không được tiết lộ.


Tàu bị cấm của Triều Tiên lảng vảng gần Hàn Quốc

Cảnh sát biển Hàn Quốc hôm 17-3 phát hiện một chiếc tàu bị đưa vào danh sách đen của CHDCND Triều Tiên đang di chuyển gần lãnh hải nước này.

Tàu Orion Star của Triều Tiên được nhìn thấy trong vùng biển gần thành phố cảng Yeosu, cách thủ đô Seoul khoảng 455 km về phía Nam.

Đây là một trong 31 tàu của Công ty vận tải Wonyang (Triều Tiên) bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách trừng phạt theo nghị quyết 2270. Lệnh trừng phạt này liên quan tới hai vụ thử hạt nhân (ngày 6-1) và phóng tên lửa (ngày 7-2) của chính quyền Bình Nhưỡng.

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) cho biết tàu Orion Star khởi hành từ cảng Nampo gần thủ đô Bình Nhưỡng hôm 15-3, dự kiến hướng tới cảng Chongjin ở Đông Bắc Triều Tiên. Nếu không bị cản trở, tàu sẽ đến nơi vào tối 20-3 (giờ địa phương).

Kể từ khi con tàu xâm nhập vùng biển ngoài khơi TP Yeosu, cảnh sát biển Hàn Quốc điều 2 tàu đi theo giám sát theo chỉ thị của Bộ Ngoại giao. Nhà chức trách cho hay khoảng 20 thành viên thủy thủ đoàn đang ở trên tàu Orion Star, trọng tải 2.389 tấn. Lúc này, tàu còn đang chở theo 3.600 tấn than.

Dù được quản lý bởi một công ty Triều Tiên nhưng tàu Orion Star lại cắm cờ Mông Cổ, được cho là để né thuế và một số quy định khác. Sau khi hứng chịu lệnh trừng phạt cứng rắn nhất trong 2 thập kỷ trở lại đây, nhiều tàu chở hàng của Triều Tiên bị từ chối cập cảng ở Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, thêm một tàu của nước này đã bị Philippines tạm giữ do vi phạm điều kiệnan toàn hàng hải.

tau jin teng cua trieu tien dang bi giu tai philippines. anh: ap

Tàu Jin Teng của Triều Tiên đang bị giữ tại Philippines. Ảnh: AP

Trong một diễn biến khác, cảnh sát biển và hải quân Hàn Quốc hôm 16-3 tiến hành diễn tập ngoài khơi cảng Busan để kiểm tra khả năng ngăn chặn tàu Triều Tiên chở hàng hóa cấm. Tổng cộng 10 tàu và 4 trực thăng đã tham gia tập trận.

Họ mô phỏng quá trình chặn và lục soát một tàu Triều Tiên bị nghi ngờ chở vũ khí nhỏ cùng vật liệu chiến lược đang trên đường tới cảng Nampo.

Giám đốc Hong Ik-tae của trung tâm an ninh thuộc Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc, cho biết các cơ quan hàng hải nước này đang lên kế hoạch kiểm tra và theo dõi các tàu bị nghi ngờ chở hàng hóa nằm trong danh mục cấm. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện dọc bờ biển Hàn Quốc. Thông tin thu được có thể chia sẻ với lực lượng hải quân và một số đơn vị khác.


Su-25 Nga thả 6.000 quả bom trong chiến dịch ở Syria

Trong chiến dịch không kích kéo dài gần sáu tháng ở Syria của Nga, riêng máy bay Su-25 đã thực hiện hơn 1.600 đợt xuất kích và thả 6.000 quả bom ở quốc gia Trung Đông này.

Thông tin trên được hãng tin TASS của Nga đưa tin dựa trên phát biểu của ông Aleksandr Galkin, Tư lệnh quân khu phía Nam của Nga, tại một lễ chào mừng các máy bay chiến đấu của Nga trở về từ Syria diễn ra hôm 16-3.

“Sau một thời gian dài triển khai nhiệm vụ ở xa, hôm nay chúng tôi chào mừng sự trở về của những phi công xuất sắc nhất. Họ đã hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong sáu tháng qua, họ đã thực hiện hơn 1.600 đợt xuất kích trong những điều kiện khắc nghiệt, các máy bay của họ đã bay hơn 1.000 giờ trên bầu trời Syria và thả 6.000 quả bom vào các vị trí của khủng bố” - ông Galkin nói.

may bay su-25 cua nga cat canh o syria

Máy bay Su-25 của Nga cất cánh ở Syria

Sáng 16-3, một nhóm các máy bay ném bom Sukhoi-25 đã rời khỏi căn cứ không quân Hmeymim ở Syria trở về nước và hạ cánh tại một căn cứ ở khu vực Krasnodar. Trước đó, một nhóm các máy bay chiến đấu Sukhoi-34 đã trở về Nga. Ngay sau đó, có thông tin cho biết các máy bay ném bom Su-24M cũng đang trên đường trở về.

Phần lớn các lực lượng của Nga, bao gồm không quân, đặc công và thủy quân lục chiến bảo vệ căn cứ tại Syria cũng đã rút dần quân khỏi Syria từ ngày 15-3.

Nga tham gia các hoạt động chống khủng bố tại Syria kể từ 30-9-2015 theo đề nghị của Tổng thống Syria Bashar Assad. Từ lúc bắt đầu cho đến nay, không quân Nga tại Syria đã tiến hành hơn 9.000 phi vụ không kích. Ngoài ra, được sự hỗ trợ của không quân Nga, các lực lượng vũ trang Syria đã giải phóng được 400 khu vực dân cư và hơn 10.000 km2 lãnh thổ.


Ông Putin: Quân đội Nga có thể trở lại Syria trong vài giờ

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 17-3 tuyên bố Moscow sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Syria và nếu cần thiết, nước ông có thể tái lập sự hiện diện quân sự tại đây chỉ trong vài giờ.

Phát biểu tại lễ trao huy chương cho quân nhân phục vụ ở Syria tại Điện Kremlin, ông Putin một mặt nhấn mạnh sứ mệnh quân sự của Nga ở quốc gia Trung Đông này đã “thành công vang dội”.

Mặt khác, ông tìm cách làm dịu mối quan tâm về sự rạn nứt quan hệ giữa Moscow và Damascus. Nhà lãnh đạo Nga nói rằng kế hoạch rút phần lớn lực lượng quân sự của nước này khỏi Syria “đã được thống nhất với Tổng thống Bashar al-Assad từ trước”.

Tổng thống Putin cũng khẳng định lực lượng không quân Nga còn ở lại Syria đủ sức giúp quân đội nước này tiếp tục tiến lên. Ngoài ra, lực lượng Nga sẽ tiếp tục không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Mặt trận Al-Nusra và các nhóm khủng bố khác, theo ông Putin.

tong thong putin chu tri mot hoi nghi o dien kremlin hom 16-3. anh: reuters

Tổng thống Putin chủ trì một hội nghỉ ở Điện Kremlin hôm 16-3. Ảnh: Reuters

Dù ông khẳng định ưu tiên để giải quyết cuộc xung đột gần 5 năm qua ở Syria phải là giải pháp ngoại giao trên bàn đàm phán nhưng vẫn tuyên bố Nga có thể mở rộng quy mô lực lượng tại đây một cách rất nhanh chóng.

“Nếu cần thiết, chỉ trong vòng một vài giờ, Nga có thể tái lập lực lượng tương xứng với tình hình đang diễn ra ở đó và sử dụng toàn bộ năng lực chiến đấu chúng tôi” – ông Putin cho biết.

Hôm 17-3, báo Komsomolskaya Pravda dẫn lời tư lệnh lực lượng không quân Nga, tướng Viktor Bondarev, cho hay Moscow sẽ hoàn thành kế hoạch rút lực lượng khỏi Syria trước cuối tuần này.

Reuters ước tính 18 trong số khoảng 36 chiến đầu cơ Nga thường trực ở Syria đã rút về kể từ khi ông Putin ra lệnh hôm 14-3.


Donald Trump cảnh báo bạo loạn nếu ông không được đề cử

 Dù chiến thắng áp đảo trong ngày bầu cử quan trọng 15-3 nhưng hiện nay tỉ phú Donald Trump đang lâm vào tình thế rất khó khăn và có thể thất bại bất cứ lúc nào.

ti phu my donald trump

Tỉ phú Mỹ Donald Trump

Mọi thông số bề mặt đều đang thuộc về tỉ phú Donald Trump, nhưng nếu không có bước đột phá hơn so với thời gian qua, nhiều phần ông sẽ nhận thất bại. Theo số liệu mới nhất, Donald Trump có 673 phiếu đại biểu, Ted Cruz có 410 và John Kasich có 143.

Trong ngày bầu cử 15-3, tỉ phú Trump giành trọn 99 phiếu đại biểu tại bang Florida. Đây là chiến thắng lớn, quan trọng đồng thời khiến nghị sĩ Marco Rubio phải rút lui.

Tuy nhiên, tỉ phú Trump lại thua ở bang Ohio trước nghị sĩ John Kasich, giúp ông này có toàn bộ 66 phiếu đại biểu của bang.

Số 66 phiếu đại biểu này không giúp ông Kasich tiến bước trong cuộc đua giành 1.237 phiếu đại biểu cần thiết. Theo tính toán, dù có thắng ở tất cả các bang còn lại, ông Kasich cũng không đủ 1.237 phiếu.

Tại Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu mô tả tỉ phú Donald Trump là “to mồm” và “hành động như thằng hề để thu hút nhiều cử tri. Tờ này cũng ngụ ý rằng dường như Trump đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng hòa.

Tuy nhiên, chiến thắng của nghị sĩ Kasich tại Ohio lại là yếu tố quyết định khiến tỉ phú Trump không giành được đủ số 1.237.

Nói cách khác, sau khi thua tại bang Ohio, và với đà chiến thắng hiện nay, theo tính toán của tờ New York Times, tổng cộng tỉ phú Trump chỉ đạt được tối đa 1.148 phiếu đại biểu, kém số cần thiết 89 phiếu.

Do đó Donald Trump phải cải thiện chiến dịch tranh cử để giành nhiều phiếu bầu hơn hòng đạt số 1.237 cần thiết. Điều này hứa hẹn gặp khó khăn lớn vì hầu hết những cử tri ủng hộ Marco Rubio đang có xu hướng chuyển qua ủng hộ nghị sĩ Ted Cruz sau khi ông Rubio rút lui. Hơn nữa, sắp tới Đảng Cộng hòa chỉ còn bầu ở hơn 20 bang, lại là những nơi đang có thiện cảm với Ted Cruz và John Kasich.

Trong trường hợp không ứng viên nào đạt đủ 1.237 phiếu đại biểu - điều những người làm chiến dịch của Ted Cruz và John Kasich tính đến ngay từ đầu như là phương án duy nhất chống tỉ phú Trump - mọi thứ rất gay cấn và phần thiệt thuộc về tỉ phú Trump.

Theo luật, nếu một ứng viên đạt đủ 1.237 phiếu, sẽ chắc chắn giành thắng lợi tại Hội nghị Đảng Cộng hòa diễn ra vào tháng 7, trở thành đại diện đảng ra tranh cử tổng thống Mỹ.

Cụ thể, khi thắng tại bang Alabama ngày 1-3, ông Trump có được 36 phiếu đại biểu, ông Cruz có 13 và ông Kasich có 1. Nếu một ứng viên đạt đủ 1.237 phiếu đại biểu, khi vào Hội nghị, đoàn đại biểu của bang Alabama sẽ bỏ phiếu theo chính xác con số như vậy.

Ngược lại, nếu không ai đạt đủ 1.237 phiếu đại biểu, khi vào Hội nghị toàn thể 50 đại biểu của bang Alabama sẽ được tự do bỏ phiếu, muốn chọn ai tùy thích.

Khi đó, vai trò quyết định được trao vào từng lá phiếu cụ thể, phụ thuộc vào các đoàn đại biểu của từng bang. Do đó, muốn vận động những người này bỏ phiếu cho mình, một ứng viên phải có chiến dịch tranh cử rất sâu rộng. Đây là điều mà nghị sĩ Ted Cruz đã làm ngay từ đầu trong khi tỉ phú Donald Trump hoàn toàn thiếu và chỉ mới nhận ra trong thời gian gần đây.

Joshua T.Putnam, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Georgia, nói: “Ở hầu hết các bang, bạn không thể chỉ vận động bề mặt mà phải đặt nền móng từ nhiều tháng trước. Nhìn chung, chiến dịch của Trump không được kích hoạt để đánh vào những đại biểu này”.

Nhận thức được vấn đề, tỉ phú Trump đã có chuyển biến trong chiến dịch khi thành lập một đội bốn người vận động “những đại biểu”. 

Ngược lại là cách làm việc của nghị sĩ Ted Cruz. Cựu chủ tịch Đảng Cộng hòa bang Michigan, Saul Anuzis nói: “Chiến dịch của Cruz được tổ chức sâu đến từng quận, hạt ở mọi cấp độ trên khắp nước. Bạn phải làm việc với những người thật sự hoạt động trong nội bộ đảng”.

Nghị sĩ Ted Cruz cũng nhiều lần tuyên bố: “Cách duy nhất để thắng Donald Trump là ở ngày bỏ phiếu trong Hội nghị”.

Khi nói về việc Hội nghị phải tiến hành bỏ phiếu tự do vì không ứng viên nào đủ 1.237 phiếu đại biểu, tỉ phú Trump lại có phát biểu sốc: “Tôi nghĩ sẽ có bạo loạn. Tôi đại diện cho hằng triệu, hằng triệu người”.

Lần cuối cùng một ứng viên của Đảng Cộng hòa không đạt đủ số phiếu đại biểu cần thiết trước khi bước vào Hội nghị là đã cách đây 60 năm.

Cách chọn lựa đoàn đại biểu của các bang cũng khác nhau. Một vài bang chỉ định trực tiếp đoàn đại biểu; đa số tổ chức bỏ phiếu chọn đoàn đại biểu và một số ít cho chính ứng viên đề xuất danh sách đoàn đại biểu.

 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục