tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 17-03-2016

  • Cập nhật : 17/03/2016

Nhật dự định kiện Trung Quốc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp

tau trung quoc va nhat ban gan quan dao tranh chap senkaku/dieu ngu o bien hoa dong - anh: reuters

Tàu Trung Quốc và Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông - Ảnh: Reuters

Đảng cầm quyền tại Nhật Bản đang thúc giục Thủ tướng Shinzo Abe kiện Trung Quốc lên toà trọng tài quốc tế vì việc Bắc Kinh khoan thăm dò dầu khí tại vùng tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Mối quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản xấu đi trong nhiều năm qua vì các tranh chấp chủ quyền đối với nhóm đảo không người ở tại biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi đây là quần đảo Điếu Ngư.
Năm 2015, Nhật Bản từng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc xây dựng các công trình khoan thăm dò dầu khí tại biển Hoa Đông, theo Reuters ngày 16.3. Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc đơn phương xây dựng các công trình trên mặc dù từng ký thoả thuận hợp tác giữ gìn tài nguyên tại vùng biển này vào năm 2008.
Trung Quốc thì cãi rằng nước này có mọi quyền để khoan thăm dò tại các vùng biển lân cận vùng tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông.
Đảng Tự do dân chủ (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản ngày 16.3 ra nghị quyết kêu gọi Thủ tướng Shinzo Abe mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán về vấn đề khoan thăm dò dầu khí, hoặc cân nhắc đưa vụ việc ra toà trọng tài quốc tế.
Trong vài năm gần đây, hai nước chưa đàm phán lần nào về việc khai thác, phát triển nguồn tài nguyên tại biển Hoa Đông dù Nhật liên tục hối thúc Trung Quốc ngồi vào bàn thảo luận.

Nhân vật số 2 của Triều Tiên đi cải tạo vì con xem phim Hàn

Ông Choe Ryong-hae, nhân vật được xem là quyền lực số 2 tại Triều Tiên, có thể phải đi cải tạo tại một trang trại ngoại ô hồi cuối năm 2015 vì con trai cả của ông bị bắt gặp xem phim Hàn Quốc.

Theo The Chosunilbo, Choe Ryong-hae thuộc Ban Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, không có tên trong danh sách tổ chức quốc tang cho nguyên soái Ri Eul-sol vào tháng 11-2015 và không xuất hiện trong nhiều tháng liền dẫn đến tin đồn ông đã bị thanh trừng. Đến tháng 1-2016, ông Choe xuất hiện trở lại.

 ong choe ryong-hae. (anh: reuters)

 Ông Choe Ryong-hae. (Ảnh: Reuters)

Chung Sung-jang thuộc Viện Sejong (Hàn Quốc) hôm 15-3 cho hay con trai cả của ông Choe bị các nhân viên an ninh bắt gặp xem phim Hàn Quốc. Ông Choe được cho là thừa nhận sai lầm của mình và tình nguyện xin đi cải tạo bản thân cũng như giáo dục lại con trai mình.

Tờn Yonhap News cho rằng ông Choe được đưa tới làm việc tại một trại cải tạo tập thể. "Quyết định đó vừa cứu được con trai ông vừa giúp ông bày tỏ lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un" - ông Chung đánh giá.

Tuy nhiên, về tuyên bố của nhà nghiên cứu Cheong, các quan chức tình báo của Seoul cho rằng đây là "một trong những tin đồn chưa được xác nhận” - theo UPI.

Người này còn tiết lộ thêm em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Yeo-jong đã kết hôn với con trai thứ hai của ông Choe.

Trước đó, hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn lời một quan chức tình báo Hàn Quốc cho biết ông Choe Ryong-hae đang được cải tạo ở Trường Đảng cao cấp Kim Nhật Thành. Vào lúc đó, chưa rõ nguyên nhân vì sao ông Choe bị đưa đi cải tạo. Nhưng theo Yonhap, có thể ông Choe dính đến vụ rắc rối xây đập ở núi Paektu mà Bình Nhưỡng xem là công trình mừng sinh nhật của cựu lãnh đạo Kim Jong-il, cha ông Kim Jong-un.


Tranh cãi về số phận Hồng Kông sau năm 2047

Đang có một cuộc tranh cãi về sự tự trị của Hồng Kông sau 50 năm thành phố này được Anh trả về cho Trung Quốc (1997 - 2047).
Đại học Hồng Kông (HKU) là xuất phát điểm của cuộc tranh cãi này với bài báo có tựa đề Tuyên bố của người trẻ về Hồng Kông đăng trên số mới nhất của Undergrad,tạp chí thuộc đại học danh tiếng ở đặc khu hành chính này. Bài báo đòi quyền tự trị cho Hồng Kông khi nói rằng thành phố này là vùng đất có “chủ quyền” được Liên Hiệp Quốc công nhận; vì vậy, Hồng Kông có quyền tuyên bố độc lập sau 50 năm được trả về cho Trung Quốc.
"Mặc dù Hồng Kông chưa có điều kiện để trở thành độc lập nhưng đó không phải là mối quan tâm chính của chúng tôi, mà là Hồng Kông có nên trở thành độc lập hay không", South China Morning Post dẫn lại bài báo trên Undergrad.
Sau khi được trả về cho Trung Quốc, Hồng Kông được duy trì "sự tự trị ở mức độ cao" cho đến năm 2047. Dù số phận Hồng Kông sẽ được quyết định sau hơn 30 năm nữa, nhưng giới trẻ Hồng Kông cho rằng sự phụ thuộc của thành phố này vào đại lục theo thời gian sẽ làm lu mờ sự tự trị mà hiện nay họ đang hưởng; vì vậy vấn đề số phận Hồng Kông sau năm 2047 phải được bàn luận ngay bây giờ.
Ngoài việc độc lập, bài báo còn cho rằng Hồng Kông cần có một chính quyền dân chủ được thành lập sau năm 2047 và một hiến pháp của riêng thành phố này. Bài báo của các sinh viên cũng lên án chính quyền làm "con rối" cho đảng Cộng sản TQ, góp phần làm "suy yếu" quyền tự trị của Hồng Kông.
 
"Tương lai Hồng Kông do người Hồng Kông quyết định"
dac khu truong hong kong luong chan anh - anh: reuters

Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh - Ảnh: Reuters

Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh hôm 15.3 đã phủ nhận những gì được viết trong bài báo. Ông Lương nói rằng Bắc Kinh hứa duy trì hệ thống “tư bản” cho Hồng Kông đến năm 2047. "Hồng Kông là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại, và điều này vẫn là một thực tế, không thay đổi sau năm 2047", ông Lương phát biểu.

Trong bài phát biểu của mình hồi năm 2015, người đứng đầu đặc khu này từng chỉ trích những bài báo của sinh viên bàn về sự độc lập của Hồng Kông. Những người trung thành với Bắc Kinh cũng đả kích tư tưởng này của sinh viên.

Chủ tịch Hội đồng Đại học Hồng Kông Arthur Li Kwok-cheung cho rằng ý tưởng độc lập của sinh viên trong trường là vô nghĩa: "Tôi không nghĩ có bất kỳ người khôn ngoan nào muốn lắng nghe họ (sinh viên). Nước và thực phẩm của chúng ta đang dùng từ đâu đến? Tương lai của Hồng Kông sẽ rất tốt - đó là một nơi an lành ", ông Li nói, ám chỉ Trung Quốc đại lục.
Không chấp nhận với những phát biểu trên, Marcus Lau Yee-ching, biên tập viên của Undergrad, lập luận rằng "chỉ người Hồng Kông mới có thể quyết định tương lai của Hồng Kông".
Ông Ivan Choy Chi-keung, một nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Trung văn Hồng Kông, cho rằng những lời kêu gọi độc lập là "sự tiến bộ tự nhiên" trong nền chính trị của Hồng Kông trong khi chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần từ chối quyền tự trị cho thành phố này. "Nhiều người trẻ đang thất vọng về cải cách chính trị và cả việc bầu cử phổ thông đầu phiếu", ông Choy nhận định.

Liên quân Saudia Arabia không kích khu chợ Yemen, 41 người thiệt mạng

Ngày 15-3, liên quân quốc tế chống phiến quân Houthi do Saudi Arabia dẫn đầu đã không kích trúng một khu chợ đông đúc tại Yemen khiến ít nhất 41 dân thường thiệt mạng.

may bay chien dau cua lien quan do saudi arabia dan dau - anh: reuters 

Máy bay chiến đấu của liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu - Ảnh: Reuters 

Vụ việc xảy ra tại một khu chợ thuộc quận Mustaba, tỉnh Haja (Yemen) ngày 15-3.

RT dẫn lời Giám đốc Sở Y tế tỉnh Haja, ông Ayman Mathkour, xác nhận ba vụ không kích đã khiến 41 người thiệt mạng và 75 người khác bị thương.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất chính xác con số thương vong sau vụ không kích.

Theo Saba.net, cơ quan truyền thông của phiến quân Houthi, số người thiệt mạng lên tới 65 và chỉ có 55 người bị thương. Trong khi đó, Tổ chức Bác sĩ Không biên giới lại khẳng định chỉ có hơn 40 dân thường bị thương, trong đó có một trẻ em, đang trong tình trạng nguy kịch.

Hiện cả liên quân của Saudi Arabia lẫn phiến quân Houthi vẫn chưa lên tiếng bình luận về vụ việc.

Trước đó, hồi cuối tháng 1, một vụ không kích tương tự cũng đã xảy ra tại thủ đô Sanaa của Yemen, cướp đi sinh mạng của 45 dân thường và làm bị thương khoảng 50 người khác.

Kể từ khi liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu bắt đầu các vụ không kích chống phiến quân Houthi do Iran hỗ trợ, hơn 6.000 người Yemen đã thiệt mạng, phần lớn trong số đó là dân thường.

Trước đó, hồi tháng 1 vừa rồi, một ủy ban của Liên Hiệp Quốc phụ trách giám sát các vụ không kích đã báo cáo với Hội đồng Bảo an rằng đã phát hiện các bằng chứng cho thấy Saudi Arabia “đang tấn công trên diện rộng và một cách có hệ thống vào các mục tiêu dân sự ở Yemen”.


Indonesia tiêu diệt 2 phần tử cực đoan người Trung Quốc

Cảnh sát Indonesia đã bắn chết 2 người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, bị nghi tham chiến cùng nhóm cực đoan Mujahideen Đông Indonesia do Santoso - phần tử Hồi giáo cực đoan bị truy nã gắt gao nhất - đứng đầu.

canh sat indonesia lam nhiem vu trong chien dich truy quet. anh: afp/ttxvn

Cảnh sát Indonesia làm nhiệm vụ trong chiến dịch truy quét. Ảnh: AFP/TTXVN

Cảnh sát trưởng tỉnh Trung Sulawesi của Indonesia, ông Rudy Sufahriadi ngày 16/3 đã xác nhận thông tin này. Hai đối tượng bị tiêu diệt trong cuộc đọ súng sáng 15/3 ở vùng núi thuộc đảo Sulawesi. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh chính quyền đang thực hiện chiến dịch truy lùng tên Santoso. 

Ông Sufahriadi xác nhận 2 đối tượng thiệt mạng là người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời cho biết dựa vào lời khai của các đối tượng bị bắt giữ, vẫn còn 4 người Duy Ngô Nhĩ khác đang tham chiến cùng nhóm của Santoso - hiện có khoảng 30-40 tay súng.

Chính quyền Indonesia đã triển khai nhiều chiến dịch để bắt giữ Santoso, kẻ từng thề trung thành với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Chiến dịch hiện nay có sự tham gia của khoảng 2.000 cảnh sát và binh sĩ.

Indonesia, nước có đông dân Hồi giáo nhất thế giới, đã hứng chịu một loạt vụ tấn công của các phần tử Hồi giáo trong vòng 15 năm qua. Mới đây nhất là vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Jakarta hồi tháng 1 vừa qua - vụ tấn công lớn đầu tiên trong vòng 7 năm qua. IS đã thừa nhận tiến hành vụ tấn công này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục