Đại sứ Mỹ tại Thái Lan bị điều tra tội phỉ báng hoàng gia
Thủ tướng Merkel được bầu chọn là Nhân vật của năm
Điều trinh sát P-8, Mỹ thêm mắt thần răn đe Trung Quốc trên Biển Đông
Nga điều trực thăng tấn công gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
IS tung bài hát tiếng Trung chiêu mộ người Hồi giáo Trung Quốc
Tin thế giới đọc nhanh sáng 14-07-2016
- Cập nhật : 14/07/2016
Trung Quốc cảnh báo về 'cái nôi chiến tranh' ở Biển Đông
Trung Quốc cảnh báo các đối thủ không biến Biển Đông thành nơi khởi nguồn cho các xung đột và đe dọa sẽ thiết lập ADIZ.
Trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cảnh báo các nước không biến Biển Đông "thành cái nôi chiến tranh", theo AFP.
Trong khi phản đối phán quyết mang tính ràng buộc của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông và so sánh nó với "mớ giấy lộn", ông Lưu lại biện bạch rằng mục tiêu của Trung Quốc là biến Biển Đông thành "một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác".
Ông Lưu cũng ngang nhiên tuyên bố có quyền thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Ông cho hay quyết định thiết lập ADIZ phụ thuộc vào "mức độ của các mối đe dọa mà Trung Quốc đối mặt".
Phát biểu hôm qua tại Washington, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải thậm chí còn thẳng thừng hơn khi cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài "chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng và thậm chí dẫn đến đối đầu".
Philippines hồi đầu năm 2013 đã đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Tòa Trọng tài hôm qua ra phán quyết, khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
Phán quyết của Tòa Trọng tài đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trên thế giới. Trong khi Nhật Bản và Australia khẳng định đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines, Mỹ kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng phán quyết từ Tòa Trọng tài đưa ra.
Việt Nam hoan nghênh phán quyết từ Tòa Trọng tài về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Mỹ - Hàn chọn địa điểm đặt hệ thống THAAD
Giới chức Seoul hôm 13-7 thông báo Mỹ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại một thị trấn nông thôn ở phía Đông Nam Hàn Quốc, động thái có thể chọc giận Triều Tiên và Trung Quốc.
Theo hãng tin AP, Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sẽ được Mỹ đặt tại thị trấn Seongju, cách thủ đô Seoul hơn 270 km về phía Nam. Các quan chức Seoul và Washington nói rằng họ cần một hệ thống tên lửa đủ mạnh để đối phó với các mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ phía Triều Tiên.
Thứ trưởng Quốc phòng Seoul Ryu Je-seung tại cuộc họp báo ngày 13-7 cho biết Seongju được chọn vì khu vực này giúp tối đa hóa khả năng của hệ thống THAAD, trong khi vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe và an toàn.
Ông Ryu cho biết thêm địa điểm được chọn sẽ giúp hệ thống mới bảo vệ được 2/3 dân số Hàn Quốc, nhà máy hạt nhân, cơ sở sản xuất dầu... khỏi các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Quyết định được bộ trưởng quốc phòng hai nước Mỹ-Hàn thông qua.
Trung Quốc và Nga phản đối Mỹ đặt THAAD tại Hàn Quốc vì cho rằng nó sẽ giúp radar của Mỹ theo dõi tên lửa tại quốc gia họ. Tuy nhiên, Seoul và Washington khẳng định hệ thống chỉ nhắm mục tiêu vào Bình Nhưỡng, trong bối cảnh nhiều người Hàn Quốc lo ngại Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước này – có thể trả đũa về kinh tế.
Thêm vào đó, cư dân thị trấn Seongju lo ngại sóng điện từ phát ra từ hệ thống radar của THAAD sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe. Hàng ngàn người tại đây đã biểu tình ngày 13-7 để yêu cầu chính phủ hủy bỏ quyết định của mình. Một nhóm các nhà lãnh đạo địa phương còn viết huyết thư chuẩn bị gửi lên Bộ Quốc phòng trong khi người đứng đầu thị trấn Kim Hang-gon và các thành viên hội đồng địa phương tuyệt thực.
Song giới chức quốc phòng Hàn Quốc lập luận hệ thống phòng thủ được đặt trên một ngọn núi, không phải khu dân cư nên sẽ vô hại với người nào sống cách nơi triển khai tên lửa 100 m.
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận kế hoạch triển khai một hệ thống THAAD tại Hàn Quốc sau khi Triều Tiên phóng tên lửa và thử hạt nhân hồi đầu năm nay. Mỹ cũng có một căn cứ quân sự đồn trú 28.500 quân ở Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên.
Trung Quốc liên tiếp đưa máy bay dân sự đáp xuống Trường Sa
Hai máy bay dân sự của Trung Quốc hôm nay hạ cánh trái phép xuống đá Subi và đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Theo China News, hai máy bay trên thuộc hãng hàng không Phương Nam (China Southern Airlines) và hãng hàng không Hải Nam (Hainan Airlines) sáng nay cất cánh từ đảo Hải Nam rồi lần lượt bay tới đá Vành Khăn và đá Subi. Sau khi hạ cánh xuống hai đường băng phi pháp, hai máy bay lại quay trở về đảo Hải Nam.
Subi và Vành Khăn là hai trong số 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi lấp, cải tạo trái phép thành đảo nhân tạo, và xây dựng các đường băng phi pháp, đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay quân sự hạng nặng.
Động thái của Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi Tòa Trọng tài kết luận Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra, bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông.
Trước khi tòa ra phán quyết, máy bay dân sự Trung Quốc hôm qua cũng ngang nhiên hạ cánh trái phép xuống đường băng trên hai đá nói trên.
Việt Nam hoan nghênh việc Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông ngày 12/7 và sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết. Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.(VNEX)
“Bà đầm thép” II của Anh nhậm chức
Một loạt nữ đồng nghiệp Đảng Bảo thủ của bà Theresa May chuẩn bị được đề bạt vào nội các mới sau khi nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử nước Anh chính thức nhậm chức ngày 13-7, theo báo Guardian.
Hai nữ chính trị gia Amber Rudd và Justine Greening, hiện là bộ trưởng Năng lượng- Biến đổi khí hậu và bộ trưởng Phát triển quốc tế, nằm trong số những cái tên dự kiến sẽ được bổ nhiệm những vị trí quan trọng trong nội các mới hứa hẹn cân bằng về giới tính, thậm chí còn hơn cả nội các có 1/3 là phái đẹp của người tiền nhiệm David Cameron.
Tờ Independent (Anh) cùng ngày đăng tải bài viết đầy phũ phàng: “Tạm biệt ông David Cameron, vị thủ tướng tồi tệ nhất trong lịch sử hàng trăm năm” trong khi vị thủ tướng thứ 74 của nước Anh đang gói ghém đồ đạc rời khỏi số 10 phố Downing - nơi đặt Văn phòng Thủ tướng. Theo đúng nguyên tắc, ông Cameron phải đến điện Buckingham nộp đơn từ chức lên Nữ hoàng Elizabeth II. Trong khi đó, lịch trình của bà May hoàn toàn ngược lại, trước khi chồng là ông Philip May dọn tới số 10 phố Downing, nữ chính trị gia 59 tuổi cũng tới yết kiến Nữ hoàng để thực hiện những nghi lễ truyền thống trước khi chính thức trở thành nữ thủ tướng nước Anh.
Nữ thủ tướng từng trải qua 6 năm làm Bộ trưởng Nội vụ, người giữ chức vụ này lâu nhất tại nước Anh trong hơn 100 năm qua, được coi là lựa chọn an toàn để lèo lái nước Anh trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Trước cuộc trưng cầu Brexit, bà May theo phe ủng hộ nước Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, từ khi kết quả được công bố, nữ chính trị gia được coi là “người gần giống bà đầm thép Magaret Thatcher nhất” khẳng định: “Brexit là Brexit. Nước Anh không phải nỗ lực để ở lại EU hay tái gia nhập EU bằng cửa sau. Và cũng không có trưng cầu ý dân lần hai”. Bất chấp những áp lực từ EU đòi nhanh chóng khởi động đàm phán các điều khoản ra đi của Anh, bà khẳng định không cần vội vàng kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon - bước đi chính thức để bắt đầu tiến trình Brexit.
Trong khi đó, vào ngày 5-9 tới, Hạ viện Anh sẽ bàn thảo đơn kiến nghị tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU. Đơn này đã thu thập được hơn 4 triệu chữ ký tính đến nay. Lẽ ra cũng phải đến tháng 9, ông Cameron mới bàn giao chức vụ cho người mới. Tuy nhiên, cuộc đua chọn lãnh đạo cho Đảng Bảo thủ bất ngờ kết thúc sớm hôm 11-7 do đối thủ cuối cùng của bà May đột ngột rút lui khiến ông Cameron trở về làm “dân thường” sớm hơn dự kiến.
Trung Quốc dọa lập ADIZ sau phán quyết về 'đường lưỡi bò'
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông bất chấp phán quyết của tòa quốc tế bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh.
Financial Review dẫn lời thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho hay quyết định thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) phụ thuộc vào "mức độ của các mối đe dọa mà Trung Quốc đối mặt".
"Nếu an ninh của chúng tôi bị đe dọa, tất nhiên chúng tôi có quyền. Chúng tôi hy vọng các nước khác không nhân cơ hội này để đe dọa Trung Quốc", ông này nói.
Bắc Kinh từng nhiều lần ra tín hiệu về việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông. ADIZ yêu cầu tất cả các phi cơ bay qua phải báo cáo về danh tính cho chính phủ kiểm soát.
Ông Lưu đưa ra phát ngôn trên tại một cuộc họp báo hôm nay, không lâu sau khi Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, tuyên bố quyền lịch sử của Trung Quốc trong "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn" trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý. Đường này do Bắc Kinh tự vẽ ra để áp đặt chủ quyền với hầu hết diện tích của Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ quốc tế.
Philippines hồi đầu năm 2013 đã đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và cần được tuyên bố là không có căn cứ.
Tuy nhiên, ông Lưu bác bỏ phán quyết trên, thậm chí còn bày tỏ nghi ngờ 5 thẩm phán của hội đồng trọng tài "bị Philippines hoặc các nước khác mua chuộc". Ông này viện dẫn các thẩm phán "không phải người châu Á" và "không rõ liệu có hiểu văn hóa châu Á hay không".
Quan chức này cũng đổ lỗi cho Manila "gây rối" nhưng nói Trung Quốc muốn quay lại bàn đàm phán song phương với Philippines.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng tuyên bố rằng phán quyết của tòa là "vô hiệu" và "không có sự ràng buộc" với nước này.
Giới chuyên gia quốc phòng từng bày tỏ nghi ngờ Bắc Kinh có thể thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông sau khi có phán quyết của tòa quốc tế về vụ kiện của Philippines, như đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Họ cảnh báo hành động đơn phương này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng khu vực khiến nhiều bên liên quan phải nhập cuộc. Mỹ khẳng định sẽ không công nhận một vùng cấm như vậy trên Biển Đông như từng không công nhận vùng cấm trên biển Hoa Đông.