Theo báo chí Trung Quốc, từ những vụ án tham nhũng bị lật tẩy, có thể thấy dịp Tết âm lịch hàng năm là thời gian “vớ bẫm” của nhiều quan chức.
Tin thế giới đọc nhanh tối 12-03-2016
- Cập nhật : 12/03/2016
Thái Lan đứng trước nguy cơ lâm vào "hỗn loạn đẫm máu"
Phó giáo sư Prinya Thaewanarumitkul, Phó Trưởng Khoa Quản lý Đại học Thammasat ngày 10/3 đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra "hỗn loạn đẫm máu" trong nước.
Lực lượng rà phá bom Thái Lan điều tra tại hiện trường vụ nổ bom ở quận Chanae, tỉnh Narathiwat vào chiều 9/3 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Đại học Thammasat, phó giáo sư Prinya nói: "Chúng ta đã có trải nghiệm dân chủ vì vậy tôi không nghĩ là cần có một giai đoạn chuyển giao kéo dài 5 năm. Chính quyền quân sự nên theo đúng lộ trình dân chủ và không được lợi dụng dự thảo hiến pháp mới."
Ông cũng nhắc lại sự kiện hiến pháp 1991 cho phép chính quyền quân sự bổ nhiệm các thượng nghị sỹ và thủ tướng không phải do dân cử, dù trước đó đã hứa hẹn tổ chức bầu cử trong vòng 6 tháng.
Điều này đã tạo ra sự bất bình rộng khắp và cuối cùng dẫn đến việc quân đội dùng vũ lực trấn áp, gây ra thảm kịch Tháng Năm Đen tối năm 1992. Bản Hiến pháp 1991 cũng do chính ông Meechai Ruchupan, hiện là Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp (CDC) chắp bút.
Cũng tại hội thảo ở Đại học Thammasat, ông Chaturon Chaisan, một chính trị gia của Đảng Pheu Thai nói rằng dự thảo hiến pháp mới gặp phải nhiều sự phản đối do không cho phép các tổ chức dân sự xã hội tham gia bàn luận các quyết sách quan trọng, tiềm ẩn nguy cơ bị phế bỏ và dẫn đến một cuộc đảo chính trong tương lai.
Hàn Quốc triển khai tên lửa phòng không đối phó Triều Tiên
Hàn Quốc siết an ninh sân bay sau vụ nhập cảnh chui
ECB nỗ lực kích thích kinh tế eurozone
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 10-3 khiến các thị trường tài chính ngạc nhiên khi cắt giảm lãi suất trong khu vực đồng euro (eurozone) từ 0,05% xuống còn 0%.
Đây là một trong những biện pháp nhằm kích thích kinh tế eurozone tăng trưởng và ngăn chặn giảm phát. ECB dự báo lạm phát sẽ ở mức cực thấp trong năm nay - chỉ 0,1%, thấp hơn nhiều so với con số 1% được đưa ra hồi tháng 12-2015. Vì thế, theo báo The Guardian, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết lãi suất sẽ ở mức “rất thấp” trong ít nhất một năm nữa nhưng bác bỏ phỏng đoán nó sẽ tiếp tục bị cắt giảm.
Ngoài ra, ECB còn đẩy mạnh chương trình nới lỏng định lượng đang tiến hành, tức in thêm tiền mặt để mua trái phiếu và các tài sản khác, từ đó bơm tiền mặt vào nền kinh tế châu Âu. Theo ông Draghi, chương trình này dự kiến kéo dài đến tháng 3-2017 (hoặc sau đó nếu cần) và sẽ mua 80 tỉ euro giá trị trái phiếu mỗi tháng kể từ tháng 4 tới so với mức 60 tỉ euro hiện nay. Ngoài ra, chương trình lần đầu tiên còn mua cả trái phiếu của doanh nghiệp.
Để thuyết phục các ngân hàng thương mại giúp đỡ doanh nghiệp và cá nhân hơn là tích trữ tiền mặt, ECB đã đưa ra 4 gói cho vay ưu đãi mới. Theo ông Draghi, sẽ có thưởng cho ngân hàng nào cho vay nhiều hơn. Ngoài ra, ECB còn giảm lãi suất trả cho khoản tiền mặt mà các ngân hàng thương mại gửi qua đêm tại ECB xuống mức -0,4%.
Tuy nhiên, nhà bình luận Larry Elliott nhận định vấn đề của eurozone không phải là thiếu nguồn cung cấp tín dụng mà là nhu cầu vay tiền thấp ngay cả khi lãi suất xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Theo ông, ECB không thể giải quyết được mọi vấn đề của eurozone
Tổng thống Obama: ‘Ông Putin không phải người khờ khạo’
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin họp riêng tại hội nghị G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15.11.2015 - Ảnh: Nhà Trắng
Trả lời phỏng vấn tạp chí The Atlantic, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chia sẻ những nhận xét khá tốt của ông trong các cuộc hội kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo RIA 10.3.
"Trong tất cả các cuộc gặp gỡ của chúng tôi, ông Putin luôn nhã nhặn, lịch sự và rất thẳng thắn, cởi mở. Các cuộc hội kiến của chúng tôi được tổ chức rất bài bản, chuyên nghiệp. Ông Putin không bao giờ bắt tôi phải chờ đợi như nhiều người khác", Tổng thống Mỹ cho biết.
Theo chia sẻ của người đứng đầu Nhà Trắng, nhiều người Mỹ có xu hướng nghĩ rằng Tổng thống Nga luôn xa lánh Mỹ nhưng thực ra ông Putin rất chú trọng mối quan hệ với Mỹ.
"Ông Putin luôn quan tâm đến quan hệ hợp tác với chúng ta và rất muốn được coi là đối tác của chúng ta, bởi vì ông ấy không phải là người khờ khạo khi đã nhận ra rằng vị thế của Nga trên trường quốc tế đã trở nên yếu hơn nhiều", ông Obama nói.
Theo ông, Tổng thống Nga đã không có mặt tại bất kỳ một cuộc họp nào có chương trình nghị sự quan trọng, ngoại trừ hội nghị thượng đỉnh G20.
Tổng thống Barack Obama không phải lần đầu tiên đưa ra những ý kiến tương tự. Năm 2014, sau khi xảy ra sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga, ông Obama nói rằng Nga chỉ là cường quốc khu vực chứ không phải cường quốc thế giới.