15 thành viên IS chuẩn bị tấn công khủng bố ở Malaysia
Đài Loan can thiệp vào vụ kiện Biển Đông?
Nhật Bản vẫn duy trì án tử hình
Ukraine dọa chế tạo vũ khí hạt nhân
Nga chế tạo máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA
Tin thế giới đọc nhanh sáng 25-03-2016
- Cập nhật : 25/03/2016
Malaysia không thể "trung lập mãi về biển Đông"
Ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Anifah AmanMalaysia ngày 24-3 tuyên bố chính phủ nước ông không thể giữ mãi lập trường trung lập trong vấn đề biển Đông.
Theo giải thích của Ngoại trưởng Malaysia, họ là một bên trực tiếp liên quan đến biển Đông. “Chúng ta không thể duy trì thế trung lập bởi chúng tôi là một trong các bên tranh chấp. Vì vậy, không nên có lập trường trung lập” - Ngoại trưởng Malaysia nói.
Ông Anifah nhấn mạnh lập trường của Malaysia trong tranh chấp ở biển Đông luôn luôn kiên định và rõ ràng, đó là tuân thủ luật pháp quốc tế như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982).
Theo Ngoại trưởng Malaysia, cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp ở biển Đông là nỗ lực tìm giải pháp hòa bình thông qua đàm phán giữa các quốc gia có liên quan.
Trong khi đó, tàu ngầm USS Ohio Mỹ hôm 23-3 đến vịnh Subic giữa lúc căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh leo thang.
Đại sứ quán Mỹ ở Manila thông báo tàu USS Ohio là tàu ngầm thứ 2 của Mỹ cập cảng ở Subic và là tàu chiến thứ 6 đến thăm Philippines trong tháng này.
Tàu USS Ohio là một trong những tàu ngầm lớn nhất thế giới, dài khoảng 170m và có khả năng hỗ trợ vô số nhiệm vụ như tác chiến chống tàu ngầm và tàu nổi mặt nước, hoạt động đặc nhiệm, tình báo, giám sát, trinh sát...
Chuyến thăm trên diễn ra 1 tuần sau khi một tàu hải cảnh Trung Quốc đâm tàu đánh cá Philippines ở bãi cạn Scarborough thuộc biển Đông. Philippines cho biết lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã ném chai lọ vào ngư dân Philippines. Trong khi đó, Bắc Kinh nói ngư dân Philippines ném bom xăng vào tàu họ.
Nhóm đánh bom Brussels dự tính tấn công lò hạt nhân
Báo Dernier Heure (Bỉ) cho biết nhóm đánh bom khủng bố Brussels đã thu thập nhiều dữ liệu về nhà máy hạt nhân tại Bỉ.
Song song đó, truyền thông Pháp - Bỉ cho biết có thêm một kẻ tình nghi đánh bom ở tàu điện ngầm.
Tờ Dernier Heure (DH) cho biết anh em Khalid and Ibrahim El Bakraoui đã đặt một camera trước nhà của giám đốc chương trình nghiên cứu hạt nhân Bỉ. Mục đích của anh em nhà El Bakraoui là để theo dõi đường đi nước bước của vị giám đốc này.
Nhà chức trách Bỉ cho biết thiết bị camera được giấu trước nhà vị giám đốc tương đồng với các thiết bị dùng trong vụ đánh bom tại Paris và Brussels.
Theo DH, do Salah Abdeslam bị bắt vào ngày 18-3 nên anh em El Bakraoui phải đẩy nhanh kế hoạch đánh bom khủng bố.
Rất nhiều đoạn băng ghi hình vị giám đốc này đã được cảnh sát tìm thấy khi lục soát căn hộ của Mohammed Bakkali - nghi phạm được cho là chỉ đạo các vụ tấn công, đã bị bắt ngày 26-11-2015.
Sau khi phân tích những đoạn băng tịch thu được, các điều tra viên kết luận rằng mục tiêu của bọn khủng bố là "phá hoại nền an ninh quốc gia ở mức độ chưa từng thấy".
Song song đó, theo tờ Le Monde (Pháp) và kênh truyền hình RBTF (Bỉ), camera an ninh cho thấy còn có một nghi phạm khác, mang một túi xách lớn, đi cùng Ibrahim El Bakraoui vào trạm tàu điện ngầm Maalbeek.
Như vậy cho tới thời điểm này, xác định có 5 nghi phạm thực hiện các vụ đánh bom tại thủ đô Brussels, ngày 22-3.
Tại nhà ga Maalbeek: Ibrahim El Bakraoui (đã chết) và một nghi phạm vừa được phát hiện (chưa rõ sống hay chết).
Tại sân bay Brussels: Khalid El Bakraoui (đã chết), một tên đã chết (chưa xác định danh tính nhưng nhiều khả năng là Jasim Laacharoui - một mắt xích quan trọng trong chế tạo bom) và một tên mặc áo choàng trắng (được cho là đã trốn thoát và đang bị truy nã).
Hải quân Hàn Quốc phát triển hệ thống báo động đối phó Triều Tiên
Nhà báo Séc: Trung Quốc vi phạm chuẩn mực quốc tế ở Biển Đông
Các sự kiện gần đây ở Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của những người Séc nghiên cứu về Đông Nam Á.
Ngày 23/3 phóng viên TTXVN tại Praha đã có cuộc trao đổi với nhà báo Milos Krejci, cây bút chuyên về khu vực châu Á, xung quanh việc Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo ở Biển Đông.
Nhà báo Milos đánh giá: Tình hình Biển Đông, một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới, đang gia tăng căng thẳng. Nguyên nhân chính là do các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh đã và đang bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông như xây dựng sân bay, triển khai tên lửa, hệ thống radar tới các khu vực này… Trung Quốc đang biến các đảo nhân tạo này thành các căn cứ quân sự nhằm phục vụ cho việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các hoạt động của Trung Quốc vi phạm luật pháp cũng như các chuẩn mực quốc tế. Các quốc gia không thể xây dựng và sử dụng các đảo nhân tạo để tuyên bố chủ quyền đối với các vùng nước xung quang, đồng thời sử dụng các biện pháp vũ lực để củng cố các tuyên bố này.
Nhà báo Milos khẳng định cần phải đảm bảo an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông. Đây là nguyên tắc mà các nước liên quan trong khu vực cần tôn trọng khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Với vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông, nếu các tuyến hàng hải qua khu vực này bị phong tỏa thì sẽ tác động rất nghiêm trọng không chỉ đối với khu vực mà còn đối với cả nền kinh tế thế giới.
Về biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, nhà báo Milos nhấn mạnh: Các quốc gia cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Các hành động sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không phát huy tác dụng, ngược lại khiến căng thẳng tiếp tục leo thang, đe dọa đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần tham gia tích cực hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù vậy, hiện châu Âu đang phải đối phó với nhiều thách thức nội khối như khủng hoảng nhập cư, chủ nghĩa khủng bố… nên việc thể hiện vai trò ở khu vực Biển Đông bị hạn chế. EU cần hỗ trợ các nước liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình như ra tuyên bố và có các hành động ủng hộ việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, thông qua các cơ chế khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, đồng thời tránh tham gia hoạt động có nguy cơ gia tăng căng thẳng trong khu vực. Trong bối cảnh hiện nay các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… sẽ tiếp tục là các đối tác quan trọng trong hợp tác giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Indonesia yêu cầu Trung Quốc không xâm phạm lãnh hải
Indonesia ngày 24-3 yêu cầu các tàu Trung Quốc không xâm phạm lãnh thổ nước này, một ngày sau khi tuyên bố sẽ truy tố các thủy thủ Trung Quốc bị bắt.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc nhưng không hy sinh chủ quyền" - Reuters dẫn lời Bộ trưởng an ninh Indonesia Luhut Pandjaitan ngày 24-3 nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cùng ngày cho biết nước này vẫn đang chờ lời giải thích từ phía Bắc Kinh về hành động của chiếc tàu tuần dương Trung Quốc liên quan trong vụ việc.
Chính quyền Jakarta hôm 23-3 cũng tuyên bố sẽ truy tố tám thủy thủ Trung Quốc bị bắt khi đánh bắt cá trái phép trên vùng biển của Indonesia.
Không chỉ bác bỏ yêu cầu thả người của Trung Quốc, Jakarta cáo buộc Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng trong khu vực khi can thiệp để giành lại chiếc tàu bị bắt.
Theo các quan chức Indonesia, vụ việc diễn ra thứ bảy tuần trước khi chiếc tàu tuần tra của bộ ngư nghiệp nước này phát hiện và truy đuổi chiếc tàu cá Kway Fey tại khu vực quần đảo Natuna.
Một chiếc tàu tuần dương của Trung Quốc sau đó can thiệp khi chiếc tàu đang bị lực lượng Indonesia lai dắt, cố tình va chạm với chiếc tàu cá nhằm giúp nó trốn thoát.
Bộ trưởng Pandjaitan ngày 23-3 khẳng định các thuyền viên Trung Quốc bị bắt sẽ bị truy tố, theo Guardian.
Ông Pandjaitan cũng cho biết Indonesia sẽ tăng cường sự hiện diện tại Natuna bằng việc điều thêm quân và các tàu tuần tra hiện đại hơn và sẽ nâng cấp các thiết bị quốc phòng hiện đại cho căn cứ hải quân tại khu vực này.
Trong khi đó, ông Arif Havas Oegroseno, một quan chức chính phủ chịu trách nhiệm vấn đề an ninh hàng hải Indonesia, cũng cảnh báo ý đồ tạo ra một tình thế mới của Trung Quốc khi can thiệp vào việc bắt giữ của Jakarta.
Ông Oegroseno khẳng định khu vực Natuna mà Trung Quốc khẳng định là “vùng đánh bắt cá truyền thống” của mình không được thừa nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982.
“Điều này hoàn toàn là bịa đặt, mơ hồ. Từ khi nào, năm nào nó trở thành nơi truyền thống của Trung Quốc?”- ông Oegroseno nhấn mạnh.
Ông Oegroseno cũng chỉ trích hành động va chạm để giải cứu tàu của phía Trung Quốc gián tiếp vi phạm công ước của Tổ chức hàng hải quốc tế.