Nhật tố tàu Trung Quốc mang pháo vào Senkaku
Đức muốn tung tiền cho dự án đường sắt ở Nga
Thổ Nhĩ Kỳ tứ bề thọ địch
Chỉ huy nhóm nổi dậy Syria chết do trúng tên lửa
Mỹ - Trung đấu khẩu về dự luật chống khủng bố
Tin thế giới đọc nhanh 30-06-2016
- Cập nhật : 30/06/2016
Các bài học từ "Brexit" đối với châu Á
Tạp chí "Asia Nikkei Review" vừa đăng bài bình luận về các bài học cho châu Á từ sự kiện Brexit của Phó Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện nghiên cứu An ninh và Quan hệ quốc tế, Khoa Chính trị, Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nội dung như sau:
Một hoặc hai thế hệ trước, các bài giảng bậc đại học ở Đông Nam Á đã so sánh các quan hệ hợp tác còn non trẻ của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tiến trình hội nhập đầy ấn tượng của châu Âu. Chủ nghĩa khu vực đầy khát vọng này của Đông Nam Á sau đó được truyền cảm hứng và tiếp nhận kiến thức từ sự vươn lên có phương pháp của châu Âu từ một liên minh thuế quan sau chiến tranh nhằm mở rộng "thị trường duy nhất" và cuối cùng là một thực thể chính trị và kinh tế chính thức với chính sách an ninh, quốc phòng tập thể, các cộng đồng dân cư tương đối không biên giới, và một đồng tiền chung.
Giờ đây mọi thứ không còn được như vậy. "Brexit", quyết định của Vương quốc Anh rời bỏ Liên minh châu Âu (EU) sau 43 năm là thành viên chỉ đơn thuần là biểu hiện mới nhất cho mớ bòng bong thiếu hấp dẫn của châu Âu gồm nợ và khủng hoảng tài chính, các dòng người di cư, tị nạn và khủng bố thánh chiến ở nước này hay nước khác, vốn chỉ là một số trong các biểu hiện của cuộc khủng hoảng được dự báo trước. Tuy nhiên đối với các nước ASEAN, với tư cách là nền tảng trung tâm cho việc xây dựng trật tự khu vực ở châu Á, châu Âu hậu "Brexit" là bài học về phương hướng và việc định hướng trong tương lai cho nhóm 10 nước thành viên cũng như phần còn lại của châu Á.
Bài học chính từ "Brexit" đối với châu Á là phải theo đuổi sự hợp tác lâu dài trong khu vực mà không cần phải hội nhập bằng mọi giá. ASEAN đã trở thành điểm tựa cho việc xây dựng kiến trúc khu vực ở châu Á, nhưng với thành công hạn chế. Nếu châu Âu đã đi quá xa với hội nhập kinh tế và liên minh chính trị, ASEAN đã không đi đủ xa. Vẫn cần phải làm nhiều hơn trong việc thể chế hóa các không gian hợp tác của ASEAN, dù tổ chức này đã giúp sản sinh ra các khuôn khổ khu vực giữ cho châu Á ổn định và thịnh vượng, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương vào năm 1989, Khu vực Tự do Thương mại ASEAN vào năm 1992, Diễn đàn khu vực ASEAN trong năm 1994, ASEAN+3 vào năm 1998, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm 2005, và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Gần đây hơn, một thành tựu của ASEAN là sự ra đời của Cộng đồng ASEAN, bao gồm ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa- Xã hội ASEAN.
Phương cách hội nhập của ASEAN lỏng lẻo về cấu trúc và về cơ bản là không có tính ràng buộc, dựa trên các tiêu chuẩn, chức năng và các kế hoạch "kết nối" trên thực tế chứ không phải là các hiệp ước siêu quốc gia mang tính pháp lý và ràng buộc. Với ASEAN hoạt động theo phương cách đồng thuận, không có việc biểu quyết đa số hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu lực nào, chủ quyền quốc gia đã được duy trì rất tốt đến nỗi nó ngăn cản tổ chức có các công cụ cần thiết để thúc đẩy các công trình chung, chẳng hạn như hội nhập kinh tế lớn hơn, giảm nhẹ thiệt hại về môi trường, loại bỏ nạn buôn người trong tổng thể các vấn đề an ninh phi truyền thống.
Đối với ASEAN, đây cũng là lúc để xem xét có thể hội nhập chính trị và kinh tế đến mức nào và châu Âu đã thu lại được những gì từ điều này. "Brexit" sẽ dẫn đến việc châu Á được chú ý nhiều hơn khi sự dịch chuyển quyền lực và của cải toàn cầu sang khu vực đông dân nhất hành tinh, có diện tích đất liền lớn nhất và sở hữu tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất thế giới.
Châu Á chắc chắn không muốn tiến tới gần mức độ hội nhập như châu Âu, nhưng châu lục này cần hợp sức và hợp tác nhiều hơn. Vai trò tổ chức trung tâm của ASEAN vẫn mặc định là cuộc chơi chính trong khu vực này. Bài học rút ra là tăng tốc hợp tác khu vực, với mục đích cuối cùng là đạt được sự hội nhập có kiểm soát và có chọn lọc.
Moskva cần những đảm bảo từ NATO
Nga mong muốn những đảm bảo từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rằng liên minh quân sự này sẽ tính đến những lợi ích của Moskva.
Theo TASS, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexei Meshkov ngày 28/6 cho biết thông tin trên. Trả lời báo giới, ông Alexei Meshkov nói: "Chúng tôi cần sự đảm bảo ràng buộc pháp lý rằng NATO sẽ tính đến những lợi ích của Nga. Ông Meshkov khẳng định Moskva sẵn sàng "hợp tác chỉ dựa trên cơ sở bình đẳng".
Quan chức ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng: "Những đề xuất của chúng tôi về an ninh châu Âu được Thủ tướng Dmitry Medvedev đưa ra hiện đang trên bàn thảo luận. Chúng tôi đang nói về sự thiết lập một thỏa thuận liên châu Âu, một tài liệu ràng buộc pháp lý, vốn sẽ tính đến tất cả các yếu tố cần thiết cho một hệ thống an ninh châu Âu chung".
Theo ông Meshkov, một cuộc họp của Hội đồng NATO - Nga có thể diễn ra trong tương lai gần, nhưng triển vọng phụ thuộc vào các kết quả đạt được tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới.
Tương lai hai màu của EU
Có thể nói rằng lý do mấu chốt khiến nhiều người dân Anh quyết định ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) không chỉ là gánh nặng tài chính và những sức ép to lớn từ làn sóng di cư.
Chủ quyền và quyền tự quyết là lý do được xem sâu xa hơn cả. Viễn cảnh nước Anh thoát khỏi các kìm nén bởi các cơ quan EU từ Brussels được nhìn nhận theo ba nghĩa.
Một là nước Anh có thể chủ động trong việc kiểm soát quá trình hoạch định chính sách quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh EU và các tổ chức của liên minh này đang lao đao trước những khủng hoảng dồn dập từ năm 2009.
Hai là sẽ không còn chuyện người Anh phải chấp nhận một quá trình áp đặt “phi dân chủ” từ những quan chức EU ở Brussels, những chính trị gia mà không phải do người Anh trực tiếp bỏ phiếu bầu nên.
Thứ ba, những người Anh bản địa tin vào vị thế đặc biệt của mình, kể cả bắt nguồn từ lịch sử lẫn từ văn hóa, sẽ dễ dàng hình dung về câu chuyện xem EU là một “đế chế bên ngoài”, thế lực đã lấy đi bản sắc văn hóa của nước Anh. Vì thế, ra khỏi EU chính là bảo vệ bản sắc.
Ba ý nghĩa này có thể sẽ trở thành những quan điểm chính của các xu hướng “ly khai EU” trong tương lai gần. Những đảng chính trị theo chiêu bài “nghi ngờ châu Âu” cũng sẽ sử dụng cuộc trưng cầu ý dân như là một phần chiến dịch tranh cử của họ.
Lãnh đạo của Đảng Tự do dân tộc ở Áo gần đây phát biểu rằng Áo nên được “cai trị thông qua trưng cầu ý dân” như Thụy Sĩ.
Đảng Mặt trận dân tộc Pháp đã hứa sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên trong EU nếu đảng cực hữu này thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017.
Phong trào “Năm sao” của Ý cũng cho biết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên trong khu vực đồng euro nếu được bầu chọn.
Xu hướng mị dân hoặc dùng các vấn đề EU làm chiêu bài tranh cử giúp các đảng này làm “mềm” hơn hình ảnh của họ, vốn bị xem là cực đoan hay thiên về cánh hữu.
Quan trọng hơn, vì những cuộc trưng cầu ý dân có vẻ ít đe dọa và dân chủ hơn so với những lời hứa của hành động đơn phương hay các tuyên bố gây sốc, nó sẽ giúp nhiều đảng phái hay lực lượng chính trị cực hữu xây dựng lực lượng để trở thành người chơi quan trọng trong chính trị dòng chính các quốc gia.
Trong ngắn hạn, EU có thể tạm thời yên tâm đôi chút khi chỉ có một số ít nước thành viên EU có cơ chế cho phép công dân tổ chức trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu ở Anh với chiến thắng sít sao của phe ủng hộ việc rời EU cho thấy “sức mạnh ràng buộc” của các cuộc trưng cầu ý dân.
Và nó có thể khơi mào cho những ý định khác trong tương lai.
Rõ ràng EU đang có hai màu tương lai. Các phong trào đòi “ly khai EU” không đến từ các thể chế dân chủ mang tính ràng buộc, mà chủ yếu từ lòng dân đang sôi sục trước những vấn đề nóng chưa được giải quyết.
Đây vừa là màu hồng cơ hội cho các cải cách lẫn thay đổi về các cơ chế quản trị và thúc đẩy dân chủ nội khối của liên minh này, nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ cho các xu hướng cực đoan và mị dân lên ngôi.
Xu hướng sau là một gam màu xám mà EU và từng nước thành viên cần quan ngại không kém so với một kịch bản đổ vỡ chung của cả khối.
Người Anh đổ xô xin cấp hộ chiếu Ireland sau Brexit
Một số lượng đông bất thường người dân ở Bắc Ỉeland đang đổ xô đăng ký xin cấp hộ chiếu Ireland.
Bất kỳ ai sinh ra ở Cộng hòa Ireland hoặc Bắc Ireland, hoặc có bố mẹ hoặc ông bà là người Ireland đều có thể được cấp hộ chiếu Ireland.
Các quan chức Cơ quan bưu chính Anh (UKPO) ngày 27/6 cho biết sau khi cử tri Vương quốc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) còn được gọi Brexit số người xin cấp hộ chiếu Ireland - giấy tờ đảm bảo rằng họ vẫn là công dân EU, tăng đột biến.
Theo người phát ngôn UKPO, dù chưa có số liệu thống kê chính xác song hiện có một số lượng đông bất thường người dân ở Bắc Ireland đăng ký xin cấp hộ chiếu Ireland.
Theo hãng tin Reuters, các bưu điện ở Bắc Ireland đã hết sạch mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu, trong khi hiện tại mỗi ngày Đại sứ quán Ireland ở London nhận được hơn 4.000 lượt hỏi thông tin về hộ chiếu so với khoảng 200 lượt thường ngày.
Theo quy định, bất kỳ ai sinh ra ở Cộng hòa Ireland hoặc Bắc Ireland, hoặc có bố mẹ hoặc ông bà là người Ireland đều có thể được cấp hộ chiếu Ireland. Ở Anh hiện nay có khoảng 6 triệu người như vậy. Công dân của Bắc Ireland có thể mang cả hộ chiếu Ireland và hộ chiếu Anh.
Theo Iain McKenney, một người gốc Anh đã sống ở Pháp 8 năm, Đại sứ quán Ireland tại Paris cũng nhận được số lượt hỏi thông tin kỷ lục về hộ chiếu. Tại Pháp, hiện có khoảng 400.000 người Anh có đủ điều kiện trở thành công dân Pháp: chỉ cần họ đã sinh sống ở Pháp từ 5 năm trở lên hoặc có vợ hoặc chồng là người Pháp.
Nhiều người Anh định cư lâu năm ở Bỉ cũng đang xin cấp hộ chiếu Bỉ. Những người Anh có vợ hoặc chồng là công dân các quốc gia khác trong EU cũng muốn có hộ chiếu của các nước này.
Chiến lược an ninh mới của EU là hợp tác với Nga
Theo báo "Financial Times", chiến lược an ninh mới của Liên minh châu Âu (EU) có tính đến việc mời Nga tham gia vào những cuộc thảo luận về các vấn đề hiện nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tại St. Petersburg ngày 16/6.
Báo trên nêu rõ dự thảo chiến lược trên đề cập đến khả năng các mối quan hệ của châu Âu với Nga từng bước cải thiện sau sự kiện Anh quyết định rời EU (tức Brexit), cho rằng "EU và Nga đang phụ thuộc lẫn nhau".
Dự thảo có đoạn: "Chúng tôi sẽ mời Nga tham gia vào các cuộc thảo luận về sự khác biệt và hợp tác khi chúng tôi có cùng lợi ích". Tuy nhiên, văn bản này cũng lưu ý cần phải "có cách tiếp cận nhất quán và thống nhất" với "thách thức chiến lược" từ Moskva.
Từ năm 2003, chiến lược an ninh châu Âu luôn nhằm vào mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên EU trong lĩnh vực quốc phòng, nhất là xem xét việc thành lập trụ sở quốc tế trong thời kỳ "khủng hoảng".