tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 11-06-2016

  • Cập nhật : 11/06/2016

Nga dọa đáp trả tàu khu trục Mỹ đi vào Biển Đen

Bộ Ngoại giao Nga ngày 10/6 tuyên bố Moskva sẽ đáp trả vụ tàu khu trục USS Porter DDG của Hải quân Mỹ đi vào Biển Đen.

tau khu truc ten lua dan duong cua hai quan my uss porter di qua eo bien bosporus tren hanh trinh vao bien den. anh: reuters

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ USS Porter đi qua eo biển Bosporus trên hành trình vào Biển Đen. Ảnh: Reuters

Ông Andrei Kelin, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nga, nhấn mạnh điều này không được Nga chấp thuận và chắc chắn sẽ đưa đến nhưng biện pháp đáp trả. Tuy nhiên, ông này không nêu cụ thể các biện pháp đáp trả của Nga. Ông Kelin cũng tuyên bố việc triển khai các tàu sân bay của Mỹ ở Địa Trung Hải chính là hành động phô trương sức mạnh và càng làm quan hệ giữa Moskva và Washington thêm căng thẳng.

Truyền thông Nga đưa tin tàu USS Porter của Hải quân Mỹ đã đi vào Biển Đen vài ngày trước đây. Tàu này vừa được trang bị hệ thống tên lửa mới, khiến Nga quan ngại. 

Về phần mình, Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục USS Porter đi vào Biển Đen để "tiến hành hoạt động thường kỳ trong khuôn khổ các chuyến hành trình trên biển theo kế hoạch". Tàu USS Porter sẽ tham gia một cuộc tập trận song phương với đội tàu của các nước đối tác.


Bối rối vì hộ chiếu có ảnh giống hệt trùm phát xít Hitler

Theo tờ Metro, khi cầm hộ chiếu trên tay, ông Stuart Boyd hết sức ngỡ ngàng, vì tấm ảnh hộ chiếu của ông giống hệt trùm phát xít Hitler.

Theo đó, ông Stuart Boyd ở Salford, Anh, đã quyết định làm mới hộ chiếu để chuẩn bị đi du lịch tới đảo Rhodes ở Hy Lạp. Chuyến đi cũng là dịp để ông đón sinh nhật thứ 50 của mình.

Cuốn hộ chiếu đến tay ông một tuần sau đó. Tuy nhiên, ông đã hết sức kinh ngạc khi thấy ảnh mình trên hộ chiếu trông y chang trùm phát xít Đức - Adolf Hitler.

Thực tế ngoài đời thật, Stuart Boyd trông không hề giống trùm phátxít Hitler một chút nào cả. Bức ảnh của ông bị chỉnh sửa, khiến ông giống như có bộ ria bàn chải đặc trưng của Hitler.

Ông Boyd chia sẻ: “Tôi đã rất tức giận khi mở hộ chiếu ra xem. Thật là điên rồ. Tôi phải sở hữu hộ chiếu này trong vòng 10 năm nữa mà họ chẳng thể làm cho đúng. Tôi không chắc mình phải làm gì để sửa lại bức ảnh, vì thế tôi chụp lại rồi đăng lên Facebook.” 
buc anh cua ong bi chinh sua, khien ong giong nhu co bo ria ban chai dac trung cua hitler

Bức ảnh của ông bị chỉnh sửa, khiến ông giống như có bộ ria bàn chải đặc trưng của Hitler

Còn em gái của Boyd, cô Angie Boyd thì không nhịn được cười khi thấy hộ chiếu của anh trai. Bạn bè và đồng nghiệp của Boyd cũng nghĩ rằng chuyện này thật hài hước.

Ông Stuart Boyd quyết định trình báo sự việc với Văn phòng Hộ chiếu, và ông đã nhận được lời giải thích rằng, cơ quan này không cố ý làm ảnh của ông trông giống Hitler và ông cần gửi lại hộ chiếu để Văn phòng cấp một cuốn hộ chiếu khác.

Một người phát ngôn của Văn phòng Hộ chiếu cho biết: "Mọi hộ chiếu của Anh đều được xuất và kiểm tra một cách cẩn thận theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trước khi cấp cho người đăng ký hộ chiếu. Chúng tôi sẽ liên lạc với ông Boyd để điều tra kỹ hơn sự việc này".


Trung Quốc lộ tàu ngầm hạt nhân tuyệt mật làm Mỹ đau đầu

Với chiếc tàu ngầm 09X, quân đội Trung Quốc đặt các cụm tàu chiến đấu tàu sân bay Mỹ trước nguy cơ bị tấn công từ biển thay vì từ đất liền như trước đây.

 
tau ngam hat nhan 09x dat tau san bay my truoc moi de doa moi.

Tàu ngầm hạt nhân 09X đặt tàu sân bay Mỹ trước mối đe dọa mới.

 

Theo truyền thông Hong Kong (Trung Quốc), đối mặt với những thách thức từ Mỹ ở Biển Đông, quân đội Trung Quốc bất ngờ để lộ mẫu tàu ngầm hạt nhân siêu lớn mới. Phương Tây gọi đây là tàu ngầm hạt nhân 09X do chưa xác định nó thuộc lớp tàu ngầm nào.

 

Tin tức trên tờ Minh báo cho hay 09X là loại tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Trung Quốc, có đường kính thân là 10 m, tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf và lớp Virginia của hải quân Mỹ.

 

Sự xuất hiện của 09X cho thấy công nghệ quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển lớn bởi khi đường kính thân của tàu ngầm tăng lên đòi hỏi nó phải có lớp vỏ chịu được áp lực lớn hơn.

 

Một vấn đề đáng quan tâm khác là tàu ngầm hạt nhân 09X của Trung Quốc có thể mang theo tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D (DF-21D) khiến quân đội Mỹ phải đối mặt mối đe dọa đến từ cả hướng đất liền lẫn hướng biển, buộc phải “quay tròn” phòng thủ và mức độ khó khăn trong phòng thủ tăng 4 lần.

 

Trong tương lai, nhằm đối phó với việc quân đội Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm 09X tấn công tàu sân bay, quân đội Mỹ buộc phải bố trí thêm nhiều tàu chiến cỡ lớn ở kh vực bên ngoài cách vành đai phòng ngự của cụm tàu chiến đấu sân bay khoảng 2.000 km với mức độ khó khăn trong phòng ngự tăng ít nhất 10 lần.

 

Theo tạp chí National Interest, hải quân Mỹ đang phải đau đầu cân nhắc các phương án tiếp tục chương trình tên lửa hiện đại nhưng siêu đắt đỏ LRASM hay nâng cấp tên lửa Tomahawk để đối phó với tên lửa DF-21D của Trung Quốc.

ten lua dan dao chong ham df-21d cua trung quoc co tam ban 2.000 km.

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc có tầm bắn 2.000 km.

DF-21D là tên lửa siêu âm có khả năng đạt tốc độ Mach 10, nghĩa là gấp 10 lần vận tốc âm thanh, với tầm bắn lên tới 2.000 km và có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân.

 

Khi tấn công, DF-21D định vị mục tiêu qua hệ thống định vị bằng vệ tinh như GPS hoặc Bắc Đẩu. Vì vậy, sự chính xác của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể khiến bất cứ mục tiêu nào cũng khó sống.


Hàn Quốc điều tàu quân sự truy đuổi tàu cá Trung Quốc

Hàn Quốc và Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc (UNC) hôm nay 10/6 tuyên bố bắt đầu hợp tác điều tàu quân sự trấn áp các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đệm quân sự, quanh cửa sông nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

xuong toc do cao gan co han quoc va bo chi huy lien hop quoc duoc trien khai trong chien dich tran ap tau ca trung quoc danh bat trai phep tai vung dem hom 10/6 (anh: yonhap)

Xuồng tốc độ cao gắn cờ Hàn Quốc và Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc được triển khai trong chiến dịch trấn áp tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đệm hôm 10/6 (Ảnh: Yonhap)

Lực lượng quân cảnh và hải cảnh Hàn Quốc, phối hợp cùng Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc (UNC) thực hiện chiến dịch tuần tra trải dài 60 km ở vùng đệm quân sự, được xác lập sau chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953, quanh vùng cửa sông Hàn chảy ra biển Hoàng Hải.

Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Seoul mới đây đã thành lập 24 đội quân cảnh, được trang bị 4 xuồng cao tốc, nhằm đối phó với số lượng tàu cá hoạt động trái phép ngày càng tăng của Trung Quốc tại vùng đệm này.

Theo thỏa thuận đình chiến giữa hai nước, không tàu nào của Hàn Quốc, Triều Tiên hay nước ngoài được phép hoạt động ở khu vực này, trừ những tàu đã đăng ký chính thức với ủy ban quân sự đình chiến của Hàn Quốc hoặc Triều Tiên. Ngoài ra, Seoul và Bình Nhưỡng mỗi bên được phép triển khai tối đa 4 tàu tuần tra và 24 nhân viên quân sự được trang bị súng ngắn, súng trường nhằm duy trì trật tự và bảo đảm việc thực thi cam kết của thỏa thuận đình chiến tại vùng đệm.

Theo đó, đội tàu tuần tra của Hàn Quốc đã chở theo lực lượng quân cảnh, hải cảnh, phiên dịch viên và các thành viên của UNC tới vùng đệm để trấn áp các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép. Các đội tàu tuần tra Hàn Quốc được phép sử dụng vũ lực chống trả các tàu cá Trung Quốc trong trường hợp các tàu này không tuân thủ theo mệnh lệnh cảnh báo ban đầu của đội tàu Hàn Quốc. Trong trường hợp xảy ra giao tranh giữa các tàu cá nước ngoài với đội tàu Triều Tiên, Hàn Quốc cũng sẽ triển khai tàu chiến và trực thăng cạnh đó tới hỗ trợ.

doi quan canh, hai canh han quoc trong chien dich tran ap tau ca trung quoc danh bat trai phep tai vung dem hom 10/6 (anh: yonhap)

Đội quân cảnh, hải cảnh Hàn Quốc trong chiến dịch trấn áp tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đệm hôm 10/6 (Ảnh: Yonhap)

Ngày 8/6, ủy ban quân sự đình chiến Hàn Quốc đã thông báo với Triều Tiên về kế hoạch triển khai đội tàu tuần tra tại vùng đệm. Đồng thời, để tránh xảy ra tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc, Seoul cũng thông báo cho Bắc Kinh về kế hoạch này.

Giới chức Hàn Quốc cho biết, bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Seoul từ trước đó, các tàu cá Trung Quốc vẫn ngoan cố tới vùng đệm để đánh bắt trái phép. Và khi các biện pháp mềm mỏng tỏ ra không còn tác dụng, Hàn Quốc buộc phải đi đến quyết định phối hợp cùng UNC triển khai chiến dịch tuần tra để trấn áp tàu cá Trung Quốc tại đây.

Về phía UNC, cơ quan này cho biết đã cử Tướng Vincent K. Brooks cùng các thành viên của UNC, phối hợp với đội tàu Hàn Quốc thực hiện chiến dịch trấn áp tại vùng đệm sông Hàn vì điều này hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận đình chiến hai nước Hàn - Triều trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên Hàn Quốc phối hợp cùng lực lượng UNC triển khai chiến dịch xua đuổi các tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng đệm trung lập.

Theo Yonhap, từ trước năm 2014, các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng đệm tương đối hiếm, chỉ có khoảng 2 đến 3 vụ xảy ra mỗi năm. Tuy nhiên con số này bắt đầu tăng vọt lên tới 120 vụ vào năm ngoái và chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm nay là 520 vụ.


Vì sao Triều Tiên muốn "bắt tay" Hàn Quốc thống nhất 2 miền?

Triều Tiên bất ngờ đề xuất đối thoại với Hàn Quốc nhằm tái thống nhất bản đảo này vào tháng 8.

trieu tien bat ngo de xuat doi thoai voi han quoc nham tai thong nhat ban dao nay vao thang 8. (anh minh hoa)

Triều Tiên bất ngờ đề xuất đối thoại với Hàn Quốc nhằm tái thống nhất bản đảo này vào tháng 8. (Ảnh minh họa)

Ngày 10/6, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này đã đề xuất việc đối thoại song phương với Hàn Quốc nhằm tái thống nhấn bán đảo này vào ngày 15/8.

Theo nguồn tin này, ngày 9/6, chính phủ Triều Tiên đã tổ chức họp với các tổ chức chính trị, xã hội ở Bình Nhưỡng nhằm thông qua "lời kêu gọi" đối với người dân.

Được biết, đề xuất tái thống nhất bán đảo Triều Tiên dựa trên "ước nguyện cải thiện quan hệ song phương" nhân dịp nơi này khôi phục tự do.

Trong thời gian gần đây, Triều Tiên đã đưa ra nhiều lời đề nghị đối thoại với Hàn Quốc nhưng đều bị bác bỏ. Phía Hàn Quốc cho rằng, các đề nghị này thiếu chân thành và chỉ là động thái tuyên truyền.

Đầu năm 2016, tình hình tại bán đảo Triều Tiên liên tục căng thẳng khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân và liên tục thử tên lửa đạn đạo.

Hàn Quốc khẳng định việc đối thoại chỉ diễn ra khi Triều Tiên có sự thay đổi nhất định về việc giải trừ hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên không hề nhắc đến vấn đề này khi đề nghị đối thoại.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục