tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 12-06-2016

  • Cập nhật : 12/06/2016

Ấn Độ, Mỹ, Nhật tập trận gần biển Đông

Cuộc tập trận hàng hải Malabar 2016 có nội dung chống tàu ngầm Trung Quốc.

Ngày 10-6, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bắt đầu cuộc tập trận hàng hải Malabar 2016 tại vùng biển cảng Sasebo gần đảo Okinawa, cách quần đảo Senkaku tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc 400 km.

Cuộc tập trận sẽ kéo dài từ ngày 10 đến ngày 17-6, được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 10 đến 13-6 diễn ra ở cảng Sasebo, giai đoạn 2 từ ngày 14 đến 17-6 diễn ra ở biển Philippines, gần biển Đông.

tau tuan duong uss mobile bay va tau san bay uss john c. stennis cua my tham gia tap tran malabar. (anh: blasting news)

Tàu tuần dương USS Mobile Bay và tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ tham gia tập trận Malabar. (Ảnh: BLASTING NEWS)

Tham gia tập trận có khoảng 100 tàu chiến và máy bay, trực thăng chống tàu ngầm, máy bay do thám hàng hải đường dài, hơn 100 máy bay chiến đấu.

Về phía Mỹ có siêu tàu sân bay lớp Nimitz USS John C Stennis, tàu tuần dương tên lửa USS Mobile Bay, ba tàu khu trục tên lửa USS Stockdale, USS William P. Lawrence và USS Chung-Hoon…

Ấn Độ tham gia có tàu khu trục tàng hình Ấn Độ như INS Sahyadri và INS Satpura, cùng nhiều tàu chiến khác.

Nhật tham gia có tàu khu trục lớn nhất của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật là JS Hyuga, máy bay tuần tra P-3C Orion và máy bay lội nước US-2 ShinMaywa cùng 9 tàu chiến khác.

tau chien an do tham gia tap tran malabar 2016. (anh: india navy)

Tàu chiến Ấn Độ tham gia tập trận Malabar 2016. (Ảnh: INDIA NAVY)

Mục đích tập trận là nhằm tăng hợp tác và phối hợp giữa hải quân ba nước, tăng khả năng giải quyết các vấn đề an ninh chung.

Hình thức tập trận ngoại tuần tra hàng hải, các chiến dịch do thám, mô phỏng một cuộc chiến trên không còn có là truy tìm tàu ngầm, theo hãng tin NDTV(Ấn Độ). Lực lượng hải quân ba nước tạo ra một viễn cảnh truy tìm tàu ngầm Trung Quốc.

Điều này không thể không gây chú ý khi đây là thời điểm tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hay xuất hiện ở vùng biển phía Tây Ấn Độ. Và cuộc tập trận diễn ra chỉ một ngày sau khi tàu chiến Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông.

Trung Quốc đã đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông năm 2013, gây phản ứng mạnh với Nhật, Mỹ, châu Âu và Úc.

Đây là cuộc tập trận hằng năm giữa Ấn Độ và Mỹ, bắt đầu từ năm 1992, mới gia nhập thêm Nhật gần đây bất kể sự phản đối của Trung Quốc.

Báo Firstpost (Ấn Độ) nhận định vì sự hiếu chiến va đe doạ của Trung Quốc, trong tương lai thành viên tham gia tập trận Malabar ngoài Mỹ, Ấn Độ, Nhật có thể sẽ còn có Úc, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia và Việt Nam.(PLO)


Rộ tin Triều Tiên gửi lính sang Trung Đông làm thuê

Đài RFA có trụ sở ở Mỹ đưa tin Triều Tiên thời gian qua đã gửi lính sang các nước Trung Đông lao động để kiếm thêm ngoại tệ.
mot binh si trieu tien. anh: reuters

Một binh sĩ Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Hãng thông tấn Yonhap, Hàn Quốc, hôm qua dẫn một bản tin của đàiRFA, cho biết những người lính Triều Tiên tới Trung Đông làm thuê dưới danh nghĩa lao động dân sự. Họ được phép nuôi râu tóc dài để trông giống dân thường hơn. 

Theo RFA, Triều Tiên đang có ý định gửi thêm binh sĩ tới Trung Đông, một phần nguyên do xuất phát từ việc chính quyền sẽ không phải trả thêm khoản lương nào nữa cho những người này. Ngoài ra, nhiều người cho rằng việc đưa lính đi làm kiếm ngoại tệ sẽ giúp Triều Tiên dễ dàng quản lý hơn bởi họ luôn có tính kỷ luật rất cao.

Đài này còn nói số lượng binh sĩ Triều Tiên tới Trung Đông đã gia tăng đáng kể trong vòng hai đến ba năm gần đây. Hầu hết họ được thuê bởi hai công ty xây dựng Triều Tiên là Namkang và Cholhyon. Năm 2010, công ty Cholhyon lần đầu tiên đưa 70 binh sĩ sang Kuwait làm việc. Con số liên tục tăng qua các năm sau đó. Cũng xuất hiện tin đồn 30% lao động tại công ty Namkang là binh sĩ quân đội.

Triều Tiên hiện chưa đưa ra bình luận trước những thông tin trên.


Trung Quốc đối phó phán quyết trọng tài

Ngày 10-6, Mỹ, Ấn Độ, Nhật tham gia cuộc tập trận ba bên cạnh biển Đông. 

Tân Hoa xã ngày 9-6 đưa tin đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ gửi thư cho báoWall Street Journal phản đối báo đăng bài viết với nội dung kêu gọi hải quân Mỹ tăng cường các chiến dịch thực hiện tự do hàng hải ở biển Đông vì Trung Quốc đã tuyên bố sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực.

Trong thư, người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc Chu Hải Quyền ngang ngược cho rằng nguồn gốc dẫn đến tranh chấp ở biển Đông xuất phát từ các nước chiếm đất của Trung Quốc (?).

Trước đó, hôm 8-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức công bố văn kiện có tựa đề “Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông qua đàm phán song phương”.

Tuyên bố của Trung Quốc nêu lên bốn luận điểm chính như sau:

• Cần có thỏa thuận chung và cam kết giữa Trung Quốc và Philippines về giải quyết tranh chấp ở biển Đông thông qua đàm phán.

• Trung Quốc và Philippines chưa bao giờ tiến hành đàm phán về các vấn đề trọng tài mà Philippines đã khởi xướng.

• Philippines đơn phương khởi xướng giải pháp trọng tài là đi ngược với thỏa thuận song phương về giải quyết tranh chấp qua đàm phán và vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

• Trung Quốc duy trì quan điểm giải quyết tranh chấp với Philippines về biển Đông thông qua đàm phán.

cac binh si my va philippines tap do bo o palawan (philippines) ngay 7-6 trong khuon kho cuoc tap tran chung carat keo dai nam ngay tu ngay 6-6. anh: hai quan my

Các binh sĩ Mỹ và Philippines tập đổ bộ ở Palawan (Philippines) ngày 7-6 trong khuôn khổ cuộc tập trận chung CARAT kéo dài năm ngày từ ngày 6-6. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ

Tại Philippines ngày 9-6, Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio nhận định Trung Quốc không dễ dàng tuân theo sức ép quốc tế nếu phán quyết trọng tài ủng hộ Philippines. Ông ghi nhận đây là cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thế hệ.

Ông giải thích với báo chí: “Người Trung Quốc từ mẫu giáo đến đại học đều được học biển Đông thuộc về Trung Quốc (?), vì vậy rất khó để chính phủ Trung Quốc nói Trung Quốc không sở hữu biển Đông. Đầu tiên họ phải thuyết phục dân của họ và như vậy phải có thời gian. Đó là lý do vì sao chúng ta đến tòa để tòa công bố phán quyết”.

Tuy vậy, ông cũng trấn an: “Thế giới sẽ đứng sau chúng ta vì thế giới có lợi ích. Tất cả cường quốc hàng hải đều có lợi ích trong xung đột này. Tôi nghĩ cuối cùng Trung Quốc cũng phải tuân theo. Phải có thời gian, có thể không phải trong thế hệ chúng ta”.

Ông cho rằng Philippines cũng có thể sử dụng phán quyết trọng tài như đòn bẩy để đàm phán tay đôi với Trung Quốc.

Trong thời gian chờ đợi phán quyết trọng tài, ông đề nghị Philippines phải tăng cường năng lực quân sự bằng cách tăng chi tiêu cho thiết bị quân sự, công nghệ và củng cố quan hệ đồng minh với các nước.

Hãng tin GMA News đưa tin hồi tháng 3, Tổng thống Aquino cho biết chính phủ đã chi 58,43 tỉ peso để hiện đại hóa quân đội, vượt mức chi tiêu quốc phòng trước đó 31,75 tỉ peso.


IS đánh bom gần đền thiêng Syria, 8 người thiệt mạng

Ít nhất 8 người chết và 13 người bị thương sau vụ đánh bom kép ở một khu ngoại ô thủ đô Damascus, Syria, nơi có ngôi đền linh thiêng nhất của người Hồi giáo Shiite.
hien truong mot vu danh bom xay ra hom nay o thu do damascus, syria. anh:reuters

Hiện trường một vụ đánh bom xảy ra hôm nay ở thủ đô Damascus, Syria. Ảnh:Reuters

Nhà nước Hồi giáo (IS) tuyên bố ba tay súng thuộc tổ chức, trong đó hai kẻ mang đai thuốc nổ và một kẻ lái xe bom, đã thực hiện các vụ tấn công tự sát ở quận Sayyida Zeinab, cách trung tâm Damascus khoảng 10 km về phía nam, theo BBC.

Sayyida Zeinab, cộng đồng dân cư nơi người Shiite chiếm đa số, thời gian qua liên tục trở thành mục tiêu tấn công của các nhóm Hồi giáo cực đoan. IS đã nhận trách nhiệm tiến hành ít nhất hai vụ đánh bom tại đây hồi đầu năm, khiến hơn 150 người thiệt mạng.

Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Syria, khu Sayyida Zeinab hôm nay xảy ra hai vụ nổ, gồm một vụ tấn công tự sát tại cửa ngõ vào quận và một vụ đánh bom xe trên phố al-Teen, gần đền Sayyida Zeinab.

Hãng tin Amag có liên kết với IS cũng thông báo ba tay súng của nhóm này gây ra vụ việc.

Ngôi đền mái vòm vàng Sayyida Zeinab được cho là chứa mộ của một trong các cháu gái nhà tiên tri Muhammad. Dù Syria đang xảy ra nội chiến nhưng địa điểm này vẫn thu hút rất nhiều người hành hương Shiite đến tham bái.

Cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người, khiến 11 triệu người mất nhà cửa, đồng thời là nguồn cơn dẫn tới cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu.


Sinh viên xuống đường, đụng độ cảnh sát ở Venezuela

Thủ đô Caracas của Venezuela vừa trải qua thêm một ngày đầy bạo lực, nạn hôi của tràn lan, trong khi tình trạng đối đầu giữa người biểu tình chống chính phủ và lực lượng an ninh trở nên căng thẳng hơn.

Theo Reuters, hàng trăm sinh viên một trường đại học hàng đầu Venezuela đã xuống đường ở Caracas ngày 9-6 (giờ địa phương), đụng độ bằng gạch đá, bom xăng đã xảy ra khi cảnh sát chống bạo động xuất hiện ngăn chặn họ.

“Chúng tôi ở đây không phải vì đảng phái chính trị nào, chúng tôi vì người dân Venezuela. Người dân đang đói, họ đang tức giận” - sinh viên Rafael Torres, 19 tuổi, bức xúc.

Các chính trị gia đối lập cũng bị tấn công bởi những kẻ tình nghi thuộc nhóm ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro khi họ cố gắng đi vào trụ sở ủy ban bầu cử.

“Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu là quyền tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân theo hiến pháp” - ông Julio Borges, thủ lĩnh phe đối lập đang chiếm đa số ở Quốc hội Venezuela, tuyên bố.

Ông Borges hối thúc ủy ban bầu cử đẩy nhanh việc kiểm đếm số chữ ký cần thiết để tổ chức trưng cầu ý dân về việc phế truất Tổng thống Nicolas Maduro và tổ chức một cuộc bầu cử mới.

Tình hình căng thẳng ở Venezuela hiện tại xuất phát từ việc giá dầu giảm mạnh, đẩy nước này vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Lương thực và thuốc men thiếu thốn buộc Chính phủ Venezuala phải nhập khẩu hàng ngàn tấn hàng để phân phát cho từng hộ gia đình.

Tuy nhiên, phe đối lập chỉ trích chính quyền ông Maduro “đang tạo thế độc quyền tuyệt đối trong phân phối thực phẩm” và “tống tiền người dân bằng lương thực”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục