tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 12-06-2016

  • Cập nhật : 12/06/2016

Nga nhắm vào 'gót chân Asin' của lá chắn tên lửa Mỹ

Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng các lá chắn tên lửa của Mỹ không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm ở tầng khí quyển giữa.
mo hinh ten lua sieu vuot am yu-71 cua nga. anh: national interest

Mô hình tên lửa siêu vượt âm Yu-71 của Nga. Ảnh: National Interest

Cuộc cạnh tranh về sức mạnh của các hệ thống tên lửa giữa các cường quốc trên thế giới mà điển hình là Mỹ và Nga dường như sẽ không có hồi kết, khi mỗi bên đều nỗ lực tìm cách phát hiện điểm yếu, cũng như khắc phục bằng được nhược điểm của mình để chiếm lợi thế trước đối phương, theo Reseau international.

Kể từ sau Thế chiến 2, Mỹ đã duy trì một lực lượng quân sự mạnh trên khắp thế giới nhằm đảm bảo khả năng can dự vào các điểm nóng trên toàn cầu.

Trên biển, Mỹ thống trị các đại dương lớn, với hàng trăm chiến hạm có khả năng triển khai lực lượng lính thủy đánh bộ, xe thiết giáp, các phương tiện chiến tranh khác. Do vậy, các đơn vị hải quân Mỹ, với trung tâm là các tàu sân bay, xung quanh là tàu đổ bộ, đoàn hộ tống từ lâu được Nga coi là một nguy cơ lớn đối với an ninh nước này.

Các lực lượng này được nhiều hệ thống vũ khí hiện đại bảo vệ, trong đó, đặc biệt có các tàu khu trục Aegis, được trang bị tên lửa SM-3 có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo ở độ cao từ 100-150 km.

Hệ thống này vừa được Mỹ lần đầu triển khai trên bộ tại Romania và sắp tới là tại Ba Lan. Hệ thống phòng thủ thứ hai là THAAD (hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối), có tính cơ động cao và được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo ngay khi chúng đi vào khí quyển trái đất, ở độ cao khoảng 80-100 km.

Ở tầm thấp hơn, Mỹ có tên lửa Patriot, chuyên tiêu diệt tên lửa ở giai đoạn cuối của hành trình, tức ở độ cao khoảng 35 km.

Dựa trên phạm vi đánh chặn của các tên lửa thuộc các hệ thống phòng thủ này, các chuyên gia Nga đã phát hiện ra rằng lá chắn tên lửa của Mỹ không thể đánh chặn tên lửa ở tầng khí quyển giữa (từ 35-80 km). Chính vì thế Nga chủ trương xác định cách thức chống lại các lá chắn tên lửa đông đảo của Mỹ là sử dụng các phương tiện vũ khí có tốc độ siêu vượt âm hoạt động tại độ cao này.

Với tốc độ cực nhanh và khoảng cách tương đối gần, các tên lửa đánh chặn của Mỹ hầu như không thể phản ứng kịp.Việc xếp loại các tên lửa được dựa trên tốc độ của chúng. Có các loại tên lửa bay chậm hơn tốc độ âm thanh, hay còn gọi là Mach 1 (khoảng 1.200 km/h), tên lửa siêu thanh với vận tốc từ Mach 1 đến Mach 5 (6.000 km/h) và tên lửa siêu vượt âm, tức tốc độ từ Mach 5 đến Mach 10 (12.000km/h).

he thong ten lua iskander cua nga khai hoa. anh: sputnik

Hệ thống tên lửa Iskander của Nga khai hỏa. Ảnh: Sputnik

Để hiện thực hóa chiến lược này, Bộ Quốc phòng Nga đã đầu tư 2-5 tỷ USD cho một quỹ nghiên cứu tiên tiến (ARF), tương đương Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao của quân đội Mỹ (DARPA), nhằm thiết kế các loại vũ khí siêu vượt âm, được bắt nguồn từ lửa vũ trụ Yu-71 (Dự án 4202). Từ năm 2013, tên lửa Yu-71 đã được Nga thử nghiệm gắn vào đưa các loại tên lửa chiến lược hạng nhẹ UR-100 và R-29RMU2.

Qua nhiều lần thử nghiệm, tên lửa Yu-71 đã chứng tỏ có khả năng bay với vận tốc 6.000 tới 11.200 km/h trên đoạn hành trình dài 5.500 km và ở độ cao trên 80 km. Tuy nhiên, khác với các loại tên lửa đạn đạo khác, đầu đạn Yu-71 sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, có khả năng thay đổi quỹ đạo bay theo độ cao và hướng bay. Trong trường hợp này, Yu-71 sẽ hạ độ cao xuống dưới 80 km trước khi thực hiện hành trình hướng vào mục tiêu.

Bên cạnh đó, Nga cũng đang tích cực triển khai các hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander có tốc độ Mach 6 và quỹ đạo bay cũng phức tạp không kém Yu-71, nhưng có tầm bắn gần hơn. Phần lớn hành trình bay của Iskander được thực hiện ở độ cao 40 km, tức nằm trong khoảng trống sơ hở của lá chắn tên lửa Mỹ (35-80 km)

"Nếu các tên lửa chiến thuật có tốc độ siêu vượt âm như Iskander là lời đáp trả đối với các lá chắn của Mỹ ở Rumania và Ba Lan, thì tên lửa  đạn đạo Yu-71 là biện pháp đối phó hữu hiệu với các hệ thống của nước này ở biển Baltic và Đại Tây Dương, thậm chí ở các địa điểm xa xôi hơn", Valentin Vasilescu, học viện không quân Bucharest, nhận định.


Chỉ có 6 nước ủng hộ lập trường Trung Quốc ở Biển Đông

Số nước ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông trên thực tế khác hoàn toàn con số Bắc Kinh tuyên bố trước đó.

Cuối tháng trước, Bắc Kinh bất ngờ đưa ra một tuyên bố gây sửng sốt thế giới. Theo đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết có tới "hơn 40 quốc gia" đã hỗ trợ, ủng hộ lập trường và yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuyên bố này được đưa ra ngay trước thời điểm Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) ở Biển Đông.

Bắc Kinh đã khuấy động một chiến dịch tìm kiếm ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, vượt ra ngoài phạm vi khu vực Biển Đông khi thấy được rằng nhiều nước trong khu vực chống lại yêu sách của Trung Quốc.

phat ngon vien bo ngoai giao trung quoc hoa xuan oanh

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh

Cái được gọi là danh sách “40 quốc gia ủng hộ” của Trung Quốc bị đón nhận bằng những sự ngờ vực của dư luận quốc tế. Trung Quốc không đưa ra được một danh sách tên các nước cụ thể. Và đặc biệt là ngay sau đó, một số quốc gia như Slovenia, Fiji đã công khai bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng họ ủng hộ nước này về Biển Đông.

Báo điện tử Diplomat chỉ ra rằng, mặc dù trên thực tế chỉ có một vài quốc gia sẵn sàng tuyên bố ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, 3 quốc gia gồm Afghanistan, Belarus và Kyrgyzstan đã công khai ủng hộ Bắc Kinh. Nhưng những quốc gia này đều có “lý do” của họ trong những tuyên bố này.

Bởi Kyrgyzstan và Afghanistan đang phụ thuộc vào “của bố thí” từ Bắc Kinh. Trong khi đó, Belarus dù không có đường biên giới với Trung Quốc nhưng đang trông ngóng, hi vọng vào những khoản đầu tư từ quốc gia này. Trung Quốc hứa hẹn Belarus sẽ là “cửa ngõ vào châu Âu” trong chính sách Con đường tơ lụa.

Trong khi Kyrgyzstan, Afghanistan và Belarus là 3 quốc gia duy nhất công khai ủng hộ Trung Quốc bành trướng Biển Đông, có một số quan điểm cho rằng cả Kazakhstan và Sudan đã lên tiếng kêu gọi một giải pháp "hòa bình" cho Biển Đông và tránh ép Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của PCA.

Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh mong muốn của Moscow rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần được "giải quyết trực tiếp giữa các bên liên quan mà không cần có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ 3 hoặc bất kỳ nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp nào".

Như vậy, theo Diplomat, dù có "dễ tính" nhất thì cũng chỉ có thể coi như có 6 quốc gia gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Sudan, Belarus và Afghanistan là công khai ủng hộ lập trường của Bắc Kinh ở Biển Đông, còn rất xa mới đạt được con số mà Trung Quốc tuyên bố.


Triều Tiên gửi thư ngỏ yêu cầu Mỹ chấm dứt 'chính sách thù địch'

Thông tấn xã Triều Tiên cho biết các chính phủ nước này đã gửi thư ngỏ tới Mỹ yêu cầu chấm dứt 'chính sách thù địch'.
nha lanh dao trieu tien kim jong-un. anh: reuters

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters

Theo Yonhap, thư ngỏ hôm qua được chính phủ, các đảng phái chính trị, tổ chức tham gia hội nghị chung của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (DPRK) gửi tới Mỹ. Trong thư, Triều Tiên kêu gọi Mỹ táo bạo thay đổi "chính sách thù địch" đã kéo dài quá lâu.

Triều Tiên cũng yêu cầu Mỹ chấm dứt các cuộc tập trận thường niên với Hàn Quốc với lý do đây là "nguồn gốc của căng thẳng leo thang" trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng cáo buộc Washington can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và là trở ngại chính cho công cuộc thống nhất hai miền nam bắc bán đảo Triều Tiên. 

Hôm 8/6, Triều Tiên tuyên bố có kế hoạch tích cực theo đuổi chính sách ngoại giao tương xứng với vị thế toàn cầu có được nhờ chương trình vũ khí hạt nhân.


Trung Quốc toan tính gì với 'trạm không gian' đại dương?

Kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một phòng thí nghiệm ở độ sâu hàng nghìn mét tại Biển Đông để tìm kiếm khoáng sản đang khiến dư luận thế giới lo ngại.

tau giao long cua trung quoc co the lan sau toi 7 km

Tàu Giao Long của Trung Quốc có thể lặn sâu tới 7 km

Hãng truyền thông Bloomberg dẫn một tài liệu từ Bộ Khoa học Trung Quốc cho biết, đây là dự án đã được đề cập trong kế hoạch kinh tế 5 năm mà Trung Quốc công bố hồi tháng 3 năm nay. Nó được xếp thứ hai trong danh sách 100 ưu tiên khoa học-kỹ thuật của Bắc Kinh. Theo dự kiến, "trạm không gian” đại dương này sẽ nằm ở độ sâu tới 3.000 mét dưới mặt nước biển nhưng hiện vị trí đặt chưa được tiết lộ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng phát biểu: “Vùng biển sâu chứa những kho tàng vẫn chưa được khai phá và phát triển. Để tìm được những kho tàng đó, chúng ta phải kiểm soát những công nghệ then chốt để tiếp cận, khám phá và phát triển vùng biển sâu”.

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ Trung Quốc thừa nhận ngoài mục đích tìm kiếm khoáng sản, phòng thí nghiệm trên còn được sử dụng vào mục đích quân sự. Nếu được lắp đặt các cảm biến, phòng thí nghiệm này có thể theo dõi tàu ngầm của đối phương. Đây là điều mà dư luận lo ngại bởi nó sẽ là động thái nữa theo hướng quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Nhìn lại vài năm gần đây, Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động nhằm độc chiếm Biển Đông. Việc Bắc Kinh tiến hành bồi đắp để biến 7 bãi đá thành đảo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, xây dựng các sân bay có thể dùng vào mục đích quân sự trên một số đảo này đã khiến dư luận trong khu vực và thế giới hết sức bất bình.

Chưa dừng ở đó, Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu đa chức năng Shenyang J-11 và hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động hay còn gọi là radar AESA hiện đại tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những tên lửa đất đối không HQ-9 có tầm bắn tới 220 km cũng đã được bố trí trên đảo Phú Lâm.

Trong khi hệ thống radar AESA có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng một lúc và thu thập dữ liệu về phạm vi, độ cao, đường đi và tốc độ của mục tiêu, các tên lửa HQ-9 sẽ có nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu theo chỉ dẫn của AESA.

Rất có thể đây là những động thái nhằm chuẩn bị để Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, giống như Trung Quốc đã làm trên Biển Hoa Đông bao trùm lên cả quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và đá ngầm Socotra mà Trung Quốc tranh chấp với Hàn Quốc.

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ H. Kazianis, nghiên cứu sinh Chính sách an ninh quốc gia, tổ chức Potomac, Mỹ, cảnh báo rằng, bây giờ câu hỏi về ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ là “khi nào”, chứ không còn là “có hay không” nữa.

Gần đây, những thông tin mà hải quân Mỹ thu thập được cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc còn xuất hiện ở bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, nằm cách Philippines 230 km về phía Tây. Bãi cạn này đang bị Bắc Kinh đưa vào tầm ngắm để biến thành đảo nhân tạo như Bắc Kinh đã làm với 7 bãi đá khác cũng thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Dù cả Philippines và Mỹ đều lên tiếng cảnh báo bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhằm biến bãi cạn tranh chấp thành đảo nhân tạo sẽ làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông nhưng không ai có thể đoán chắc là Bắc Kinh sẽ không hành động.

Tại Diễn đàn an ninh Shangri-la mới đây ở Singapore, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đại diện của Trung Quốc, đã nhắc đi nhắc lại rằng Biển Đông là vùng biển thuộc sở hữu của Trung Quốc từ thời xưa, là lãnh thổ không thể thiếu. Hàng loạt những động thái, cả dưới nước (với “trạm không gian” đại dương), cả trên cạn (với các bãi đá ở Trường Sa), cả trên không trung (mưu toan thiết lập ADIZ) là bằng chứng cho thấy toan tính của Trung Quốc quyết giành quyền kiểm soát hoàn toàn Biển Đông đang được gấp rút triển khai trên thực tế.


Thảm sát 11 người trong cùng gia đình

Toàn bộ 11 thành viên một gia đình, trong đó có 2 trẻ em, đã thiệt mạng tại nhà riêng ở thành phố Coxcatlan thuộc bang Puebla miền Trung Mexico hôm 10/6 (theo giờ địa phương).

Các tay súng đã xông vào ngôi nhà của các nạn nhân tại một vùng núi có tên là Sierra Negra vào sáng sớm 10/6 và điên cuồng bắn chết 5 phụ nữ, 4 người đàn ông và 2 bé gái trước khi tẩu thoát. Ngoài 11 nạn nhân thiệt mạng còn có 2 bé gái khác bị thương ở ngực và bụng, hiện đang điều trị tại một bệnh viện gần đó.

Theo thông tin từ các điều tra viên, một trong những phụ nữ thiệt mạng từng bị một trong những kẻ tấn công cưỡng hiếp và đã có con với hắn. Rất có thể đây cũng là kẻ chịu trách nhiệm cho vụ giết người hàng loạt này.

canh sat cho rang mot trong nhung nan nhan nu thiet mang tung bi mot trong nhung ke tan cong cuong hiep. anh minh hoa: adobe stock

Cảnh sát cho rằng một trong những nạn nhân nữ thiệt mạng từng bị một trong những kẻ tấn công cưỡng hiếp. Ảnh minh họa: Adobe stock

Thị trưởng Vicente Lopez de la Vega của thành phố Coxcatlan nói hiện vẫn chưa thể kết luận rõ ràng nguyên nhân của vụ xả súng đẫm máu này là thù hận gia đình hay tội phạm có tổ chức.

Phòng công tố bang Puebla cho biết có 5 nhân chứng sống sót và đang được chính phủ bảo vệ. Họ kể với các nhà chức trách rằng những kẻ tấn công đi bộ đến ngôi làng vùng núi hẻo lánh này, xả súng rồi sau đó bỏ chạy. Còn theo thông tin từ phía cảnh sát, có 2 nghi phạm đã được nhận dạng nhưng chúng đã trốn sang vùng núi của bang Oaxaca lân cận.

Đại diện phía cảnh sát cho biết: “Hướng điều tra chủ yếu hiện nay là các mâu thuẫn cá nhân”. Trước đó, các quan chức cũng đặt ra khả năng vụ giết chóc này có liên quan đến mâu thuẫn tôn giáo vì những người dân sống trong vùng này từng có mâu thuẫn với một cộng đồng tín đồ Công giáo ở gần đó.

Thi thể các nạn nhân đã được đưa đến thành phố Tehuacan để khám nghiệm.

mot vu tham sat gia dinh khac o mexico dien ra hoi thang 2 giet chet nhieu nan nhan trong mot gia dinh, trong do co mot em be 7 thang tuoi. anh: facebook

Một vụ thảm sát gia đình khác ở Mexico diễn ra hồi tháng 2 giết chết nhiều nạn nhân trong một gia đình, trong đó có một em bé 7 tháng tuổi. Ảnh: Facebook

Tình trạng bạo lực ở bang Puebla đang tăng dần trong những năm gần đây và tỉ lệ án mạng đang ở mức cao nhất kể từ năm 2012 khi có đến 216 vụ giết người chỉ trong 4 tháng đầu năm nay.

Vùng Coxcatlan không bị ảnh hưởng nặng bới vấn nạn bạo lực liên quan đến ma túy như nhiều vùng khác của Mexico nhưng việc trồng thuốc phiện và tranh chấp đất ở khu vực này cũng không phải hiếm.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục