tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 11-06-2016

  • Cập nhật : 11/06/2016

Bộ Quốc phòng Nga thử nghiệm robot trinh sát

Bộ Quốc phòng Nga tại Krasnoarmiysk, ngoại ô Moscow tiến hành kiểm tra đối chiếu các robot trinh sát, Sputnik dẫn nguồn bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
(anh: sputnik)

(Ảnh: Sputnik)

Tham gia thử nghiệm có khoảng 10 robot điều khiển từ xa, có thể khám phá các tuyến đường, thâm nhập vào các tòa nhà, theo dõi, phát hiện và tháo ngòi nổ. Robot thử nghiệm có trọng lượng từ 15 đến 100 kg.
Để tiến hành thử nghiệm này đã trang bị đoạn đường 800 mét đặc biệt với 8 chướng ngại vật như tuyến đường sắt, mê cung… Một số robot thể hiện kỹ năng di chuyển dưới nước. Mặt đường cũng đa dạng: đường nhựa, đường lát đá, rải cát, phủ cỏ, đường đất.
"Hệ thống robot thực hiện thành công chương trình thử nghiệm so sánh sẽ được xem xét để sử dụng trong các lực lượng vũ trang", bộ phận báo chí dẫn lời người đứng đầu trung tâm thử nghiệm robot của Bộ quốc phòng, Đại tá Sergei Popov.

Những cách hưởng lợi từ cuộc trưng cầu dân ý tại Anh

Ở Anh, từ các ngân hàng đầu tư đến người dân đều đang có những chuẩn bị riêng để tận dụng những cơ hội tạo ra lợi nhuận từ cuộc trưng cầu dân ý tại Anh mang lại.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo tìm hiểu, cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 23/6 về việc Anh rời EU không chỉ là một sự kiện chính trị, mà còn là một cơ hội thu về lợi nhuận của nhiều người.
Theo Financial Times, giới tài chính (các ngân hàng và quỹ đầu tư) là những người sẽ không bao giờ chỉ ngồi và chờ đợi kết quả công bố vào sau nửa đêm ngày 23/06. Với ngành này, quyết định kinh doanh phụ thuộc vào độ nhanh nhạy của thông tin.
Nhiều công ty thăm dò độc lập xác nhận, họ nhận rất nhiều yêu cầu về những kết quả thăm dò mới nhất, đồng thời đặt mua kết quả cập nhật theo giờ trong ngày trưng cầu. Các tổ chức và cá nhân đầu tư đang không tiếc tiền chuẩn bị đầu vào thông tin nhanh nhất.
Được biết, chi phí bỏ ra chỉ để mua kết quả bỏ phiếu sơ bộ là 500.000 bảng Anh. Tuy nhiên, Financial Times đánh giá số tiền này không thấm vào đâu, nếu so với lợi nhuận kiếm được từ việc có sớm thông tin.
Trang Express của Anh thậm chí chuẩn bị luôn những gợi ý đầu tư cho trường hợp kết quả trưng cầu là nước Anh rời đi. Vì nếu xảy ra, chuyện này sẽ kéo theo một đợt chấn động mạnh trên nhiều kênh đầu tư. Báo này khuyên nếu có Brexit (Anh rời EU), chắc chắn nên tránh xa đồng Bảng Anh. Với thị trường chứng khoán, lỗ nhiều nhất sẽ là cổ phiếu ngân hàng, tài chính. Các công ty công nghệ và khai mỏ sẽ là những lựa chọn đảm bảo hơn.
Trong khi đó, theo Business Insider, với cuộc trưng cầu được xem là sự kiện chính trị thu hút sự quan tâm đặt cược nhiều nhất từ trước tới giờ ở Anh này có một cách kiếm lợi nhuận trực tiếp hơn, là đặt cược vào chính kết quả bỏ phiếu.
Trang này tham khảo ý kiến từ các công ty cá cược, thậm chí còn gợi ý cho người dân cách cá cược sao cho có khả năng thu lợi chắc nhất, ví dụ như: đừng quá kỳ vọng vào tỷ lệ đi bỏ phiếu, chỉ nên đặt cược khoảng 50 - 60% người Anh sẽ tham gia trưng cầu, hay nên đặt cho những khu vực đã có kết quả tương đối chắc chắn như Scotland, với đa số người dân ủng hộ châu Âu.(VTV)

Mỹ buộc tội “nữ quái” âm mưu tuồn động cơ máy bay cho Trung Quốc

Một phụ nữ đến từ bang California, Mỹ ngày 9/6 đã bị tòa án liên bang Florida kết tội âm mưu xuất khẩu trái phép các động cơ máy bay chiến đấu, máy bay quân sự không người lái và dữ liệu kỹ thuật của một số loại vũ khí của Mỹ cho Trung Quốc.

ba wenxia man co the phai doi mat voi muc an 20 nam tu giam (anh: sun sentinel)

Bà Wenxia Man có thể phải đối mặt với mức án 20 năm tù giam (Ảnh: Sun Sentinel)

Bộ Tư pháp Mỹ hôm qua 9/6 cho biết, Wenxia Man, 45 tuổi, đến từ San Diego thuộc bang California, Mỹ có nguy cơ đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù giam vì vi phạm Luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí của nước này. Man sinh ra tại Trung Quốc nhưng đã nhập quốc tịch Mỹ.

Danh sách những mặt hàng mà Man “tuồn” cho phía Trung Quốc gồm có các động cơ sử dụng trong các máy bay chiến đấu F-35, F-22 và F-16 của Mỹ, cùng máy bay không người lái MQ-9 Reaper có khả năng mang tên lửa Hellfire, Bộ Tư pháp cho biết thêm.

Theo bản cáo trạng, Man là cư dân thường trú hợp pháp ở San Diego. Vào thời điểm bị bắt, Man làm việc cho công ty AFM Microelectronics. Bản cáo trạng cho biết Man đã âm mưu hợp tác cùng Xinsheng Zhang, một công dân Trung Quốc được cho là “hoạt động với tư cách như một đầu mối chính thức để thu mua vũ khí, đạn dược, trang thiết bị chiến đấu và vật dụng quốc phòng tại Trung Quốc”.

Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Mỹ cho biết Man khai Zhang là “gián điệp công nghệ”, làm việc thay mặt cho quân đội Trung Quốc, chuyên đi sao chép các món hàng thu được từ những nước khác.

Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã truy tố một công dân Mỹ tên Szuhsiung Ho vì tham gia vào đường dây sản xuất và phát triển các vật liệu hạt nhân bất hợp pháp bên ngoài nước Mỹ dưới sự chỉ đạo của Công ty năng lượng hạt nhân Trung Quốc. Ho bị buộc tội đã tiếp cận và lôi kéo các chuyên gia hạt nhân tại Mỹ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho đường dây của y tại Trung Quốc.


Trung Quốc dùng tiền “mua” ủng hộ của các nước về tuyên bố chủ quyền

Qua các khoản viện trợ, Trung Quốc đang lôi kéo các nước phía nam Thái Bình Dương ủng hộ tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
cong trinh do trung quoc xay trai phep o da chau vien cua viet nam. anh: epa.

Công trình do Trung Quốc xây trái phép ở đá Châu Viên của Việt Nam. Ảnh: EPA.

 

Trong bối cảnh Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, Trung Quốc áp dụng chiến lược quen thuộc là "vung tiền", thông qua hình thức viện trợ, để tranh thủ sự ủng hộ về mặt ngoại giao.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hồi tháng 5 rằng họ đã được 40 nước ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, bao gồm những nước châu Phi như Mozambique, Burundi... Những tháng gần đây, Trung Quốc bắt đầu tăng cường sự chú ý với các quốc gia ở nam Thái Bình Dương.

Từ trước đến nay, Australia là nhà tài trợ nước ngoài lớn nhất đối với các đảo quốc ở nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã dành sự quan tâm cho khu vực này và tăng cường hỗ trợ tài chính không kém cạnh. Những nước nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh như Samoa, Tonga và Papua New Guinea...

Lôi kéo bằng tiền

Dẫu không quốc gia nào ở khu vực này liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang muốn chứng tỏ họ là một cường quốc với tầm ảnh hưởng quốc tế rộng khắp.

Vanuatu chính là quốc gia đầu tiên trong khu vực công khai ủng hộ tuyên bố chủ quyền sai trái của Bắc Kinh. Hồi tháng 5, Thủ tướng Vanuatu Charlot Salwai đã ra thông báo chỉ trích phiên tòa do Philippines khởi xướng, cho rằng các tranh chấp lãnh thổ "phải được giải quyết dựa trên những bằng chứng văn hóa và lịch sử".

TQ dung tien 'mua' ung ho cua cac nuoc ve tuyen bo chu quyen hinh anh 1
Bài phỏng vấn dài với đại sứ Trung Quốc ở Vanuatu về vụ kiện của Philippines. Ảnh:SMH.

Đại sứ Trung Quốc tại Vanuatu còn có bài phỏng vấn dài nguyên trang đăng trên nhật báo địa phương Daily Post để giải thích rõ thêm về quan điểm của Bắc Kinh trong vụ kiện.

Ngày 26/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này hoan nghênh quan điểm của Vanuatu khi "hoàn toàn thấu hiểu" lập trường của Bắc Kinh.

Tiến sĩ Tess Newton Cain, chuyên gia tư vấn tại công ty TNC Pacific Consulting (trụ sở ở thủ đô Port Vila của Vanuatu) dự đoán nhiều quốc gia khác ở Thái Bình Dương có thể sẽ bày tỏ ủng hộ Bắc Kinh.

"Đó có thể là Samoa và Tonga, nơi Trung Quốc đầu tư, viện trợ và cho vay ưu đãi còn nhiều hơn cả Vanuatu", ông nói.

cac thuc the trung quoc boi lap trai phep thanh dao nhan tao. anh:wsj.

Các thực thể Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo. Ảnh:WSJ.

 

Bắc Kinh cũng không giấu diếm ý đồ vận động của họ. Trong cuộc họp báo ở Samoa hồi tháng 5, các nhà ngoại giao Trung Quốc còn nói rằng Bắc Kinh là "nạn nhân" từ vụ tranh chấp.

Trong khi đó, tại Tonga, đại sứ Trung Quốc ngang nhiên phát biểu rằng "người Trung Quốc" mới là người đầu tiên phát hiện, đặt tên và phát triển các quần đảo ở Biển Đông, trong khi Philippines mãi đến thập niên 1970 mới tranh tuyên bố chủ quyền sau khi phát hiện các mỏ dầu khí và khí đốt.

Phản tác dụng

Fiji là quốc gia đầu tiên lên tiếng phủ nhận việc bị truyền thông nhà nước Trung Quốc "quy chụp quan điểm" là họ ủng hộ lập trường của Bắc Kinh.

Chuyện xuất phát từ bản tin của Tân Hoa xã hồi tháng 4, với nội dung nói Ngoại trưởng Fiji và Trung Quốc đã thống nhất về một "tuyên bố chung" ủng hộ nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông "thông qua tham vấn hữu nghị" chứ không phải hành động pháp lý.

ngon hai dang ma trung quoc xay trai phep tren da xu bi thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh:reuters.

Ngọn hải đăng mà Trung Quốc xây trái phép trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh:Reuters.

 

Ngay hôm sau, truyền thông Fiji nhanh chóng đăng tin để "đính chính" rằng họ không đưa ra tuyên bố nào để ủng hộ Trung Quốc. Bộ Thông tin Fiji khẳng định nước này tuân thủ nghiêm ngặt chính sách không đứng về phe nước nào; đồng thời kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, thúc giục các bên liên quan trong tranh chấp tận dụng những biện pháp hòa bình.

Trong khi đó, Ngoại trưởng của Papua New Guinea (PNG) Rimbink Pato trả lời trên Radio New Zealand rằng Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị tương tự với họ, nhưng giới chức PNG đã khẳng định tranh chấp cần giải quyết trên cơ sở luật quốc tế.

Ngoài ra, những đảo và quần đảo còn lại như Solomon, Tuvalu, Kiribati và Nauru đều có quan hệ ngoại giao với đảo Đài Loan (Trung Quốc) tốt hơn so với tại đại lục. Hồi ngày 6/6, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Feng Shik-kuan khẳng định đảo này sẽ không công nhận Vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc nhăm nhe thiết lập ở Biển Đông.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông thông qua yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò". Nước này cũng liên tục bồi lấp, xây dựng loạt cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo và âm mưu quân sự hóa Biển Đông. 

Ngày 22/1/2013, Philippines đệ đơn lên PCA, kiện cách Trung Quốc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Tòa quốc tế sẽ phán quyết cách giải thích của Trung Quốc về "đường lưỡi bò" có phù hợp hay không phù hợp UNCLOS.

 

Theo giới quan sát, phán quyết của PCA nếu có lợi cho Philippines cũng đồng nghĩa với việc khiến Trung Quốc mất mặt trên trường quốc tế và có thể tạo cho Mỹ nhiều lý do để hỗ trợ đồng minh Philippines. 

Việc Trung Quốc "phớt lờ" phán quyết của PCA cùng việc nước này quyết định leo thang căng thẳng trên Biển Đông sẽ chỉ dẫn tới sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ tại khu vực, theo chiến dịch thực thi “quyền tự do hàng hải”.(Zing)

Mỹ - Ấn - Nhật khai màn tập trận gần Biển Đông

Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ hôm nay bắt đầu tập trận chung gần Biển Đông, nhằm làm sâu rộng quan hệ quân sự và tăng cưởng khả năng tương tác trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực. 
tap tran malabar hom nay khai man. anh: indiannavy

Tập trận Malabar hôm nay khai màn. Ảnh: IndianNavy

Theo PTI, hải quân Ấn Độ cho biết các tàu Satpura, Sahyadri, Shakti và Kirch của họ đang tham gia cuộc tập trận hải quân phiên bản thứ 20, theo chính sách "hướng Đông" của nước này và tăng cường quan hệ giữa ba nước. 

Tập trận sẽ hỗ trợ an ninh hàng hải ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đem lại lợi ích cho cộng đồng hàng hải toàn cầu, hải quân nói. 

Cuộc tập trận mang ý nghĩa vì diễn ra gần Biển Đông, vào thời điểm Trung Quốc đang cứng rắn trong khu vực. 

Ấn Độ và Mỹ thực hiện các cuộc tập trận thường niên từ năm 1992. Kể từ năm 2007, cuộc tập trận mang tên Malabar được tổ chức có thể ở cách xa Ấn Độ, và ở Tây Thái Bình Dương. Năm ngoái, cuộc tập trận diễn ra ngoài khơi Chennai và có sự tham gia của Nhật. 

Dù cuộc tập trận ở cảng bắt đầu hôm nay tại thành phố Sasebo, giai đoạn ở biển diễn ra ở Thái Bình Dương từ 14/6 tới 17/6. Tàu sân bay Mỹ USS John C Stennis (CVN 74), tàu tuần dương USS Mobile Bay và khu trục lớp Arleigh Burke USS Stockdale và USS Chung Hoon, mang theo trực thăng, sẽ tham gia sự kiện.

Ngoài ra, một tàu ngầm hạt nhân, máy bay tuần tra hàng hải tầm xa cũng sẽ tham gia tập trận. Tàu sân bay trực thăng Nhật Hyuga với trực thăng SH 60 K và máy bay tuần tra hàng hải tầm xa, bên cạnh các tàu chiến tối tân khác. Lực lượng đặc nhiệm của hải quân ba nước cũng tương tác trong cuộc tập trận. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục