Là một thiết bị vũ khí tối tân, việc chế tạo và vận hành tàu ngầm đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật và kỷ luật khắt khe.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 09-07-2016
- Cập nhật : 09/07/2016
Tổng thống Mỹ tuyên bố triển khai 1.000 lính đến Ba Lan
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Warsaw ngày 8.7 tuyên bố sẽ triển khai 1.000 binh sĩ và một sở chỉ huy lữ đoàn thiết giáp đến Ba LanREUTERS
Lãnh đạo các nước NATO chụp ảnh chung tại toà nhà trong sân vận động quốc gia PGE, thủ đô Warsaw, Ba Lan nhân hội nghị thượng đỉnh NATOREUTERS
Xe bọc thép bên ngoài sân vận động quốc gia PGE, Warsaw, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 8.7.2016REUTERS
Đội tàu cá Trung Quốc đang vét sạch biển tây Phi
Không chỉ hoành hành ở Biển Đông, đội tàu cá Trung Quốc đang càn quét các vùng biển ở châu Phi, phá hoại nghiêm trọng hệ sinh thái và làm suy giảm nghiêm trọng số lượng cá nơi đây.
Tuy nhiên những nước như Guinea, khu vực Tây Phi, chỉ có thể bất lực đứng nhìn các hoạt động đánh bắt cá phi pháp táo tợn của Trung Quốc vì không có đủ tài chính để ngăn chặn.
“Chúng tôi từng thu nhập từ 700 USD đến 1.400 USD cho mỗi ngày đánh cá nhưng giờ nạn đánh bắt trái phép ngày càng tăng nên cá ít dần. Một số chuyến chúng tôi chỉ kiếm được 140 USD vì những vùng chúng tôi thường đánh bắt không còn cá” - ngư dân Abdoulaye Soumah, 32 tuổi, cho biết khi nhìn ra biển từ cảng Bonfi ở thủ đô Conarky của Guinea.
Các vùng biển Tây Phi là nơi nạn đánh bắt trái phép hoành hành mạnh mẽ nhất, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của những người nghèo sống dựa vào biển.
Theo lãnh đạo Steve Trent của Tổ chức Công lý Môi trường, sự yếu kém của chính phủ cộng với thiếu nguồn lực và tham nhũng của chính quyền nơi đây đã tạo điều kiện cho những tàu đánh bắt cá Trung Quốc hoành hành.
Theo ông Aboubacar Kaba, lãnh đạo Liên đoàn đánh bắt cá thủ công của Guinea, thủ phạm không ai khác chính là các tàu cá Trung Quốc. Loại cá mà các tàu Trung Quốc tìm kiếm tại Tây Phi là cá đù vàng, một loại hải sản đắt đỏ ở châu Á nhưng lại đang suy giảm vì đánh bắt quá mức.
“Năm 2008 có 14 tàu cá Trung Quốc ở vùng biển này nhưng đến năm 2016 có hơn 500 tàu” - ông Kaba nói.
Trong khi đó theo tổ chức Hòa bình Xanh, nhiều công ty hải sản Trung Quốc có lịch sử đánh bắt cá trái phép tại khu vực này. Hàng trăm vụ đánh bắt trái phép của tàu Trung Quốc được ghi nhận khắp vùng biển Tây Phi trong vài năm trở lại đây.
Lợi dụng dịch Ebola
Theo điều tra của tổ chức Hòa bình Xanh, nạn đánh bắt cá lậu ở châu Phi tăng mạnh trong thời gian xảy ra dịch Ebola khi các nước phải tập trung nguồn lực để dập dịch. Trong một tháng điều tra hồi năm 2014 ngoài khơi Guinea, tàu của tổ chức Hòa bình Xanh cứ hai ngày lại nhìn thấy một tàu đánh cá trái phép của Trung Quốc.
Họ cũng phát hiện nhiều tàu Trung Quốc khai báo không đúng tải trọng. “Điều này gây thiệt hại cho thu nhập của Guinea” - nhà hoạt động Ahmed Diame nói.
Đáng lo ngại là hầu hết tàu đánh bắt cá của Trung Quốc đã bị cấm tại nhiều nơi trên thế giới vì thói vơ vét bất chấp môi trường. Các tàu này nạo sạch mọi thứ dưới đáy đại dương, xới tung các rặng san hô và bãi hàu, không chừa lại bất cứ gì trên đường đi.
“Đến 90% những thứ họ bắt lên sau đó lại ném xuống biển nhưng thường đã chết hết” - tổ chức Hòa bình Xanh cho biết.
Không chỉ vậy, các ngư dân cho biết thêm các tàu Trung Quốc thường lén lút hoạt động vào ban đêm trong khu vực 12 hải lý quanh bờ biển, nơi chỉ giới hạn cho những tàu nhỏ đánh bắt thủ công.
Tàu cá Trung Quốc hoành hành khắp tây Phi
Tổ chức Hòa bình Xanh đã bắt đầu điều tra tại vùng biển châu Phi khác như Mũi Verde, Mauritania, Gambia, Guinea Bissau, Sierra Leone và Senegal. Quá trình có thể mất nhiều năm nhưng sẽ vẽ nên bức tranh chi tiết về nạn đánh bắt trái phép tại khu vực.
Họ khẳng định đã phát hiện nhiều tàu cá Trung Quốc khai gian tải trọng ở Senegal, Guinea-Bissau năm 2014.
Trong giai đoạn 2000-2006 và 2011-2013, ít nhất 183 trường hợp đánh bắt trái phép ở sáu nước Tây Phi. Tất cả các tàu bị phát hiện đều là tàu Trung Quốc và 31% vi phạm nhiều hơn một lần. Tất cả đều là tàu sử dụng kỹ thuật đáy cá.
“Trong khi chính quyền Trung Quốc đang bắt đầu hạn chế những kỹ thuật đánh cá có tính phá hoại trên những vùng biển của mình, thì họ lại áp dụng tiêu chuẩn kép ở châu Phi nhờ các lỗ hổng trong chính sách nơi đây” - tổ chức Hòa bình Xanh lên án.(TT)
Trung Quốc đang vượt phương Tây tại châu Phi?
Từ lâu phương Tây đã gần như bỏ quên châu Phi, hoặc đơn giản là chỉ chú ý đến châu lục này trong các lĩnh vực như: tài nguyên thiên nhiên, thị trường, an ninh, quốc phòng... Việc Trung Quốc tiến vào châu Phi đã bất ngờ biến giấc mơ châu Phi trở thành hiện thực.
Trong quá khứ, phương Tây đóng vai trò "độc quyền" trong việc mang tiền và công nghệ tới "Lục địa Đen" và các quốc gia châu Phi đã buộc phải linh hoạt để có thể tiếp cận với một hoặc cả hai nguồn lợi ích to lớn này. Ngày nay, sự hiện diện của Trung Quốc tại lục địa này đã mang đến cho các quốc gia châu Phi một sự lựa chọn khác.
Mặc dù Trung Quốc đã đặt dấu ấn sâu rộng tại lục địa này và hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, nhưng phương Tây, đặc biệt là Mỹ vẫn giữ được lợi thế quan trọng. Một trong số đó là sở hữu mô hình chính trị minh bạch hơn, công nghệ tốt hơn và vượt trội hơn trong các lĩnh vực kinh tế và công nghiệp then chốt. Các thương hiệu của phương Tây được công nhận trên toàn cầu trong khi Trung Quốc vẫn còn thiếu nhiều lĩnh vực cơ bản. Trên thực tế, sự tồn tại của các lợi thế của phương Tây đang bị rút ngắn. Do đó, điều quan trọng là Mỹ và các quốc gia phương Tây khác cần bắt đầu đánh giá lại thái độ và chiến lược của mình đối với Lục địa Đen, bởi vì châu lục này sẽ ngày càng nổi bật hơn với thị trường phát triển nhanh trong tương lai gần.
Vài thập kỷ tới, thế giới sẽ thấy châu Phi tiến tới vị trí trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu chứ không phải "vị trí bên lề" như hiện nay. Một lục địa lớn, gần gấp 4 lần diện tích nước Mỹ, với dân số trẻ đang bùng nổ, giàu tài nguyên thiên nhiên, phát triển đô thị hóa nhanh và tăng trưởng kinh tế cao... sẽ đảm bảo vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế và chính trị toàn cầu. Các quốc gia châu Phi sẽ tham gia với sự quyết đoán và "lớn tiếng" hơn trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, đồng thời phát triển nền kinh tế với quy mô ngày càng sâu rộng hơn.
Khái niệm "Châu Phi là gánh nặng của người da Trắng" sẽ chỉ kìm hãm khả năng của phương Tây trong việc tìm hiểu, tiếp cận tiềm năng to lớn và tương lai sáng lạn của lục địa này. Đã đến lúc nên từ bỏ tư duy cũ này, bởi nếu không sự thụt lùi của phương Tây, nhất là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc thâm nhập sâu và rộng hơn tại châu lục này trong thời gian tới.
Trung Quốc phạt thầy bói bạn thân của Chu Vĩnh Khang 7 năm tù
Cao Yongzheng, thầy bói và là bạn thân của ông Chu Vĩnh Khang. Họ Chu từng giao 6 tài liệu bí mật quốc gia cho Cao
Trung Quốc giục Mỹ ngừng ủng hộ Đài Loan đòi độc lập
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo Mỹ nên xử lý vấn đề Đài Loan thận trọng để tránh làm tổn hại quan hệ Mỹ - TrungBỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC