Nhật sẽ cung cấp thiết bị quân sự cho Philippines
2 vụ đánh bom ở Afghanistan, 26 người thiệt mạng
Lãnh đạo nào của thế giới bị 'phẫn nộ' nhiều nhất trên Facebook?
G20 kết thúc trong bất đồng
Nguy cơ tội phạm xuyên quốc gia từ chiến lược 'Một vành đai, một con đường'
Tin thế giới đọc nhanh chiều 28-02-2016
- Cập nhật : 28/02/2016
5 năm qua, dân số Nhật giảm kỷ lục gần 1 triệu người
Kết quả thống kê dân số Nhật Bản công bố ngày 26-2 cho thấy, trong 5 năm qua, dân số nước này đã giảm gần 1 triệu người.
Theo New York Times, đây là một sự sụt giảm chưa có tiền lệ với một xã hội không bị tác động bởi chiến tranh hay các cuộc khủng hoảng chết người khác. Thực tế này phần nào lý giải cho những khó khăn kinh tế tồn tại dai dẳng của Nhật Bản thời gian qua.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1920 khi Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu điều tra dân số cho thấy số liệu chính thức báo động mức giảm của dân số Nhật. Mặc dù trước đó, nhiều điều tra dân số quy mô nhỏ hơn đã cho thấy xu hướng giảm này.
Cụ thể, theo Bộ nội vụ và truyền thông Nhật Bản, tổng dân số nước Nhật vào năm 2015 là 127,1 triệu người. Giảm 947.000 người, tương đương 0,7%, so với thống kê năm 2010.
Tình trạng dân số giảm rõ ràng đã tạo ra những tác động lan tỏa đến mọi lĩnh vực, từ kinh tế cho tới chính trị của Nhật Bản.
Là một trong những nước có tỉ suất sinh thấp nhất thế giới và cũng là nước tiếp nhận rất ít người nhập cư, nước Nhật sẽ còn tiếp tục phải đối mặt tình trạng này trong nhiều năm tới, nếu không nói là nhiều thập kỷ tới.
Các chính sách khuyến khích phụ nữ sinh con của chính phủ Nhật tỏ ra không nhiều tác động, trong khi đó, rất ít người Nhật Bản ủng hộ chính sách mở cửa hơn với người nhập cư.
“Những số liệu này cho thấy việc giống như mất đi cả một tỉnh”, bộ trưởng Shigeru Ishiba đã nói như vậy tại một cuộc họp báo. Nhiều tỉnh trong số 47 tỉnh của Nhật có dân số chỉ gần một triệu.
Trước kết quả điều tra dân số mới, thủ tướng Shinzo Abe đã nhắc lại mục tiêu lâu dài của chính phủ là giữ cho mức tổng dân số Nhật Bản không giảm xuống dưới 100 triệu người.
Tuy nhiên các ước tính của chính phủ cũng như nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, cho rằng mục tiêu này rất khó đạt được.
Theo ước tính mới nhất của Liên hợp quốc, tới cuối thế kỷ này, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 83 triệu dân, giảm 40% so với mức đỉnh điểm.
Campuchia muốn Trung Quốc cung cấp hai tàu chiến
Chuẩn đô đốc hải quân Trung Quốc Yu Manjiang và Tea Vinh, tư lệnh hải quân Campuchia trong cuộc gặp hôm 24/2 tại Phnom Penh. Ảnh: CambodiaDaily
"Hải quân muốn hai tàu chiến và các bộ trưởng Quốc phòng hai nước vẫn đang liên lạc với nhau", Tea Vinh, tư lệnh hải quân Campuchia, hôm 24/2 nói trong cuộc gặp với Chuẩn đô đốc hải quân Trung Quốc Yu Manjiang.
Theo Reuters, ông Vinh không nói loại tàu hải quân Campuchia muốn có, cũng như liệu nước này dự định mua toàn bộ hay không. Ông nói các tàu sẽ tăng cường an ninh hàng hải và danh tiếng của Campuchia.
"Chúng tôi muốn các nước láng giềng không coi thường chúng tôi", ông Vinh nói. "Tôi muốn hai tàu lớn này, không phải để gây chiến, mà để cho thấy họ không thể coi thường Campuchia".
Meas Tang, phát ngôn viên hải quân Campuchia, nói đề nghị của ông Vinh giống một "danh sách điều ước", và hiện chưa rõ Trung Quốc có chấp nhận yêu cầu này hay không.
Hai tàu khu trục nhỏ có tên lửa dẫn đường và một tàu tiếp tế thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, dưới sự chỉ huy của ông Yu đầu tuần này tới cảng Sihanoukville. Các tàu tham gia diễn tập tìm kiếm cứu hộ với thuỷ thủ Campuchia ở Vịnh Thái Lan trong hai ngày.
Hôm 24/2, ông Yu và phái đoàn sĩ quan hàng hải Trung Quốc tới Phnom Penh để gặp ông Vinh tại trụ sở hải quân.
Mỹ điều 3 oanh tạc cơ B-52 sang tập trận với Na Uy
Ba máy bay ném bom B-52 và hơn 200 lính không quân Mỹ đã có mặt ở Tây Ban Nha để chuẩn bị sang Na Uy tập trận.
Các máy bay này thuộc phi đoàn ném bom số 2, căn cứ không quân Barkside ở Lousiana (Mỹ), theo Air Force Times.
“Việc triển khai những máy bay ném bom chiến lược này nhằm tăng cường mức độ sẵn sàng và những bài tập quan trọng để nhanh chóng ứng phó với bất kỳ cuộc va chạm cũng như thách thức nào”, đô đốc Cecil D. Harney, tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ nói trong một thông báo hôm 26.2.
Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ nói rằng các máy bay này được triển khai ngắn hạn, nhưng không nói cụ thể sẽ làm nhiệm vụ trong bao lâu.
Động thái này của Mỹ có thể sẽ khiến mối quan hệ với Nga trở nên căng thẳng hơn. Vài ngày qua, truyền thông Nga đã có nhiều bài viết về việc chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ xem Moscow là mối đe dọa số một.
Báo Pravda hôm 26.2 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói rằng không có gì bất ngờ khi Mỹ đưa Nga ra làm “mối đe dọa số một”. Theo đó, các quan chức quốc phòng Mỹ chỉ lấy Nga làm đối trọng trong các cuộc thảo luận ngân sách quốc phòng cho năm tiếp theo.
Hải quân Campuchia tập trận chung với Trung Quốc
Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân chung với Campuchia lần đầu tiên vào ngày 26-2.
Reuters cho biết thủy thủ của hai nước này đã tham gia một cuộc tập trận cứu hộ tại Preah Sihanouk trong một chuyến đi kéo dài 5 ngày mà sĩ quan hải quân cấp cao Trung Quốc là Chuẩn đô đốc Yu Manjiang cho là để thể hiện quan hệ nồng ấm của họ và "giống như đến thăm nhà người anh em".
Chuyến thăm cũng bao gồm các cuộc thảo luận về việc Trung Quốc có thể cung cấp cho Campuchia tàu chiến để bảo vệ lãnh thổ trên biển của họ.
"Hải quân muốn hai tàu chiến và bộ trưởng quốc phòng hai nước vẫn đang thảo luận với nhau" - Chỉ huy lực lượng hải quân Campuchia Tea Vinh cho biết trong cuộc gặp với ông Yu tại Phnom Penh.
Cuộc diễn tập diễn ra giữa lúc căng thăng leo thang trong khu vực sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa, máy bay chiến đấu và thiết bị ra đa đến đảo Phú Lâm của Việt Nam.
Trong khi đó dù lên tiếng cảnh báo Campuchia về vấn đề nhân quyền, nước Mỹ vẫn duy trì quan hệ tốt đẹp với nước này cũng như muốn thắt chặt quan hệ với quân đội Campuchia và đã tổ chức 6 cuộc tập trận chung với nước này.
Trả lời câu hỏi về cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Campuchia, Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh cho biết các hoạt động ngoại giao của nước này "không dựa trên sự cạnh tranh với Trung Quốc" mà hợp tác về thương mại, giải quyết các vấn đề khủng bố, biến đổi khí hậu và nạn buôn người.
Cỗ xe chiến đấu robot nguy hiểm nhất thế giới của Nga
Nga đang phát triển một mẫu xe chiến đấu robot nhỏ gọn có tên gọi Uran-9 để xuất khẩu ra thị trường thế giới, với những công nghệ hiện đại vào diện bậc nhất hiện nay, theo National Interest.
Uran-9 là mẫu xe bọc thép robot được chế tạo không nhằm mục đích thay thế các xe tăng chiến đấu chủ lực như T-90 hay T-14 Armata. Thay vào đó, nó được thiết kế nhỏ gọn để chi viện hỏa lực cho bộ binh, thực hiện các chiến dịch đặc biệt và tiến hành trinh sát.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar, xe chiến đấu Uran-9 được trang bị pháo tự hành 2A72 30mm, một súng máy 7,62 mm và các tên lửa chống tăng dẫn đường M120 Ataka giúp nó có uy lực đáng gờm.
Việc trang bị các tên lửa Ataka giúp cho xe chiến đấu robot nhỏ gọn này có khả năng tiêu diệt xe tăng hiện đại nhất của đối phương từ khoảng cách 8 km. Robot này cũng được tích hợp một loạt các hệ thống cảm biến, gồm một hệ thống cảnh báo laser và thiết bị phát hiện, xác định và theo dõi mục tiêu.
Chuyên gia công nghệ quốc phòng David Hambling củaPopularmechanics lại cho rằng các vũ khí trên không phải là thứ biến xe chiến đấu robot Uran-9 trở thành loại xe bộ binh không người lái (UGV) nguy hiểm nhất thế giới.
Theo Hambling, Mỹ đã phát triển nhiều thế hệ xe UGV vũ trang trong nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên UGV của Mỹ có vấn đề lớn là không thể phân biệt được địch - ta và tấn công cả quân mình. UGV của Nga không gặp phải vấn đề này, bởi vậy chúng có thể tự hoạt động độc lập một phần hoặc hoàn toàn.Majumdar cho biết khi triển khai tác chiến, xe chiến đấu Uran-9 sẽ được bố trí trong đội hình một đơn vị bộ binh cơ giới, gồm một xe robot trinh sát, một xe chi viện hỏa lực, một xe tải để mang theo các robot này, và một sở chỉ huy lưu động. Nói cách khác, sự nguy hiểm của cỗ máy Uran-9 không hẳn đến từ vũ khí mà từ cách nó vận hành.
Hambling cho rằng hồi tháng 10/2015, Nga đã thử nghiệm thành công trên thực tế phần mềm Unicum, biệt danh "Skynet Nga", cho phép nhiều robot cùng nhau phối hợp xác định, tiêu diệt các mục tiêu mà không cần mệnh lệnh của con người.
Với phần mềm này, Uran-9 có thể là công nghệ của chiến trường tương lai và không có đối thủ xứng tầm của phương Tây, kể cả những xe chiến đấu bộ binh không người lái mà Mỹ đã và đang phát triển.
Công nghệ không người lái vẫn còn tiếp tục cải tiến, và với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, trong tương lai gần rất có thể xe chiến đấu bộ binh không người lái sẽ trở nên phổ biến trên chiến trường. Các xe tăng chiến đấu chủ lực có người lái như T-14 Armata hay M1A2 Abrams trong tương lai có thể sẽ bị thay thế bởi các robot chiến đấu này, ông Majumdar nhận định.