Trung Quốc: “Hồng Kông không thể độc lập”
Thực ra, Mỹ đã đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông từ 3 năm trước
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, Hàn Quốc căng mình đối phó
EU hô hào các nước trừng phạt chống Nga
Korea Times chạy loạt bài bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Tin thế giới đọc nhanh chiều 24-01-2016
- Cập nhật : 24/01/2016
Mỹ bị nghi lập căn cứ không quân ở Syria
Một nhân viên quân sự dẫn đường cho xe chở đạn dược cho máy bay C-17 Globemaster của Mỹ tại một căn cứ ở vùng Vịnh. Ảnh: The Times
Các nguồn tin nói với AFP rằng Mỹ đang mở rộng một sân bay ở Rmeilan, tỉnh Hasakah. Đây từng là nơi các máy bay từng cất cánh để phun thuốc trừ sâu, trước khi cuộc nội chiến Syria nổ ra cách đây 5 năm.
Một nguồn tin quân sự Syria cho biết gần 100 chuyên gia Mỹ, cùng với các lực lượng người Kurd ở Syria đã mở rộng đường băng và tân trang một số cơ sở hạ tầng.
"Căn cứ không quân sẽ được sử dụng cho máy bay trực thăng và máy bay chở hàng. Chiều dài đường băng hiện giờ là 2.700 m, sẵn sàng phục vụ các máy bay vận chuyển trang thiết bị và đạn dược", nguồn tin nói thêm.
Lầu Năm Góc không xác nhận thông tin này nhưng nói rằng quân đội Mỹ không nắm quyền kiểm soát bất kỳ sân bay nào ở Syria.
Cuối tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho phép triển khai khoảng 50 đặc nhiệm tới Syria để cố vấn cho lực lượng mặt đất của địa phương chiến đấu chống IS.
Các nguồn tin quân sự nói rằng quân đội Mỹ đã làm việc trên sân bay ở Rmeilan "trong hơn ba tháng". Một nguồn tin an ninh ở đông bắc Syria cho biết "lực lượng đặc nhiệm và cố vấn Mỹ đang sử dụng sân bay Rmeilan như một căn cứ để từ đó trực thăng cất cánh về phía mặt trận".
Nhóm Giám sát Nhân quyền Syria nói rằng đường băng đã được mở rộng và "gần như sẵn sàng cho máy bay Mỹ sử dụng".
Mỹ đang hỗ trợ một liên minh người Kurd - Arab gọi là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), chiến đấu chống IS ở bắc Syria. Người phát ngôn của SDF, Talal Sello, bác bỏ thông tin quân đội Mỹ đã kiểm soát Rmeilan. Ông mô tả nó là "một sân bay nông nghiệp".
Trong một diễn biến liên quan, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay nói rằng Washington và Ankara đã chuẩn bị tiến hành giải pháp quân sự tại Syria để chống lại IS, nếu giải pháp chính trị không hiệu quả.
"Chúng tôi biết rằng tình hình sẽ tốt hơn nếu chúng tôi có thể đạt được một giải pháp chính trị, nhưng nếu không được, thì chúng tôi đang chuẩn bị giải pháp quân sự để diệt trừ IS", ông Biden nói tại một cuộc họp báo, sau khi gặp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu.
Một quan chức Mỹ làm rõ rằng phó tổng thống nói về một giải pháp quân sự đối với IS, chứ không phải với tổng thể Syria. Ông Biden cho biết ông và Davutoglu cũng đã thảo luận cách tiếp tục hỗ trợ lực lượng nổi dậy người Sunni chiến đấu để lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Khoảng 1/3 dân Đức muốn chính phủ đóng cửa biên giới
Kết quả thăm dò mới nhất từ Viện nghiên cứu Emnid của Đức cho biết có khoảng 1/3 dân Đức muốn chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn.
Thanh niên di cư và tị nạn tuổi từ 16 đến 21 tham gia lớp giảng dạy luật pháp Đức cơ bản tại thành phố Ansbach - Ảnh: Reuters
Kênh truyền hình N24 cho biết sự bất mãn của người dân đối với chính sách tị nạn ngày càng tăng, nhất là sau khi xảy ra các vụ tấn công, cướp giật và quấy rối tình dục ở Cologne trong đêm giao thừa 2016. Người Đức đang muốn chính phủ thực hiện chính sách đóng cửa biên giới như Áo và Thụy Điển đang thực hiện.
Hiện nay chỉ còn 15% người dân ủng hộ chính sách “rộng cửa đón tiếp người tị nạn” của bà Merkel và 49% ý kiến tin tưởng bà có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tị nạn thay vì 79% trước đây. Chưa kể có đến 79% số người được hỏi yêu cầu chính phủ siết chặt các chính sách đối với người xin tị nạn ở Đức.
Ông Horst Seehofer - chủ tịch Đảng Xã hội Cơ Đốc giáo (CSU) trong liên minh của bà Merkel - nhận định chính phủ hiện nay đang rơi vào tình thế nguy cấp vì những bất đồng về chính sách. Ông kêu gọi chính phủ áp hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn nếu không muốn “Đức biến thành một quốc gia khác”.
Trong diễn biến liên quan, chính quyền các bang miền nam nước Đức như Bavaria và Baden-Wurttemberg đã cho phép tịch thu tiền và tài sản có giá trị của người tị nạn. “Người xin tị nạn sẽ bị lục soát ở các trung tâm tiếp nhận. Tiền và những tài sản có giá trị trên 812 USD sẽ bị tịch thu” - Bộ trưởng nội vụ bang Bavarian Joachim Herrmann cho biết. Thậm chí tại bang lân cận Baden-Wurttemberg, tài sản trị giá hơn 379 USD sẽ bị tịch thu.
Trước đó, Đan Mạch và Thụy Sĩ cũng áp dụng chính sách tịch thu tài sản của người tị nạn nếu họ mang theo quá nhiều.
Trung Quốc - Iran thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
"Tôi và Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã có cuộc hội đàm rất hiệu quả và chân thành về quan hệ song phương, và trao đổi quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm. Như ông Rouhani nói, chúng tôi đã đạt được những thỏa thuận lớn", Sputnik dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hôm nay phát biểu trong cuộc họp báo tại Tehran.
Bắc Kinh và Tehran quyết định làm sâu sắc quan hệ song phương lên tầm "quan hệ chiến lược", ông Tập nói thêm. Ông Rouhani cho biết thương mại Trung Quốc - Iran dự kiến sẽ tăng 600 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thủ đô Iran vào tối hôm qua, sau chuyến đi tới Ai Cập và Arab Saudi để thảo luận về hợp tác kinh tế và chính trị. Ông Tập Cận Bình là chủ tịch Trung Quốc đầu tiên thăm Tehran trong hơn một thập kỷ.
Các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran được dỡ bỏ vào tuần trước, sau khi nước này đồng ý hạn chế hoạt động hạt nhân. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Iran và cả hai nước đều hy vọng quan hệ hai bên sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau khi Tehran thoát các lệnh cấm vận.
Mỹ kêu gọi ra đòn quyết định nhằm vào IS tại Libya
"Nếu không tăng cường kiểm soát, IS sẽ nhanh chóng tràn sang Libya. Các quan chức Lầu Năm Góc sẽ gấp rút đệ trình lên Bộ trưởng Ashton Carter và Tổng thống Barack Obama một kế hoạch để chặn đứng IS tại quốc gia này", Reuters dẫn lời ông Joseph Dunford phát biểu với các phóng viên tại Paris.
Tướng Dunford cũng tuyên bố việc triển khai hành động quân sự mang tính quyết định này cũng nhằm hỗ trợ một tiến trình chính trị lâu dài cho hòa bình tại Libya.
Từ giữa năm 2015, IS đã tận dụng khoảng trống quyền lực trong bối cảnh hai chính phủ đối địch tại Libya tranh giành quyền lực để thiết lập chỗ đứng tại thành phố Sirte.
Ngày 21/1 các chiến binh IS đã đốt ít nhất hai giếng dầu tại cảng xuất khẩu dầu Ras Lanuf ở phía bắc Libya, gây thiệt hại lớn về tài chính cho Harouge Operations Oil, một công ty dầu mỏ lớn thuộc tổng công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC).
Washington không công nhận 5 lãnh sự danh dự Nga, Moscow phẫn nộ
"Hành động này nhằm phản ứng trước việc Nga tiếp tục can thiệp vào hoạt động ngoại giao và lãnh sự của chúng tôi ở Nga, trong đó có việc quấy rối nhân viên trên diện rộng của chúng tôi, cũng như việc buộc đóng cửa Trung tâm Hoa Kỳ ở Moscow", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết.
"Chúng tôi đang chuẩn bị có thêm các biện pháp thích hợp nếu có thêm những hành động cản trở hoạt động ngoại giao và lãnh sự của chúng tôi ở Nga", ông nói thêm.
Lãnh sự danh dự thường là công dân Mỹ hay những người được cấp quy chế cư trú lâu dài (thẻ xanh). 5 người đó ở các bang California, Florida, Minnesota, Utah và Puerto Rico. Người thứ 6 ở Colorado không bị ảnh hưởng.
Bộ Ngoại giao Nga nói nước này giận dữ khi Mỹ không công nhận hầu hết lãnh sự danh dự của nước này. Trong thông cáo, phát ngôn viên Maria Zakharova nói Washington đang tuyên truyền chống Nga và tình báo Mỹ đang "khiêu khích" các nhà ngoại giao Nga ở Mỹ cũng như ở nơi khác.