Nhật Bản không chấp nhận 'sự đã rồi' ở Biển Đông
Trung Quốc phát hiện 35 nhà hàng bỏ thuốc phiện vào món ăn
Nga có thể thoát lệnh trừng phạt trong vài tháng tới
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc đánh cắp thiết kế chiến đấu cơ Mỹ
Mỹ triển khai 14 chiến đấu cơ F-22 tối tân tới Nhật
Tin thế giới đọc nhanh chiều 23-01-2016
- Cập nhật : 23/01/2016
Trung Quốc đóng cửa hàng loạt tờ báo quân sự
Nhật báo Giải phóng quân cho biết tất cả ấn phẩm trên đã ngừng xuất bản hồi tuần trước. Trong đó có cả tờ báo lâu đời nhất từ năm 1930 - Soldiers News.
Tây Ban Nha sắp thành mục tiêu khủng bố mới của IS
Tờ La Gaceta (Tây Ban Nha) hôm 21-1 cho biết IS đã đăng lên mạng một đoạn video dài sáu phút, gồm cảnh quay một bản đồ cổ của bán đảo Iberia dần chuyển sang màu đỏ, trong đó có giọng nói đi kèm: "Chúng ta sẽ thu hồi vùng đất của chúng ta từ những kẻ xâm lược".
Mỹ cảnh báo Trung Quốc không bán công nghệ hạt nhân cho Triều Tiên
"Khi Triều Tiên và Iran tìm cách mua các vật liệu hoặc thiết bị công nghệ cao phục vụ chương trình hạt nhân và tên lửa của mình, nơi mà họ muốn mua là Trung Quốc" - ông Thomas Countryman nói trong một cuộc họp trực tuyến với các phóng viên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày 21-1.
"Trung Quốc là một nền kinh tế công nghệ rất cao và nước này tạo ra một số mặt hàng cao cấp. Điều quan trọng là Trung Quốc phải thực hiện cùng một mức độ cảnh giác và kiểm soát đối với thương mại chiến lược với Iran và Triều Tiên như các nước khác làm" - Yonhap dẫn lời ông Thomas Countryman.
Trung Quốc phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh hàng trăm triệu
Tân Hoa xã dẫn lời cảnh sát cho biết: “Người vợ mua trẻ sơ sinh ở Lương Sơn, sau đó đưa các em đến Lâm Nghi. Người chồng sẽ phụ trách tìm kiếm người mua ở thành phố này”.
Tình trạng mua bán trẻ sơ sinh vẫn diễn ra tràn lan tại Trung Quốc do tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ảnh: AFP
Theo kết quả điều tra, các bé trai thường được bán với giá từ 7.600 đến 9.120 USD (khoảng 168-200 triệu đồng), còn bé gái được bán với giá thấp hơn, khoảng 68-102 triệu đồng.
Một kiểu hăm dọa mới của Trung Quốc
Biển Đông có nguy cơ trở thành “ao nhà” của Trung Quốc vào năm 2030 bởi Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo tàu sân bay và xây dựng hải quân viễn dương. Báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Mỹ đã đưa ra cảnh báo như trên.
CSIS soạn thảo báo cáo trên theo sự ủy nhiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trước đó, Quốc hội Mỹ muốn có một bản đánh giá độc lập về chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Báo Business Insider ngày 20-1 (giờ địa phương) dẫn báo cáo của CSIS dự báo Trung Quốc sẽ có nhiều đội tàu sân bay trong khu vực vào năm 2030. Từ đó Trung Quốc có thể áp chế các quốc gia khác mà không cần hành xử theo kiểu hăm dọa công khai như lâu nay.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc thừa nhận đang chế tạo tàu sân bay thứ hai (sau khi sửa tàu sân bay cũ Liêu Ninh) và sẽ xuất xưởng nhiều tàu sân bay nữa nhằm mở rộng tầm hoạt động của quân đội và chú trọng đến “các hoạt động an ninh phi truyền thống”.
Viện dẫn sách trắng của Trung Quốc, báo cáo của CSIS ghi nhận: Trong tương lai quân đội Trung Quốc sẽ hoạt động vượt khỏi chuỗi đảo thứ nhất (kéo dài từ phía bắc nước Nhật đến Philippines).
Các chuyên gia CSIS cho rằng để thực hiện mô hình mở rộng tầm hoạt động của quân đội thì đầu tư lớn cho công tác phát triển và triển khai các nhóm tàu sân bay là điều mà Trung Quốc đang và sẽ đẩy mạnh.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull thăm Trân Châu cảng. Ảnh: ABC NEWS
Báo cáo của CSIS nhận định: “Đối với các bên tranh chấp ở biển Đông, đây là hành động sẽ thay đổi cục diện. Gần như sẽ luôn có một nhóm tàu sân bay Trung Quốc hiện diện tại vùng biển tranh chấp”.
Báo cáo ghi nhận điều này sẽ tạo ra rủi ro đáng kể cho hoạt động của hải quân Mỹ ở biển Đông trong tương lai.
Trong khi đó, báo cáo ghi nhận chiến lược tái cân bằng của Tổng thống Obama vừa không được giải thích đủ rõ, vừa không đủ nguồn lực để đối phó với các mối đe dọa ngày một gia tăng từ Trung Quốc và từ CHDCND Triều Tiên.
Các chuyên gia CSIS cho rằng chiến lược tái cân bằng của Mỹ cần được quan tâm hơn và bổ sung nguồn lực, đặc biệt khi Bắc Kinh tăng tốc “các hoạt động cưỡng chế”, bồi đắp đảo nhân tạo ở biển Đông và biển Hoa Đông, còn Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển năng lực tên lửa hạt nhân và đạn đạo.
Chiến lược tái cân bằng được cho là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng khác (bao gồm xung đột Trung Đông, Nhà nước Hồi giáo tự xưng và căng thẳng với Nga) đã cuốn hút sự chú ý của Nhà Trắng.
Nhằm đối phó với các nguy cơ đang gia tăng từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, các chuyên gia CSIS khuyến nghị Mỹ nên duy trì và mở rộng sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường nỗ lực nhằm củng cố năng lực của các đồng minh và đối tác.