tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 19-03-2016

  • Cập nhật : 19/03/2016

Báo Trung Quốc dọa dùng vũ khí hạt nhân với Mỹ ở Biển Đông

Báo Trung Quốc nói vũ khí hạt nhân sẽ là lá bài cuối cùng mà nước này sử dụng nếu bị Mỹ "gây sức ép quá mức chịu đựng" ở Biển Đông.
tau san bay hat nhan my. anh: us navy

Tàu sân bay hạt nhân Mỹ. Ảnh: US Navy

Hôm 16/3, Đô đốc Đô đốc Scott Swift, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích một số nước sử dụng sức mạnh thay cho lý lẽ ở Biển Đông. Đô đốc Swift cũng tuyên bố việc chiến hạm Mỹ đi vào các vùng biển có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông không phải là hành động quân sự mà là để bảo đảm tự do hàng hải. 

Ngoài ra, Đô đốc Swift nói hành động bồi lấp đảo, bố trí tên lửa phòng không là hành vi "chà đạp luật pháp quốc tế".

Trong bài viết mang tựa đề "Thách thức của Mỹ nhằm vào Trung Quốc có thể biến thành đối đầu - vũ khí hạt nhân sẽ là lá bài cuối cùng",  tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng đây là "những chỉ trích nằm trong chuỗi âm mưu kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc". Tờ báo đe dọa rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ khí hạt nhân trong tình huống xấu nhất trên Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc "tiếp tục phát triển sức mạnh vũ khí hạt nhân, đảm bảo khả năng đáp trả sau khi bị đối phương tấn công trước bằng vũ khí này".

Hoàn Cầu thời báo cũng kêu gọi Trung Quốc xây dựng năng lực quân đội đạt tới mức khiến Mỹ hiểu rằng chiến hạm của Washington sẽ bị Bắc Kinh tấn công nếu "diễu võ giương oai" ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc gần đây tăng cường cải tạo và xây dựng trái phép các cơ sở hạ tầng ở cả Trường Sa và Hoàng Sa, khiến các nước lo ngại. Tháng trước, Trung Quốc đã lắp đặt trái phép hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi ở hai quần đảo và đề nghị Trung Quốc dừng các hoạt động này.


Ông Putin tiết lộ chi phí cho chiến dịch quân sự ở Syria

Chiến dịch quân sự ở Syria đòi hỏi những chi phí nhất định. Tuy nhiên, hầu hết chi phí đó là dự trữ của Bộ quốc phòng, vào khoảng 33 tỷ rúp, Sputnik dẫn lời ông Putin cho biết.
sputnik/ dmitriy vinogradov.

Sputnik/ Dmitriy Vinogradov.

"Tất nhiên, chiến dịch quân sự ở Syria đòi hỏi những chi phí nhất định. Tuy nhiên, hầu hết chi phí đó là dự trữ của Bộ quốc phòng, vào khoảng 33 tỷ rúp - nằm trong ngân sách của Bộ năm 2015 để thực hiện các cuộc diễn tập quân sự và huấn luyện chiến đấu", Tổng thống NgaVladimir Putin cho biết hôm thứ Năm, khi ông phát biểu tại lễ trao giải tại điện Kremlin.
"Chúng tôi chỉ đơn giản là chuyển hướng các nguồn lực đó vào việc đảm bảo hoạt động của nhóm quân ở Syria. Và có lẽ, chưa từng có ai phát minh ra một cách hiệu quả hơn để đào tạo, rèn luyện kỹ năng chiến đấu trên thực tế như vậy", nhà lãnh đạo Nga nói.
Hôm 17/3, theo Sputnik, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng, về cơ bản, lực lượng không quân Nga ở Syria đã đảo ngược tình hình trong việc giải quyết vấn đề khủng bố tại Syria.
"Những hành động này về cơ bản đã thay đổi tình hình. Chúng ta đã tiến hành rất nhiều công việc để củng cố chính quyền hợp pháp và quy chế nhà nước của Syria", ông Putin nhấn mạnh.

Tàu ngầm Nhật khuấy động Biển Đông

Theo thông báo của Hải Quân Nhật Bản, lần đầu tiên từ 15 năm nay, một tàu ngầm của nước này, mang tên Oyashio, sẽ ghé thăm cảng Subic của Philippines vào cuối tuần này.
si quan hai quan nhat tren mot chiec tau ngam lop soryu. anh chup tai vinh sagami, ngoai khoi yokosuka, phia nam tokyo, ngay 15/10/2015 - reuters/thomas peter.

Sĩ quan Hải Quân Nhật trên một chiếc tàu ngầm lớp Soryu. Ảnh chụp tại Vịnh Sagami, ngoài khơi Yokosuka, phía nam Tokyo, ngày 15/10/2015 - REUTERS/Thomas Peter.

Theo thông báo của Hải Quân Nhật Bản, lần đầu tiên từ 15 năm nay, một tàu ngầm của nước này, mang tên Oyashio, sẽ ghé thăm cảng Subic của Philippines vào cuối tuần này. Sau đó các tàu hộ tống tàu ngầm Oyashio cũng sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam lần đầu tiên vào cuối tháng 4, RFI của Pháp cho biết.
Về mặt chính thức, Oyashio được mô tả là một tàu ngầm "huấn luyện", nhưng hộ tống tàu ngầm này là hai khu trục hạm. Ba chiếc tàu của Nhật được mời đến tham gia các cuộc tập trận chung với Hải Quân Philippines, kéo dài từ ngày 19/03 đến ngày 27/04.
Các cuộc tập trận này một lần nữa đánh dấu việc Tokyo quay trở lại Biển Đông, sau khi Manila vào tuần trước vừa loan báo sẽ thuê 5 phi cơ của Nhật để hỗ trợ việc tuần tra trên vùng biển mà Philippines đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Trên đường đi đến vịnh Subic, tàu ngầm Oyashio và hai khu trục hạm Nhật rất có thể sẽ đi ngang qua khu vực phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành trình của đội tàu Nhật Bản cũng sẽ không xa bãi Scarborough/Hoàng Nham, mà Philippines khẳng định chủ quyền, nhưng cũng đã bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 2012.
Việc quay trở lại vùng Biển Đông nằm trong bối cảnh là từ khi Hiến pháp Nhật Bản được sửa đổi, quân đội nước này, tên chính thức vẫn là Lực lượng Phòng vệ, kể từ nay có thể ứng cứu các đồng minh trong trường hợp những nước này bị tấn công. Việc mở rộng vai trò quân sự của Nhật Bản cũng chính là điều mà đồng minh Hoa Kỳ yêu cầu từ lâu.
Washington đã tuyên bố sẽ đưa ngày càng nhiều chiếm hạm đi ngang qua các khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông. Như tuyên bố của tư lệnh lực lượng của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương vào cuối tháng 2 vừa qua: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đi trên biển, bay trên không và hoạt động ở tất cả những nơi mà luật pháp quốc tế cho phép".
Trong việc ngăn chặn tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ rất cần sự hỗ trợ của những đồng minh như Nhật Bản.
Thật ra khi quay trở lại Biển Đông, Tokyo tỏ ra khá kín đáo vì không muốn gây phản ứng mạnh từ Bắc Kinh. Nhưng không chỉ tập trận chung với Philippines, theo thông báo của bộ Quốc Phòng Nhật Bản, một tàu ngầm của nước này, chiếc Soryu, cũng với hai khu trục hạm hộ tống, vào tháng tới sẽ đến Sydney để tham gia tập trận chung với Hải Quân Úc, đúng vào lúc mà Nhật đang tranh với Đức và Pháp một hợp đồng cung cấp các tàu ngầm mới cho Úc, thay thế đội tàu ngầm hiện nay.
Như vậy, có thể nói, tàu ngầm Nhật Bản đang trở thành gần như là biểu tượng cho sự liên kết với các quốc gia mà trước đây từng là đối thủ của Nhật trong thời đệ nhị thế chiến. Những nước này sẽ hợp lực để tăng cường tuần tra ở Biển Đông, giám sát các hoạt động của Trung Quốc và nói chung là ngăn chặn Bắc Kinh xác lập chủ quyền trái phép trên Biển Đông.

Ông Putin: Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ Syria về quân sự và tình báo

Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ Syria kể cả về mặt quân sự và tình báo, bộ phận quân đội Nga ở lại Syria đủ để thực hiện các nhiệm vụ này, Sputnik dẫn lời ông Putin cho biết.
sputnik/ alaxey nikolskiy.

Sputnik/ Alaxey Nikolskiy.

Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ Syria kể cả về mặt quân sự và tình báo, bộ phận Nga ở lại trong nước đủ để thực hiện các nhiệm vụ này, Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh tối cao quân đội Nga Vladimir Putin tuyên bố.
"Tất nhiên, tới đây Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ hợp pháp Syria, đó là sự hỗ trợ tổng hợp. Cụ thể đó là sự trợ giúp tài chính, cung cấp thiết bị và vũ khí, hỗ trợ trong việc đào tạo, tổ chức và hướng dẫn các lực lượng vũ trang Syria hoạt động. Đó là hỗ trợ trong tình báo, hỗ trợ lập kế hoạch hoạt động, và cuối cùng, đó là sự hỗ trợ trực tiếp trước mắt trong việc sử dụng nhóm tấn công không quân và máy bay chiến đấu," ông Putin nói.
"Bộ phận lực lượng Nga ở lại Syria đủ để thực hiện các nhiệm vụ đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội và chính quyền Syria trong cuộc chiến với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS), Dzhebhat-en-Nusra và các nhóm khác mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Liên hiệp quốc thừa nhận là khủng bố", Tổng thống Nga nói thêm.

Trung Quốc tính xây cầu vượt biển hơn 10 km ở Hoàng Sa

Ngoài việc bồi đắp mở rộng một cụm đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn lên kế hoạch xây dựng một cầu vượt biển dài hơn 10 km, nối nhóm đảo An Vĩnh với đảo Phú Lâm.
phuong an quy hoach nhom dao an vinh duoc thao luan tren cac dien dan trung quoc. do hoa: hsw/tiexue/yunshanshuike

Phương án quy hoạch nhóm đảo An Vĩnh được thảo luận trên các diễn đàn Trung Quốc. Đồ họa: HSW/Tiexue/yunshanshuike

Các trang quân sự Sina, China.com, Ifeng dẫn nguồn báo Hong KongDakungpao hôm 7/3 cho biết, Trung Quốc đang lập quy hoạch bồi đắp mở rộng hơn 10 lần cụm Cồn cát Tây, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, Cồn cát Nam (thuộc nhóm đảo An Vĩnh của Việt Nam) từ diện tích 1,32 km2 lên 15 km2.

Ngoài quy hoạch xây dựng một đường băng dài 3.500 mét ở mũi tây bắc Cồn cát Tây, Trung Quốc còn có kế hoạch xây một hải cảng ở mũi phía nam đảo Cây, đồng thời xây một cây cầu vượt biển dài hơn 10 km, nối liền cụm đảo An Vĩnh với đảo Phú Lâm, nhằm mục đích xây dựng một chính quyền có quy mô lớn hơn ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. 

Hôm 19/2, đoàn chuyên gia cơ quan bảo vệ môi trường và tài nguyên của cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã tới đảo Cồn cát Nam, bắt đầu chuyến khảo sát cụm đảo này, theo Sansha.hinews.

Để chuẩn bị cho việc bồi đắp và xây đường băng ở nhóm đảo An Vĩnh, Trung Quốc đã thành lập 5 đơn vị quản lý trên đảo Cây hồi tháng 7/2014 như đồn công an biên phòng, trung tâm chỉ huy dân binh. Hiện trên cả cụm đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở nhóm đảo An Vĩnh có khoảng 200 người, chủ yếu sống ở đảo Cây.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ các động thái cải tạo và lấn biển trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu nước này chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục