Cựu ngoại trưởng Nga lo chiến tranh hạt nhân xảy ra ở châu Âu
Tokyo “dò xét” Donald Trump
Năm căn cứ và ba lợi ích Mỹ-Philippines
IS tấn công, 13 cảnh sát Ai Cập bị giết
Trung Quốc yêu cầu Nhật không đưa biển Đông vào nghị sự G7
Tin thế giới đọc nhanh chiều 19-03-2016
- Cập nhật : 19/03/2016
Tướng Mỹ tố Trung Quốc lấy 'sức mạnh làm lẽ phải' ở biển Đông
“Động thái này không chỉ đe dọa đến tự do hàng hải và khiến hệ thống luật lệ quốc tế bị phá vỡ, mà còn dẫn đến việc nhiều quốc gia khác bỏ tiền của đổ xô đi mua vũ khí hải quân, dù nó nằm ngoài mục đích tự vệ” - Đô đốc Scott Swift phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Canberra của Úc.
Không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, Đô đốc Swift cho rằng quốc gia mà ông nói đến đang có “các hoạt động xây dựng hung hăng chưa từng thấy và đang quân sự hóa khu vực đất tranh chấp trên biển Đông, đồng thời có những lời ngụy biện về chủ quyền lịch sử không đúng với luật pháp quốc tế.”
“Có thể nhận thấy rằng thái độ “sức mạnh là lẽ phải” đang trở lại khu vực này sau hơn 70 năm an ninh và ổn định" - Đô đốc Mỹ nhận xét. Cũng theo ông, những gì mà Trung Quốc đang làm “không nằm trong số các quốc gia có trách nhiệm đối với vùng biển quốc tế.”
Đô đốc Scott Swift khẳng định rằng với những hoạt động “gây hấn” của Trung Quốc ở biển Đông, nước này đường như đã từ bỏ hệ thống chuẩn mực, tiêu chuẩn, quy tắc và luật lệ được dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế được thành lập từ hồi Chiến tranh thế giới II.
“Vấn đề đáng lo ngại nhất là những dấu hiệu không thể chối cãi của Trung Quốc trong các hoạt động quân sự hóa trong khu vực với phạm vi và quy mô lớn chưa từng thấy.
Tôi vẫn lo ngại rằng sự tự do hàng hải đang ngày càng bị đe dọa khi có sự trỗi dậy của một đất nước lấy nguyên tắc “sức mạnh là lẽ phải” để lãnh đạo” - ông nói.
Tình báo Đức lãnh 8 năm tù vì “tuồn” tài liệu cho CIA
Hôm 17-3, tòa án ở Đức tuyên án 8 năm tù giam dành cho một nhân viên tình báo vì tội phản quốc và cung cấp trên 200 tài liệu mật cho cơ quan tình báo CIA của Mỹ.
Người bị kết tội là Markus R., 32 tuổi, vốn bị bắt khi là nhân viên quản trị văn phòng tại trụ sở cơ quan tình báo Đức BND gần thành phố Munich.
Markus R. được xác định là đã tuồn cơ sở dữ liệu chứa thông tin cá nhân của trên 3.000 nhân viên BND cùng những thông tin khác cho CIA từ năm 2008 đến giữa năm 2014 để được trả 90.000 euro.
Thẩm phán Reinhold Baier cho rằng hành động của Markus R. đe dọa an ninh đối ngoại của Đức cũng như hoạt động của BND vì CIA dùng những tài liệu này để gây ảnh hưởng ngoại giao lẫn chính trị.
Các công tố viên xác định Markus R. còn cung cấp cho phía Mỹ chi tiết về cấu trúc, hoạt động và việc hợp tác của BND với các cơ quan tình báo nước ngoài. Markus R. bị buộc tội sử dụng một máy tính xách tay do CIA cung cấp được cài đặt sẵn chương trình email đặc biệt để gửi thông tin mật hàng tuần.
Vào giữa năm 2014, Markus R. gửi 3 tài liệu cho lãnh sự quán Nga ở Munich làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, hãng Reuters dẫn lời các công tố viên cho biết. Markus R. bị bắt vào tháng 7-2014 sau khi bị phát hiện gửi email xin làm việc cho tình báo Nga.
Markus R. bắt đầu làm việc cho BND vào tháng 12-2007 và liên hệ với CIA không lâu sau đó. Từ tháng 5-2008 đến khi bị bắt, Markus R. làm trong phòng ban phụ trách việc bảo vệ binh sĩ Đức ở nước ngoài và có thể truy cập vào các tài liệu nhạy cảm.
Tướng Mỹ mất chức vì dan díu với nữ sĩ quan có chồng
Trợ lý Phó Tổng Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, trung tướng John Hesterman bị cách chức vì quan hệ bất chính với nữ sĩ quan có chồng - Ảnh: Không quân Mỹ
Mỹ phát hiện hoạt động mới của Trung Quốc tại biển Đông
Phát hiện động thái mới
Theo tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho biết hôm thứ Năm (17-3), Mỹ đã phát hiện một số hoạt động mới của Trung Quốc xung quanh khu vực rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng của Philippines gần bốn năm trước. Đây có thể là tiền đề để Trung Quốc mở rộng chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển Đông đang tranh chấp.
Người đứng đầu cơ quan hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, bày tỏ lo ngại rằng phán quyết của tòa án quốc tế trước tranh chấp lãnh thổ giữa Philipines và Trung Quốc có thể châm ngòi cho tuyên bố của Bắc Kinh về một “vùng cấm” trên tuyến đường thương mại.
Trao đổi với Reuters, Richardson cho biết Mỹ đang cân nhắc các hướng xử lý trước động thái này của Trung Quốc. Ông cho biết quân đội Mỹ đã ghi nhận hoạt động của Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough.
“Dường như là Trung Quốc đang tiến hành số hoạt động bề mặt và các hoạt động khảo sát. Đó là một khu vực đáng lưu tâm ... rất có thể nó sẽ là khu vực tiếp theo Trung Quốc dùng để mở rộng chủ quyền" - ông nói.
Richardson nói rằng vẫn chưa có bằng chứng xác thực liệu các hoạt động gần rạn san hô, mà Trung Quốc chiếm của Philipines năm 2012 có liên quan đến các phán quyết của Tòa án trọng tài hay không.
Hoạt động bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông khiến nhiều nước trong khu vực quan ngại
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có thể phản ứng lại với các phán quyết của tòa án trọng tài ở The Hague bằng cách thiết lập một khu vực xác định phòng không, hay ADIZ, như nó đã làm xa hơn về phía bắc ở biển Đông Trung Quốc vào năm 2013, Richardson nói: "Đó là một quan ngại."
Richardson nói rằng Mỹ có kế hoạch để tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra trong vòng 12 hải lý ở vùng biển Đông đang tranh chấp để đảm bảo quyền tự do hàng hải trong khu vực
Các nước sẽ tuần tra chung?
Mỹ phản ứng với tuyên bố thành lập ADIZ của Trung Quốc bằng cách điều máy bay B-52 qua khu vực này vào tháng 11 năm 2013.
Richardson cho biết ông đã bị sốc bởi cách hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở biển Đông. Động thái của Trung Quốc buộc các nước khác trong khu vực hợp tác trên nhiều phương diện, không chỉ song phương, mà còn đa phương để chuẩn bị đối phó.
Ấn Độ và Nhật Bản đã bắt đầu tham gia các cuộc tập trận Malabar của Hải quân Mỹ kể từ năm 2014 và dự kiến sẽ tham gia một lần nữa trong năm nay trong một cuôc tập trận phức tạp diễn ra trong một khu vực gần phía Đông và Nam Trung Quốc
Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ cũng đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết, ông nói. Richardson nói rằng Mỹ chào đón sự tham gia của các nước khác trong cuộc tuần tra chung tại biển Đông nhưng các nước cần phải cân nhắc kỹ.
Ông cho biết quân đội Mỹ đã nhìn thấy cơ hội tốt để xây dựng và xây dựng lại mối quan hệ với các nước như Việt Nam, Philippines và Ấn Độ trong công tác tối quan trọng bảo vệ tự do trên biển.
Ông cho biết bản đánh giá hạm đội quốc tế của Ấn Độ bao gồm 75 tàu từ 50 lực lượng hải quân.
Nhưng ông nói rằng Washington cần tiến hành mọi thứ một cách thận trọng hơn là "đánh nhanh đánh mạnh", vì Trung Quốc là nước có tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn trong nền kinh tế khu vực.
"Chúng ta phải tiếp cận vấn đề này một cách khôn ngoan để các bên đều không phải đánh đổi lợi ích” "Chúng tôi hy vọng sẽ có Mỹ có thể đóng vai trò chính trong việc giải quyết vấn đề biển Đông, mà không loại trừ các nước khác trong khu vực" - ông nói.
ASEAN đối diện đợt nắng nóng kỷ lục