Bộ trưởng Quốc phòng Nga: “Chính Mỹ và NATO buộc Nga phải có hành động trả đũa”
Nga, Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên ngừng hành động khiêu khích
Trung Quốc đề xuất một tuyên bố cam kết với ASEAN về tranh chấp lãnh thổ
Rơi trực thăng ở Na Uy, ít nhất 11 người chết
Nga ủng hộ Trung Quốc thách thức Mỹ tại Biển Đông
Tin thế giới đọc nhanh 29-04-2016
- Cập nhật : 29/04/2016
Quốc hội Mỹ ra luật tuyên chiến với bộ máy truyền thông Trung Quốc
Mới đây, Quốc hội Mỹ đã chính thức ban hành đạo luật nhằm chống lại cuộc chiến thông tin của Trung Quốc gây tổn hại cho các giá trị và lợi ích của Washington.
Theo đó, đạo luật này xác nhận các chính phủ nước ngoài, bao gồm Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ lâu đã tiến hành các biện pháp lâu dài, phức tạp và toàn diện để ngăn chặn và kiểm soát thông tin nhằm đạt được những mục tiêu quốc gia nhưng gây tổn hại cho các giá trị, lợi ích và đồng minh của Mỹ.
Trước đó, Hoa Kỳ đã ban hành luật về việc chống lại truyền thông Nga nhưng đây là lần đầu tiên Quốc hội Mỹ đưa ra các biện pháp chính sách nêu rõ mối đe dọa từ học thuyết hoạt động thông tin toàn diện và hiếu chiến của Trung Quốc.
Quốc hội Mỹ quyết tâm ban hành luật và thành lập các tổ chức chuyên trách để chống lại cuộc chiến tranh thông tin của Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc đã kết hợp chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông và những tranh cãi pháp lý với các khía cạnh kỹ thuật của hoạt động thông tin. Điều này không chỉ phá vỡ năng lực kiểm soát thông tin của nước đối địch mà còn làm ảnh hưởng tới những khán giả trong nước và quốc tế muốn thể hiện sự ủng hộ dành cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Phạm vi của các hoạt động thông tin này được sử dụng để ngầm phá hoại các đối thủ công nghệ, ví dụ như Mỹ, bằng cách làm quá lên các cuộc xung đột bình thường. Theo truyền thống chiến lược của Trung Quốc, đây là cách để họ không sử dụng bạo lực nhưng vẫn làm kẻ thù "điêu đứng".
Do chính phủ Mỹ dựa nhiều vào hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng dữ liệu và phụ thuộc vào năng lực thông tin để tiến hành các cuộc tấn công chính xác, theo quy ước nên Washington ngày càng lo ngại về các tác động tới an ninh quốc gia mà các hoạt động thông tin của Trung Quốc đang nhắm tới nước này.
Trong bài phát biểu tại Hội đồng Atlantic, Thượng nghị sĩ Portman giải thích: "Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD mỗi năm cho những nỗ lực truyền thông quốc tế. Những tuyên bố của nước này về chủ quyền trên Biển Đông là một ví dụ điển hình về việc các hoạt động "thêu dệt" thông tin hiệu quả được sử dụng nhằm "ăn cắp" sáng kiến, "bắt thóp" Mỹ và các đồng minh khiến chúng ta choáng váng và không kịp trở tay như thế nào".
Lầu Năm Góc đã nhận thức được năng lực chiến tranh thông tin ngày càng mở rộng của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua, tuy nhiên hiện chưa có một tổ chức chính phủ nào của Mỹ đứng ra đảm nhiệm việc phát triển một chiến lược toàn diện nhằm tuyên chiến với các mối đe dọa từ Bắc Kinh. Tóm lại, Washington vẫn đang loay hoay tìm kiếm sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ từ chế độ để có những biện pháp thích hợp chống các mối đe dọa từ chiến tranh thông tin.
Ngược lại, Bắc Kinh đã tạo ra một cơ chế chính thức, hợp tác với Bộ Tổng tham mưu, không chỉ tiến hành ở các cơ quan dân sự mà còn cả trong lực lượng không quân, hải quân, pháo binh và sở chỉ huy quân sự các vùng miền. Với sức mạnh của quân đội và các tổ chức nhà nước, hệ thống kiểm soát này đã tác động trực tiếp thông qua các phương tiện kinh doanh và dân sự.
Trước tình hình đó, Đạo luật chống chiến tranh thông tin của Quốc hội Mỹ cam kết sẽ thiết lập một Trung tâm phân tích và hồi đáp thông tin nhằm lên kế hoạch, hợp nhất và đồng bộ hóa chiến lược quốc gia với mục đích ngăn chặn các hoạt động thông tin nước ngoài chống lại Mỹ. Trung tâm này sẽ thuộc sự quản lý của Bộ Ngoại giao và chủ động hợp tác với các bộ khác bao gồm Bộ Quốc phòng và Hội đồng quản trị truyền thông. Một Ủy ban điều phối bổ sung cũng sẽ được thành lập để đưa ra lời khuyên với các thành viên đại diện cho nhiều cơ quan khác nhau bao gồm Bộ tham mưu liên quân và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ.
Để hỗ trợ các nhà phân tích Mỹ trong cuộc chiến thông tin với Trung Quốc, Quốc hội nước này sẽ phê chuẩn khoản tiền trị giá 20 triệu USD dành cho Bộ Ngoại giao trong năm tài khóa 2017 và 2018. Qũy hỗ trợ này sẽ giúp trung tâm nói trên cũng như thúc đẩy các tổ chức xã hội dân sự, các viện học thuật, các trung tâm phát triển và nghiên cứu, cùng các tổ chức khác tiến hành điều tra nhằm bảo vệ lợi ích và các mục tiêu quốc gia của Hoa Kỳ.
Quân đội Philippines tiêu diệt 14 tay súng Abu Sayyaf
Ngày 28/4, người phát ngôn quân đội Philippines cho biết quân đội nước này đã tiêu diệt ít nhất 14 tay súng Abu Sayyaf trong một chiến dịch quy mô nhằm vào nhóm khủng bố Hồi giáo này ở tỉnh Sulu, miền Nam Philippines.
Binh sĩ Philippines làm nhiệm vụ tại thị trấn Butig, tỉnh Lanao del Sur, Mindanao ngày 1/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo người phát ngôn trên, 14 phần tử khủng bố này đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích và nã pháo của quân đội nhằm vào các vị trí được cho là của Abu Sayyaf tại thị trấn Patikul và Talipao ở miền Nam.
Quân đội Philippines đã tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm vào Abu Sayyaf sau khi nhóm này đe dọa hành quyết 1 trong 4 con tin bị chúng bắt cóc hồi tháng 9/2015 trên đảo Samal nếu không nhận được 300 triệu peso (6,42 triệu USD) tiền chuộc cho mỗi con tin. 4 con tin này gồm Robert Hall và John Ridsdel, người Canada, Kjartan Sekkingstad, người Na Uy và Marithes Flor, người Philippines. Ngày 25/4, các tay súng Abu Sayyaf đã sát hại con tin John Ridsdel và hiện chúng đang giữ hơn 20 con tin nước ngoài.
Thành lập từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Abu Sayyaf quy tụ khoảng 400 phần tử Hồi giáo cực đoan chủ yếu hoạt động ở miền Nam Philippines, khét tiếng với những vụ bắt cóc tống tiền, đánh bom và hành quyết con tin. Nhóm này được cho là thủ phạm tiến hành các vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất tại Philippines, trong đó có vụ đánh bom một chiếc phà tại Vịnh Manila năm 2004 làm hơn 100 người thiệt mạng.
Hồ sơ Panama: Bí mật động trời sẽ được công bố vào tháng 5
Hôm 27/4, Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), cơ quan đang nắm giữ hàng triệu tài liệu bị rò rỉ của Công ty luật Mossack Fonseca, tuyên bố sẽ tiếp tục tiết lộ bí mật động trời vào ngày 9/5 tới.
Trong một email hôm 27/4, ICIJ cho biết, ngày 9/5, tổ chức này sẽ “công bố lượng thông tin lớn chưa từng có về các công ty nước ngoài bí mật và những người đứng đằng sau chúng, dựa theo dữ liệu từ cuộc điều tra Hồ sơ Panama”.
“Cơ sở dữ liệu này sẽ bao gồm thông tin về 200.000 công ty, các quỹ tại 21 thiên đường thuế, từ Hong Kong tới Nevada, Mỹ”, theo ICIJ.
Thông tin gây chấn động thế giới về Hồ sơ Panama được tiết lộ hồi đầu tháng 4. Hơn 11 triệu tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama bị một nguồn giấu tên cung cấp cho tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung 1 năm trước. ICIJ gồm 107 tổ chức truyền thông tại 78 quốc gia vào cuộc điều tra vụ này.
Qua điều tra, Mossack Fonseca đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế", giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế.
ICIJ cho biết thêm: “Cuộc điều tra đã khiến nhiều nhân vật cấp cao buộc phải từ chức, trong đó có Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, nhiều nước phải vào cuộc điều tra, gây áp lực lên các lãnh đạo thế giới cũng như các chính trị gia khác như Thủ tướng Anh David Cameron, buộc ông phải giải thích về mối quan hệ của mình đối với các công ty nước ngoài. Vụ việc cũng khiến các nhà lập pháp và quản lý thấy rõ sự cấp bách của việc lấp lại các lỗ hổng và công bố thông tin về người đứng sau các công ty vỏ bọc”.
Nga bắt nhóm tuyển quân IS hoạt động giữa Moskva
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vừa bắt một nhóm người bị cáo buộc "tuyển quân" cho IS ngay giữa thủ đô Moskva, trong đó một đối tượng được cho là làm việc tại một cơ quan tình báo của Nga.
Ngày hôm qua 27/4, truyền thông Nga đã đưa tin về vụ bắt giữ Vụ bắt giữ trên, được tiến hành vào hồi 6 giờ sáng ngày thứ Ba (giờ địa phương) nhưng chỉ được công bố một ngày sau đó. Trang LifeNews dẫn một nguồn tin của điện Kremlin, khẳng định các đối tượng trên nhóm "tuyển quân" cho IS.
Tổng cộng có 5 đối tượng bị bắt giữ, trong đó có 1 thủ lĩnh và 4 thành viên. Đặc biệt 2/4 thành viên là nữ và là một cặp chị em gái. Một người làm việc tại sân bay Vnukovo tại Moskva, sân bay thường là địa điểm hạ cánh của các nhân vật cao cấp, bao gồm cả Tổng thống Putin và quan chức Nga, lẫn các đoàn lãnh đạo, nguyên thủ Quốc tế khi đến thăm Nga. Người chị của cô này được cho là làm việc tại FSB, tuy nhiên cụ thể là bộ phận nào thì chưa được công bố.
Được biết ban đầu chiến dịch tập trung theo dõi 24/7 với 2 chị em nói trên, sau đó phát hiện thêm 2 thành viên còn lại.
"Khi kiểm tra chiếc xe của 2 người đàn ông, cảnh sát thu được một khẩu súng lục", bản in của LifeNews cho biết
Bốn đối tượng thành viên bị bắ giữ tại căn hộ ở khu phố Partizanskaya. Riêng đối tượng cầm đầu bị bắt tại khu vực Khimki, ngoại ô Moskva, gần sân bay Sheremetyevo.
Bà Irina Volk, người phát ngôn Bộ Nội vụ Nga cho biết, đối tượng thủ lĩnh là một nam giới người gốc Á năm nay 23 tuổi. Đối tượng này được cho là đã tuyển dụng người nhập cư từ các nước Trung Á.
"Kiểm tra nơi ở của đối tượng tại Khimki lực lượng chức năng đã thu được các tài liệu về cực đoan sách tôn giáo, vật liệu nổ, lựu đạn và vật tư khác", bà Volk cho biết.
Nhà chức trách Nga đang tiến hành khởi tố hình sự đối với đối tượng thủ lĩnh nói trên.
Nghị sĩ Mỹ kêu gọi tăng cường an ninh hàng hải tại Biển Đông
Ngày 27/4, các nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã hối thúc Chính quyền Tổng thống Barack Obama tăng cường đảm bảo an ninh hàng hải tại Biển Đông thông qua việc triển khai nhiều hơn các hoạt động tuần tra gần các đảo tranh chấp tại đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, một nhóm các nghị sĩ Cộng hòa cho rằng các hoạt động tuần tra “tự do đi lại” trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông cần diễn ra định kỳ. Theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Corker, các hoạt động đó nên diễn ra hàng tuần hoặc hàng tháng.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ bang Colorado, ông Cory Gardner, cho rằng việc triển khai các tàu Mỹ tại vùng biển này 3 tháng/lần “đơn giản là chưa đủ để phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc”.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Robert Menendez cáo buộc Trung Quốc đang chi phối khu vực, đồng thời ủng hộ việc Washington có một lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.
Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cũng nhất trí quan điểm Mỹ cần tiến hành định kỳ các hoạt động tuần tra quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây ở Biển Đông.
Ông chia sẻ quan điểm với Thượng nghị sĩ Marco Rubio rằng mục tiêu của Trung Quốc là kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Theo quan chức ngoại giao Mỹ, Trung Quốc đang phớt lờ các nước láng giềng và có nguy cơ “gây xung đột và bất ổn khu vực”, trừ phi Bắc Kinh thay đổi cách tiếp cận hiện nay của họ và làm sáng tỏ các tuyên bố chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế.
Liên quan tới các hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình từng nhiều lần tuyên bố: “Việt Nam khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa. Việc Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, mở rộng, xây dựng, làm thay đổi nguyên trạng quần đảo Hoàng Sa và tổ chức du lịch ra quần đảo này, bất chấp sự quan ngại của Việt Nam và cộng đồng quốc tế là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Những hành động này không chỉ đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương; mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN - Trung Quốc, làm phức tạp, căng thẳng tình hình ở Biển Đông.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế; có hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung, cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
Ông Lê Hải Bình cũng nêu rõ: "Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không của khu vực này" trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế.