Khủng bố kêu gọi tấn công nước Nga trả thù
Xung đột và bất ổn khiến 3,1 triệu trẻ chết đói/năm
Ấn Độ sẽ tập trận hàng năm với Mỹ, Nhật
Ai đang xây dựng chính sách cho Triều Tiên?
Hàn Quốc học tập Đức về thống nhất
Tin thế giới đọc nhanh tối 07-03-2016
- Cập nhật : 07/03/2016
Tàu chiến Nhật sắp thăm Cam Ranh
Mỹ - Hàn tập trận theo kịch bản đánh phủ đầu Triều Tiên
Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc được chia làm hai phần, gồm Giải pháp Then chốt và Đại bàng Non, sẽ khởi động từ ngày mai, kéo dài tới ngày 30/4. Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất kể từ sau sự kiện Bình Nhưỡng dùng ngư lôi tấn công tàu hộ tống Cheonan của Seoul hồi năm 2010, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao Hàn Quốc cho biết. Cuộc tập trận năm nay quy tụ hơn 300.000 binh sĩ Hàn Quốc, 15.000 binh sĩ Mỹ, cùng hàng loạt khí tài hiện đại.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận Giải pháp Then chốt, quân đội hai nước sẽ thực hành Kế hoạch Tác chiến 5015 (OPLAN 5015) với kịch bản triển khai giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt và đánh phủ đầu Triều Tiên.
"OPLAN 5015 từng nằm trong nội dung cuộc tập trận Người bảo vệ Tự do Ulchi (UFG) hồi năm ngoái nhưng đây là lần đầu tiên nó được thực hiện tại cuộc tập trận Giải pháp Then chốt", một quan chức quân đội Hàn Quốc khác cho hay.
Ông này thêm rằng suốt thời gian diễn ra tập trận, Seoul vẫn theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Bình Nhưỡng. Nếu Triều Tiên cố tình khiêu khích, Hàn Quốc và Mỹ sẽ "đáp trả mạnh gấp 10 lần".
Liên Hợp Quốc hôm 3/3 thông qua biện pháp trừng phạt mới nhằm gây sức ép lên Triều Tiên sau các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa mà Bình Nhưỡng thực hiện thời gian gần đây.
Để đáp trả, Triều Tiên cùng ngày phóng một số tên lửa tầm ngắn ra vùng biển ngoài khơi phía đông nước này. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 4/3 còn ra lệnh cho lực lượng vũ trang sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào, đồng thời đặt quân đội trong tư thế tấn công phủ đầu.
IS đánh bom tự sát ở Iraq, ít nhất 60 người thiệt mạng
Vụ tấn công xảy ra lúc 13h (giờ địa phương) tại trạm kiểm soát BabylonRuins, bên ngoài thành phố Hilla, cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 95 km về phía nam, theo BBC. Thủ phạm đã kích hoạt chiếc xe tải chứa đầy thuốc nổ, gây thiệt hại trên diện rộng.
Hilla là thủ phủ tỉnh Babylon, khu vực người Shiite chiếm đa số. Một quan chức y tế đã xác nhận số thương vong, đồng thời thêm rằng rất nhiều người phải nhập viện trong tình trạng bỏng nặng.
Trang web của Amaq, hãng thông tấn ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS), cho biết chính tổ chức này đứng sau thảm kịch.
"Đây là vụ đánh bom lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh", ông Falah al-Radhi, người đứng đầu hội đồng an ninh Babylon, cho hay. "Trạm kiểm soát, đồn cảnh sát gần đó cùng hàng chục ngôi nhà và phương tiện bị phá hủy hoàn toàn".
Iraq tháng qua chứng kiến tình trạng bạo lực gia tăng nhanh chóng. Các vụ tấn công tự sát đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 người. Tháng 3/2014, vụ đánh bom tự sát nhằm vào một bốt kiểm soát ở khu vực ngoại ô thành phố Hilla cũng khiến 50 người thiệt mạng cùng khoảng 150 người bị thương.
EU và “canh bạc” Thổ Nhĩ Kỳ
Lập trường của Liên minh châu Âu đối với nhiều vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ có thể thay đổi đáng kể dựa vào “thành tích” của nước này trong việc ngăn chặn người tị nạn
Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) dự kiến diễn ra trong ngày 7-3 nhằm thúc đẩy một thỏa thuận ngăn chặn dòng người di cư tràn vào châu Âu giữa lúc vẫn có nhiều người xuất phát từ TNK vào châu lục này bất chấp thời tiết mùa đông lạnh giá.
Giới chức châu Âu đang đặt nhiều hy vọng vào việc TNK sẽ cam kết hợp tác ngăn chặn dòng người tị nạn đổ vào châu Âu. Một số nguồn tin cho biết EU dự kiến yêu cầu Ankara trừng trị bọn buôn người và buộc tất cả mọi người di cư trái phép rời khỏi bờ biển nước này. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo EU còn thúc ép Ankara nhận thêm người di cư kinh tế từ Hy Lạp, đồng thời giảm bớt dòng người đi qua biển Aegean để đến Athens.
Nhiều người đánh giá hội nghị quan trọng nói trên như là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng di dân lớn chưa từng có ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Phát biểu trước thềm cuộc gặp này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk lạc quan cho biết các nước EU đang thu hẹp những bất đồng liên quan đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng. Cũng theo ông Tusk, Thủ tướng TNK Ahmet Davutoglu đã xác nhận nước này sẵn sàng buộc mọi người di cư bị bắt tại vùng biển TNK quay trở lại nơi họ xuất phát.
Ngoài ra, Tổng thống TNK Recep Tayyip Erdogan đề xuất xây dựng một thành phố mới ở miền Bắc Syria, gần biên giới TNK, làm nơi cư ngụ cho hàng triệu người tị nạn Syria chạy trốn cuộc nội chiến ở nước này. Ông Erdogan nhấn mạnh đã thảo luận ý tưởng trên với Tổng thống Mỹ Barack Obama. TNK nhiều lần tìm cách thuyết phục các đồng minh phương Tây giúp thiết lập khu vực an toàn bên trong Syria cho người tị nạn trú ngụ. Hiện là nơi trú ẩn của 2,7 triệu người tị nạn Syria, TNK lâu nay vẫn phàn nàn không nhận được sự hỗ trợ của quốc tế trong việc chăm sóc những người này.
Trong khi đó, ông Apostolos Tzitzikostas, Thống đốc vùng Central Macedonia của Hy Lạp, kêu gọi TNK làm tất cả những gì cần thiết trong khả năng của mình để ngăn chặn dòng di dân, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu tiếp nhận người tị nạn. “Chúng tôi không thể nào chịu đựng được nữa tình trạng căng thẳng này” - đài truyền hình Skai trích dẫn phát biểu của ông Tzitzikostas. Với khoảng 13.000 người tị nạn đang phải sống trong những điều kiện không hợp vệ sinh trên biên giới Hy Lạp với Macedonia, ông tuyên bố đây là cuộc khủng hoảng nhân đạo vô cùng nghiêm trọng, đồng thời đề nghị chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực này.
Hy Lạp lâu nay đã là trung tâm cuộc khủng hoảng di cư sau khi các quốc gia nằm dọc theo tuyến đường của người di cư, từ Áo đến Macedonia, áp đặt một loạt quy định hạn chế đi lại ở biên giới, tạo ra tình trạng thắt cổ chai trên đất Hy Lạp. Đến nay, hơn 30.000 người tị nạn và người di cư còn mắc kẹt ở nước này và khoảng 1/3 số này đang ở làng Idomeni giáp biên giới với Macedonia, nơi đã thiếu thực phẩm và lều trại từ lâu.
Trong bối cảnh EU cần sự giúp đỡ của TNK để đối phó cuộc khủng hoảng di cư, dư luận nhận định lập trường của khối này đối với nhiều vấn đề của Ankara có thể thay đổi đáng kể, tùy vào thành tích của nước này trong việc ngăn chặn người tị nạn. Một số người thậm chí còn chỉ trích EU đang nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền ở TNK. Tuy nhiên, theo kênh Al Jazeera, nếu như kế hoạch hành động chung với TNK về người tị nạn thất bại, EU nhiều khả năng sẽ có quan điểm cứng rắn hơn về các hoạt động quân sự đang diễn ra ở miền Đông Nam TNK khiến hơn 400.000 người phải di tản.
Thực ra, khi cuộc xung đột giữa TNK với người Kurd tái diễn, không chỉ người tị nạn Syria trú ẩn ở miền Đông Nam TNK mà cả người Kurd tại đó cũng cố tìm cách đến Hy Lạp. Đó có thể trở thành mối quan ngại lớn đối với EU bởi vì ưu tiên số 1 của khối này là chặn dòng người tị nạn vào châu lục này từ bất cứ nơi nào.
Tình hình Biển Đông từ họp quốc hội Trung Quốc
Trung Quốc đưa tàu chiến mạnh nhất ra Biển Đông tập trận Trung Quốc mời thầu lô dầu khí Biển Đông
Đồng thời, sẽ nỗ lực chi tiết để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không.
Đó là khẳng định của ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc nêu ra trong dự thảo kế hoạch 5 năm tiếp theo đọc trước phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội nước này, South China Morning Post ngày 5/3 đưa tin.
Các cam kết của Chính phủ Trung Quốc trước Quốc hội nước này bao gồm: tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải và an ninh trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp).
Đồng thời Bắc Kinh sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc trên biển".
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đọc Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội nước này
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc dự kiến trong năm nay tăng 7,6% so với năm ngoái, lên mức 954 tỉ nhân dân tệ. Đây là mức tăng ngân sách quốc phòng thấp nhất trong 6 năm qua.
Theo ông Kim Xán Vinh, giáo sư của Trường ĐH Nhân dân tại Bắc Kinh, nhận định sự gia tăng tương đối khiêm tốn nói trên là động thái "xoa dịu các láng giềng ở biển Đông".
Thế nhưng, ông Vương Hàn Linh, một nhà nghiên cứu trẻ từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post tiết lộ thì Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển đòi hỏi phải xây dựng chiến lược biển toàn diện, bao gồm một bộ luật hàng hải cơ bản.
Những tuyên bố của Trung Quốc đã được thể hiện rõ, khi thực tế chính các hành động phiêu lưu leo thang quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc đã và đang tiến hành mới là nguyên nhân gốc rễ của mọi căng thẳng, rủi ro trên Biển Đông.
Ngày 5/3, trang quân sự Phượng Hoàng cho biết Hạm đội Nam Hải đã tổ chức đợt tập trận bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu ở Biển Đông, những tàu tên lửa Type 052D được cho lực lượng xương sống trong đợt tập trận này.
Type 052D được cho là loại tàu khu trục hiện đại nhất mà nước này chế tạo, nó có thể bắn tên lửa hạm đối không HQ-9 và tên lửa hạm đối hạm siêu âm C-Club-N.
Các nhà bình luận quân sự nước ngoài cho rằng bên cạnh việc gia tăng các hoạt động quân sự như việc xây dựng cơ sở, kho tàng đưa các đơn vị tên lửa chiến đấu, đưa các loại máy bay chiến đấu J-11, JH-7 trái phép ra quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc còn ra tăng cường các hoạt động tập trận bắn đạn thật, tiêu diệt mục tiêu trên biển.
Những hành động này ngày càng thể hiện tham vọng bá chủ biển Đông của Trung Quốc.
Trước đó, ngày 4/3, bản tin của Hạm đội 7 Mỹ cho biết nhóm tàu sân bay tấn công John C. Stennis đang tuần tra trên Biển Đông. Cùng lúc đó diễn ra cuộc tuần tra khác ở Biển Đông do tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam từ căn cứ ở Nhật Bản tiến xuống.
Chỉ huy tàu sân bay USS John C. Stennis, ông Greg Huffman cho biết nhóm tàu sân bay của ông đang ở trên một khu vực vùng biển quốc tế phía đông Biển Đông trong vòng 4 ngày tuần tra này. Bao quanh nhóm tàu Mỹ là lực lượng hùng hậu các tàu của hải quân Trung Quốc bám sát mấy ngày nay.
"Số tàu Trung Quốc xung quanh chúng tôi nhiều tới mức tôi chưa từng thấy so với bình thường trước đây", chỉ huy Greg Huffman nói.
Sự hiện diện của nhóm tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông trong tình hình Trung Quốc gần đây liên tục gia tăng quân sự hoá Biển Đông là tín hiệu mà Mỹ gửi đến Trung Quốc.
"Hải quân và Bộ Quốc phòng Mỹ rõ ràng đang thể hiện cam kết đầy đủ của Mỹ về sự hiện diện và tự do hàng hải trong khu vực", ông Jerry Hendrix, một chỉ huy hải quân đã nghỉ hưu và nay là nhà phân tích của Trung tâm An ninh mới của Mỹ ở thủ đô Washington nói với Navy Times.
Trung Quốc vin cớ hành động trên, thông qua phát ngôn viên ngoại giao chỉ trích Mỹ là nước "quân sự hóa" Biển Đông, chứ không phải Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 4/3 cho rằng, đây là đợt tập kết lực lượng quân sự có quy mô nhất của Mỹ ở khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây, rõ ràng đang cổ vũ cho các đồng minh và đối tác của Mỹ, gây sức ép cho Trung Quốc.
Đây cũng là phản ứng mới nhất của Mỹ đối với tình hình căng thẳng ở khu vực Biển Đông hiện nay. Mỹ đã lên án mạnh mẽ các hoạt động quân sự hóa do Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, cả ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.