tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 22-09-2015

  • Cập nhật : 22/09/2015

Philippines bắt chính trị gia nghi giết người chống tham nhũng

Philippines thông báo bắt được hai chính trị gia liên quan đến vụ sát hại một nhà hoạt động chống tham nhũng nổi tiếng sau hơn ba năm lẩn trốn.
hai anh em reyes bi truy na vi lien quan den vu sat hai mot nha hoat dong doi lap. anh: inquirer.

Hai anh em Reyes bị truy nã vì liên quan đến vụ sát hại một nhà hoạt động đối lập. Ảnh: Inquirer.

Hai anh em Joel Reyes, cựu tỉnh trưởng tỉnh đảo Palawan, và Mario Reyes, cựu thị trưởng thị trấn Coron, tỉnh Palawan, bị bắt hôm qua tại đảo du lịch Phuket, Thái Lan, AFP dẫn lời người phát ngôn tổng thống Philippines Herminio Coloma nói.

Anh em Reyes đối mặt với cáo buộc giết người liên quan đến cái chết của Gerry Ortega, một nhà hoạt động vì môi trường nổi tiếng ở Palawan, năm 2011. Ortega từng sử dụng một chương trình phát thanh do ông dẫn để cáo buộc anh em Reyes nhận hối lộ lớn, tố Joel bòn rút hàng triệu USD doanh thu từ một mỏ khí đốt ngoài khơi Palawan.

Joel và Mario biến mất từ đầu năm 2012, sau khi có lệnh bắt người. Ông Coloma cảm ơn Interpol và cảnh sát Thái Lan đã hỗ trợ bắt người và không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Ortega bị bắn thẳng vào đầu khi đang đi mua sắm tại thành phố Puerto Princesa, thủ phủ tỉnh Palawan. Tay súng bị bắt khi đang tìm cách trốn thoát. Cảnh sát cho biết vũ khí hắn sử dụng thuộc về một trong những luật sư của Joel.

Patty Ortega, vợ của nhà hoạt động bị sát hại, nói đội đặc nhiệm, thành lập để bắt hai nghi phạm, đã báo tin cho bà. Bà cảm thấy nhẹ nhõm nhưng vẫn lo ngại anh em Reyes thoát tội.

"Chúng tôi biết họ có nhiều lợi thế. Họ có tiền, sự ảnh hưởng. Do đó, chúng tôi nghĩ có thể xảy ra chuyện gì đó", bà cho biết. "Tôi muốn chứng kiến họ bị còng tay ra trình diện trước tòa và ngồi tù".


Đức điều chiến đấu cơ có vũ trang tuần tra gần Nga

Đức thông báo điều động chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon có vũ trang tuần tra các quốc gia Baltic, động thái nhằm "khích lệ" các phi công.

Chiến đấu cơ Đức có vũ trang bay trên bầu trời các quốc gia Baltic "lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng Ukraine bắt đầu", hãng tin Đức DPA hôm qua dẫn lời người đứng đầu lực lượng không quân Đức Karl Mullner cho biết.

Ông Mullner giải thích động thái này không nhằm "leo thang" mà để đảm bảo khả năng phòng vệ khi gặp kẻ thù tiềm ẩn nhưng không nói cụ thể. Đạn dược đầy đủ còn là yếu tố cần thiết "khích lệ phi công" thực hiện nhiệm vụ trên bầu trời Baltic.

Chiến đấu cơ Đức từng bay tuần tra các nước Baltic, gồm Latvia, Litva và Estonia, từ tháng 9 đến tháng 12 năm ngoái nhưng không mang vũ khí. Đây là một bước đi chính trị nhằm giảm căng thẳng khi đó.

Latvia, Litva và Estonia, thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đều không có chiến đấu cơ riêng. Tháng 4/2004, ngay sau khi ba nước gia nhập liên minh, NATO quyết định sử dụng chiến đấu cơ của thành viên khác tuần tra trên không tại các quốc gia này.

4 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon Đức và 4 chiến đấu cơ JAS 39C Gripen của Hungary bắt đầu bay bảo vệ bầu trời các nước Baltic từ ngày 1/9, sử dụng căn cứ không quân lần lượt tại Estonia và Litva. Các nước Baltic yêu cầu NATO tăng cường hiện diện, bao gồm tuần tra trên không, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.Bộ Ngoại giao Nga tháng trước cho biết NATO tăng quân ở gần biên giới Nga là nhằm "thống trị" châu Âu. Moscow cảnh báo động thái này sẽ "phản tác dụng", là "gánh nặng tài chính" đối với các nước thành viên và khiến liên minh "xao lãng" đối phó những mối đe dọa khác.

vi tri cac quoc gia baltic. do hoa: world atlas.

Vị trí các quốc gia Baltic. Đồ họa: World Atlas.


Người Nga biểu tình chỉ trích Tổng thống Putin cầm quyền quá lâu

Hàng ngàn người biểu tình tại một khu phố ở Moscow chỉ trích 15 năm cầm quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong khi lãnh đạo phe đối lập, ông Alexei Navalny kêu gọi một sự thay đổi, AP cho biết.

nguoi nga xuong duong bieu tinh ngay 20.9, phan doi cac van de trong chinh quyen cua tong thong putin - anh: reuters

Người Nga xuống đường biểu tình ngày 20.9, phản đối các vấn đề trong chính quyền của Tổng thống Putin - Ảnh: Reuters

 

Những người biểu tình kéo xuống đường hôm 20.9, kêu gọi một cuộc bầu cử công bằng. Đây là cuộc biểu tình đáng chú ý đầu tiên tại Nga trong nhiều tháng qua, theo Reuters.

Ông Alexei Navalny nói rằng nhiệm vụ của phe đối lập là “làm việc cùng những người không tin vào bất cứ sự thay đổi nào ở Nga".

Cuộc biểu tình tập trung vào vấn đề Tổng thống Putin đã giữ nhiệm kỳ quá lâu, cáo buộc tham nhũng trong chính quyền, vụ ám sát lãnh đạo đối lập Boris Nemtsov hồi đầu năm 2015 cũng như việc kinh tế Nga xuống dốc… Những tấm biểu ngữ chỉ trích sự cầm quyền của Tổng thống Putin được giăng lên, trong đó có câu: “Ông Putin không phải một chiến lược gia, ông ta là công chức”, theo AP.

Tổng thống Putin, người vẫn có quyền tranh cử trong cuộc bầu cử vào năm 2018, không nói rằng ông sẽ ra làm ứng viên lần nữa. Tuy nhiên, những người biểu tình cho rằng họ không tin việc Nga sẽ thay đổi lãnh đạo.

“Đấy không phải như bạn cưới vợ và ở phải ở bên cô ấy suốt đời”, AP dẫn lời Vladimir Semyonovich, một người biểu tình 65 tuổi.

Theo ghi nhận của Reuters, Điện Kremlin đã hạn chế việc tập trung đám đông. Cảnh sát nói rằng không quá 500 người tham gia biểu tình, song một nhân chứng cho rằng cuộc biểu tình lôi kéo khoảng 3.000 người.

Trong khi đó, AP cho biết đám đông xuống đường đã bị đẩy về khu phố Maryino phía đông nam Moscow vì cảnh sát không cho phép người biểu tình tập trung tại trung tâm thành phố.

(Thanh Niên)

 

Mỹ muốn tăng cường quân sự ở Iceland đối phó máy bay Nga

Iceland nói người Mỹ muốn tăng cường hiện diện quân sự ở đảo quốc bắc Âu này, trong khi Lầu Năm Góc nói Reykjavik đề nghị hợp tác quốc phòng sau một loạt vụ lảng vảng của máy bay quân sự Nga.
may bay quan su nga lang vang o iceland - anh minh hoa: reuters

Máy bay quân sự Nga lảng vảng ở Iceland - Ảnh minh họa: Reuters

Tờ Iceland Review hôm 20.9 cho biết chính quyền Mỹ đánh tiếng với giới chức Iceland rằng do môi trường an ninh có nhiều thay đổi nên Mỹ cần gia tăng sự hiện diện quân sự ở đảo quốc này.
Ngoại trưởng Iceland, ông Gunnar Bragi Sveinsson nói rằng Mỹ cùng với NATO muốn tăng cường căn cứ không quân ở Keflavik. Tuy nhiên, theo ông Sveinsson, đó hoàn toàn là đề nghị của phía Mỹ và Washington đang cố thuyết phục Iceland chấp nhận đề nghị của mình, theo Sputnik.
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Bob Work cho biết Iceland lo ngại máy bay ném bom Nga bay “do thám” sát không phận của Iceland.
“Người Nga lâu nay thực hiện những chuyến bay quá cảnh gần Iceland, nhưng bây giờ họ thực hiện chuyến bay xung quanh đảo quốc này”, Thứ trưởng Work nói với Defense News hồi đầu tháng 9.2015. Theo ông Work, điều này khiến Iceland “nghĩ đến việc tăng cường hợp tác quốc phòng".
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cuộc gặp nào giữa Mỹ và Iceland về việc hợp tác này, theo Iceland Review.
Bộ Ngoại giao Iceland cho biết số lần lảng vảng của máy bay quân sự Nga gần không phận Iceland có giảm so với giai đoạn 2007-2009 nhưng vẫn xảy ra thường xuyên theo các năm. Từ đầu năm 2015 đến nay,  Nga thực hiện 2 lần bay do thám với 4 máy bay quân sự, so với năm 2014 là 1 lần với 2 chiếc và 7 lần - 17 chiếc hồi năm 2013. Cao trào là vào năm 2007, Moscow thực hiện 10 lần thăm dò, huy động 26 chiếc máy bay quân sự, theo Bộ Ngoại giao Iceland.

Quan chức Trung Quốc bị đình chỉ công tác vì sờ ngực phụ nữ

Người đứng đầu một ngôi làng tại tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc đã bị đình chỉ công tác sau khi các đoạn video quay cảnh ông này sờ ngực một phụ nữ tại nhà hàng bị đăng tải trên mạng, báo chí Trung Quốc đưa tin.

(anh: sina)

(Ảnh: Sina)

Ba đoạn video, có tổng độ dài trên 4 phút, quay cảnh một người đàn ông trung niên đeo đồng và nhẫn vàng đang ôm ấp một phụ nữ tóc dài. Người đàn ông này còn có các hành động sàm sỡ người phụ nữ và gần lột áo ngoài của cô, trang web xhby.net tại Giang Tô cho biết.

Âm thanh trong các video cho thấy người đang ông biết rõ là đang bị ghi hình.

Một nguồn tin giấu tên nói người đàn ông trong các đoạn video là Chen Jianming, người đứng đầu ngôi làng Changxi tại thành phố Wuyao, tỉnh Giang Tô. Các đoạn video được quay tại một nhà hàng ở thành phố Rugao, cũng thuộc Giang Tô.

Tuy nhiên, giới chức chưa chính thức xác nhận danh tính của người đàn ông này.

Một quan chức tại cơ quan kiểm tra và giám sát kỷ luật địa phương cho hay giới chức đã được thông báo về vụ việc. Các thành viên thuộc cơ quan giám sát kỷ luật thành phố đã được cử tới làng Changxi và ông Chen đã bị bị đình chỉ công tác để chờ điều tra.

Một phát ngôn viên thành phố Wuyao ngày 18/9 cho biết các lãnh đạo thành phố rất quan tâm tới vụ việc và cam kết sẽ trừng phạt nặng nếu người đàn ông trong video được xác nhận là ông Chen.
(Dân Trí)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục