tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 08-04-2016

  • Cập nhật : 08/04/2016

Trung Quốc ve vãn lãnh đạo mới của Myanmar

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc gặp với tân ngoại trưởng Mymanmar, bà Aung San Suu Kyi cho biết chính phủ Trung Quốc luôn tâm niệm "thiết lập mối quan hệ tin tưởng" giữa hai nước và Bắc Kinh luôn ủng hộ tiến trình hòa giải dân tộc tại Myanmar.
tan ngoai truong myanmar aung san suu kyi tiep ngoai truong trung quoc vuong nghi (trai) ngay 5/04/2016, tai thu do naypyidaw. anh reuters/thar byaw

Tân ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) ngày 5/04/2016, tại thủ đô Naypyidaw. Ảnh REUTERS/Thar Byaw

Ngoại trưởng Trung Quốc còn nói thêm: "Trung Quốc là một láng giềng tốt của Myanmar. Chúng tôi muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước".
Theo hãng tin AFP, về phần mình, người đoạt giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1991, bà Aung San Suu Kyi nhấn mạnh trước báo giới rằng mối quan hệ giữa Myanmar và Trung Quốc "rất quan trọng về mọi mặt, chính trị, xã hội và kinh tế".
Không một chi tiết nào được tiết lộ từ nguồn tin chính thức về nội dung các cuộc đàm phán giữa bà Aung San Suu Kyi và ông Vương Nghị.
Trung Quốc, trên thực tế là đối tác kinh tế số 1 của Myanmar, dù quốc gia Đông Nam Á này đã thực hiện chính sách mở cửa từ năm 2011 sau khi chấm dứt chế độ quân sự.
 
Từ khi chính quyền quân sự Myanmar quyết định giải thể, Bắc Kinh luôn lo ngại cho tương lai của nhiều dự án có quy mô lớn, như dự án nhà máy thủy điện trên sông Irrawaddy tại Myitsone thuộc bang Kachine (miền bắc Myanmar) để cung cấp điện cho Trung Quốc.
 
Công trình có giá trị 3,6 tỉ USD và do tập đoàn năng lượng China Power Investment Corp làm chủ thầu. Thế nhưng, dự án trên có nguy cơ bị đảng Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ, hiện đang cầm quyền, hủy bỏ.
 
Tháng 06/2015, bà Aung San Suu Kyi, lúc đó đang giữ vai trò đối lập, bất ngờ đến Bắc Kinh theo lời mời của phía Trung Quốc.
Chuyến công du được đánh giá mang ý nghĩa lịch sử trong mối quan hệ song phương. Bà Aung San Suu Kyi được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp đón trước khi hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
 
Sau khi chấm dứt chế độ quân sự vào năm 2011, quan hệ của Trung Quốc với Myanmar luôn vấp phải các vấn đề thương mại (như mở cửa cho vốn đầu tư nước ngoài và chấm dứt chế độ độc quyền của các nhà đầu tư Trung Quốc) và căng thẳng tại khu vực biên giới liên quan tới các cuộc xung đột giữa chính quyền trung ương và những tộc người thiểu số Myanmar

IS tấn công gần thủ đô Syria, 250 người mất tích

Khoảng 250 dân thường Syria mất tích, có thể bị Nhà nước Hồi giáo bắt cóc khi chúng tấn công một nhà máy gần thủ đô Damascus.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Tel Abyad, đông bắc Syria. Ảnh: AP.

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Tel Abyad, đông bắc Syria. Ảnh: AP.

"Chúng tôi không thể liên lạc với người thân kể từ chiều ngày 4/4 sau khi Daesh tấn công nhà máy xi măng Badiyah", AFP dẫn lời một người dân thị trấn Dmeir, cách thủ đô Damascus 50 km về phía đông, cho biết, sử dụng tên tiếng Arab của Nhà nước Hồi giáo (IS). "Chúng tôi không biết họ đang ở đâu".

Một nhà quản lý công ty nói họ không thể liên lạc với khoảng 250 nhân viên từ ngày 4/4. Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), "hàng chục" nhân viên được cho là đã bị IS bắt cóc và đưa đến một địa điểm chưa xác định.

Nhà máy xi măng Badiyah nằm ở ngoại ô Dmeir. Lực lượng chính phủ Syria vài ngày qua liên tục nã pháo vào các vị trí của IS trong thị trấn. SOHR cho biết đã có 18 dân thường thiệt mạng trong những đợt giao tranh trên.

Một nguồn tin an ninh Syria nói IS còn tìm cách chiếm căn cứ không quân Dmeir và nhà máy điện gần đó từ lực lượng chính phủ Syria nhưng đã thất bại.


1 triệu lính Mỹ cũng không đủ cho chiến tranh tương lai

Những nhà chiến lược quân đội tuyên bố Mỹ đã mất ưu thế trên không để chống lại Nga và Trung Quốc và nói rằng mở rộng quy mô binh lính mới là giải pháp đúng đắn.

Theo hãng tin Sputnik, giới chức quân đội Mỹ hôm 6-4 bày tỏ lo ngại về việc suy giảm quân lính, đạn dược và cho rằng đó là sự hạn chế khả năng để đáp ứng các đe dọa ngày càng tăng.

Trung tướng H.R. McMaster nói trước Thượng viện Mỹ rằng quân lính Mỹ có thể sớm “bị đánh bại bởi nhiều đối thủ tiềm tàng, trong khi quân đội của chúng ta lại quá nhỏ bé không thể bảo vệ quốc gia trước các rủi ro trong tương lai”. Trung tướng H.R. McMaster là phó tổng chỉ huy Training & Doctrine Command (TRADOC), là nhà chiến lực hàng đầu của TRADOC, đồng thời là nhà dự báo các hoạt động chiến tranh.

binh linh my len mot chiec truc thang o afghanistan. nguon: sputnik

Binh lính Mỹ lên một chiếc trực thăng ở Afghanistan. Nguồn: Sputnik

Quân đội Mỹ - lực lượng phục vụ quân đội lớn nhất của nước Mỹ - có số quân gần 1 triệu người, trong đó có 450.000  binh sĩ thường trực và 530.000 binh sĩ dự bị. Giới lãnh đạo quân đội Mỹ cho rằng một triệu thành viên quân đội mới chỉ đủ ở mức “tối thiểu” cho một cuộc chiến tranh lớn. Tuy nhiên, với việc nguồn nhân lực vẫn chiếm chi tiêu lớn nhất của quân đội, các nhà phân tích nghi ngờ Quốc hội sẽ tiếp tục cắt giảm thêm số lượng quân lĩnh.

Trung tướng McMaster nhận định rằng vận mệnh chiến đấu của quân đội Mỹ sẽ thay đổi bởi những điều tồi tệ nhất không chỉ do quân số bị cắt giảm mà còn “thiếu tính hiện đại hóa”.

Ông McMaster lý giải nhận định trên của mình bằng các lý lẽ rằng “Phương tiện chiến đấu bọc thép Bradley và xe tăng Abrams sẽ sớm trở nên lỗi thời, song chúng ta hiện không có chương trình phát triển phương tiện chiến đấu dưới mặt đất”.

Từ lâu, Mỹ là nước tự hào khi không chỉ là quốc gia duy nhất trên thế giới có bộ máy quân sự đắt nhất thế giới mà còn vượt trội cả về quân số.

Các nhà chiến lược Mỹ đã thay đổi tầm nhìn của họ trong những năm gần đây, từ ưu thế dưới mặt đất dựa vào binh sĩ chuyển thành ưu thế trên không. Tuy nhiên, ông McMaster tin rằng chiến lược này có thể là sai lầm khi chứng kiến những thất bại trong nỗ lực trên không của Mỹ ở Ukraine.

Đáng chú ý, hai nước Nga và Trung Quốc, mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter gọi là mối đe an ninh dọa số 1 và số 2 cho nước Mỹ, đã sở hữu hệ thống radar phân tầng và tên lửa phòng không vốn có thể đánh bật máy bay Mỹ ra khỏi một khu vực nào đó.

Được biết đến là hệ thống chống tiếp cận/chống xâm nhập (Anti-Access/Area Denial (A2/AD)), những hệ thống này hoàn toàn có thể phá hủy chiến lược quân sự dựa vào ưu thế trên không của Mỹ được xây dựng thập kỷ qua.

Ngoài ra, những tin tặc của Nga và Trung Quốc hiện đã có khả năng gây nhiễu hoặc tấn công các kết nối mạng không dây của lực lượng Mỹ và thậm chí ngay cả khi lực lượng không quân sẵn sàng tác chiến thì binh sĩ dưới mặt đất khó có thể truyền tải hệ thống tọa độ để thực hiện một cuộc không kích nào đó.

Sự ưu thế trên không của Mỹ vốn trước đây rất tự hào thì bây giờ “cần phải thức tỉnh” và cỗ máy chiến tranh của Mỹ cần chủ trương nâng cao công nghệ phương tiện tác chiến và mở rộng hết mức số lượng của lực lượng chiến đấu để lấy đà chuẩn bị cho các cuộc xung đột trong tương lai, McMaster kết luận.


800 phiến quân Boko Haram đã đầu hàng quân chính phủ

 Bộ Quốc phòng Nigeria cho biết không dưới 800 phiến quân Boko Haram đã đầu hàng quân đội chính phủ trong vòng 3 tuần qua.

nguoi phat ngon quan doi nigeria, ong rabe abubakar - anh: today

Người phát ngôn quân đội Nigeria, ông Rabe Abubakar - Ảnh: Today

Theo Today (Nigeria), người phát ngôn quân đội Nigeria, ông Rabe Abubakar ngày 6-4 khẳng định, 800 thành viên của tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã đầu hàng quân đội chính phủ.

Trước đó, trong thông báo ngày 5-3, ông Rabe Abubakar cho biết chính phủ Nigeria cũng đang xây dựng khu trại cải tạo nhằm giáo dục và tạo điều kiện đưa các phần tử nổi dậy đã quy hàng này tái hòa nhập xã hội.

Theo đó, những kẻ phản loạn sẽ được đào tạo nghề để có thể trở về cuộc sống bình thường.

Cùng với đó, cũng trong ngày 6-4, quân đội Nigeria cho biết đã giải cứu được 11.595 người dân bị lực lượng Boko Haram bắt giữ tại vùng đông bắc nước này trong một tháng qua.

Những con tin này một phần được giải cứu từ các khu vực do Boko Haram kiểm soát, một phần khác do Cameroon giúp giải cứu.


Nga khiến Châu Âu phải xem lại chính sách quốc phòng

Trang quốc tế nhật báo Le Monde của Pháp vừa có bài viết chú ý đến vấn đề tái vũ trang của Liên Hiệp Châu Âu nhân dịp Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Stockholm ( SIPRI) công bố bản báo cáo về tình hình chi tiêu quân sự của thế giới trong năm qua.
chien dau co dau dan cua phap rafale. anh do bo quoc phong phap cung cap truoc luc paris quyet dinh can thiep vao syria, thang 09/2015. anh afp photo/ecpad

Chiến đấu cơ đầu đàn của Pháp Rafale. Ảnh do bộ Quốc Phòng Pháp cung cấp trước lúc Paris quyết định can thiệp vào Syria, tháng 09/2015. Ảnh AFP PHOTO/ECPAD

Tờ Le Monde đặt câu hỏi: Trước những nảy sinh đe dọa của Nga phải chăng Châu Âu đang tái vũ trang ? Bởi vì sau một thập kỷ các cường quốc Châu Âu liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng, năm ngoái đánh dấu một bước ngoặt mới của lục địa này.
Trong nghiên cứu về chi tiêu quân sự toàn cầu của SIPRI ghi nhận trong năm 2015, chi phí quân sự của châu Âu tăng 1,7%, đạt 328 tỷ đô la Mỹ, trong tổng số chi tiêu của toàn cầu là 1676 tỷ đô la.
 
Trong con số trên các cường quốc chính như Anh Quốc, Pháp và Đức, sau nhiều năm cắt giảm mạnh chi tiêu Quốc phòng, nay cũng bắt đầu nhúc nhắc đầu tư lại vào lĩnh vực này.
Trong khi đó các nước đồng minh của họ ở trung và đông Âu có nhiều lo ngại về mối đe dọa của Nga lại tăng rất mạnh chi tiêu quân sự : 22% đối với Ba Lan, 6% với Estonia, 14% với Latvia và 33% với Litva. Các quốc gia như Rumani, Slovakia hay Ukraina, được các nước phương Tây tiếp sức cũng đã đầu tư thêm nhiều cho quân đội.
 
Thực tế này nói lên điều gì? Tờ Le Monde khẳng định: "Diễn tiến này phản ánh một khung cảnh chiến lược ngày càng mất ổn định trong sự vận hành của Liên Hiệp Châu Âu (EU). Đó là trường hợp Ukraine, là việc Nga diễu võ dương oai bên đường biên của các quốc gia vùng Baltic, là một khu vực Trung Đông chìm trong các cuộc hỗn chiến… ".
Nhưng vẫn theo Le Monde, mối nguy hiểm vẫn là từ bên trong lòng EU, với khủng bố không chỉ là mối đe dọa thường trực mà còn là một thực tế đang diễn muôn hình vạn trạng.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục