Trong bài phát biểu vừa kết thúc tại Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình cho biết kinh tế nước này vẫn biến động "trong giới hạn hợp lý" và thị trường chứng khoán đang hồi phục sau khi lao dốc.
Ngoại giao Mỹ - Trung thời "high-tech"
- Cập nhật : 23/09/2015
(The gioi)
Thập kỷ vừa qua, toàn cầu hóa và các yếu tố địa chính trị đã khiến mối quan hệ Mỹ - Trung thêm phần căng thẳng. Và, các doanh nghiệp Mỹ tự nhận ra rằng họ bị mắc kẹt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ năm 2006, điểm dừng chân đầu tiên của ông là một nhà máy của Boeing ở Seattle. Sau khi ông phát biểu, một trong những nhân viên của nhà máy đã dành cho ông một cái ôm ấm áp và đội chiếc mũ bóng chày có in chữ Boeing lên đầu ông.
Gần 1 thập kỷ sau, Chủ tịch đương nhiệm là Tập Cận Bình cũng vừa có chuyến thăm tới Mỹ và ông cũng đến Seattle – nơi ông có cuộc gặp kín với một số nhân vật kỳ cựu của ngành công nghệ Mỹ. Nhiều CEO nổi tiếng – trong đó có Tim Cook của Apple và Ginni Rometty của IBM hay Mark Zuckerberg của Facebook – đã được mời tới gặp vị lãnh đạo của Trung Quốc trong buổi gặp mặt có người chủ trì là Bill Gates. Về phía Trung Quốc có lãnh đạo của các công ty công nghệ khá nổi tiếng như Alibaba hay Baidu.
Tuy nhiên, ông Tập sẽ ở trong một không khí hoàn toàn khác và mang tính chính trị nhiều hơn. Cuộc gặp với lãnh đạo của các công ty công nghệ Mỹ mang đậm màu sắc chính trị vì nó diễn ra ở Washington và Bắc Kinh đã được nhắc đến trong quá nhiều vấn đề vốn là trung tâm của chủ nghĩa tư bản thế kỷ 21 – tội phạm mạng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gián điệp mạng, rào cản thị trường hay sự kiểm soát quá mức đối với các nội dung trên Internet…
Chỉ 2 tuần trước khi ông Tập thăm Mỹ, chính quyền của Tổng thống Obama đang xem xét áp đặt các biện pháp cấm vận đối với một số công ty Trung Quốc được cho là đã đánh cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ.
Thập kỷ vừa qua, toàn cầu hóa và các yếu tố địa chính trị đã khiến mối quan hệ Mỹ - Trung thêm phần căng thẳng. Và, các doanh nghiệp Mỹtự nhận ra rằng họ bị mắc kẹt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngành công nghệ là ngành cảm nhận được sâu sắc nhất vấn đề này.
Mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp Mỹ với Trung Quốc bắt đầu thay đổi từ năm 2006, khi Trung Quốc vạch ra kế hoạch giảm bớt phụ thuộc vào các công ty công nghệ nước ngoài.
Sự căng thẳng leo tháng vào năm 2009, khi Chính phủ Trung Quốc xem xét áp dụng luật trong đó chỉ có các công ty sử dụng công nghệ được phát triển ở Trung Quốc có thể đấu thầu các hợp đồng của Chính phủ. Đến năm 2010, Google quyết định đóng cửa trang tìm kiếm ở Trung Quốc sau khi phát hiện các kết quả tìm kiếm đã bị can thiệp.
Gần đây hơn, Microsoft đã gặp rắc rối ở Trung Quốc khi hệ điều hành Windows 8 bị cấm sử dụng trong các máy tính của Chính phủ. Văn phòng của hãng ở Trung Quốc cũng bị lục soát và có một số lời buộc tội cho rằng Windows 8 được sử dụng để đánh cắp dữ liệu cá nhân.
Dẫu vậy, trong mấy năm trở lại đây, các doanh nghiệp Mỹ đã bắt đầu dựa vào sự hậu thuẫn của Washington để đối phó với các chính sách của trung Quốc.
Kể từ năm 2013, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu gia tăng áp lực buộc Bắc Kinh phải trừng trị các tội phạm mạng ăn cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ. Năm ngoái, Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội 5 cán bộ trong quân đội Trung Quốc đã tấn công mạng vào một số doanh nghiệp Mỹ như US Steel và Westinghouse.
Tương tự như chuyến thăm của ông Tập tới Mỹ, US China Internet Industry Forum là diễn đàn được tổ chức thường xuyên và là cầu nối giữa các công ty công nghệ Mỹ với các lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, rõ ràng một cuộc gặp cấp cao với các lãnh đạo công nghệ Mỹ truyền đi một thông điệp về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trong khi đó, Apple là một câu chuyện thành công ngoại lệ. Số iPhone bán ra ở thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng 75% trong năm vừa qua. “Apple từng có quãng thời gian khốn khó ở trung Quốc, nhưng bây giờ họ đã thành công và thích ứng rất tốt với thị trường di động Trung Quốc”, lãnh đạo của một công ty công nghệ nói.
Trung Quốc đã tăng gấp đôi nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng ngành công nghệ thông tin và viễn thông, khiến doanh thu của các tập đoàn Mỹ như IBM và Cisco bị ảnh hưởng.
Đáp lại, các doanh nghiệp Mỹ đã phải thay đổi chiến lược kinh doanh ở Trung Quốc. IBM cung cấp cho các công ty Trung Quốc công nghệ để họ tự xây dựng phần cứng của riêng mình thay vì bán phần cứng do IBM sản xuất.
Google cũng đang tìm đường quay trở lại Trung Quốc. Hãng đang xin cấp phép xây dựng một phiên bản Trung Quốc của Play store để người Trung Quốc có thể tiếp cận với các ứng dụng và trò chơi dành cho hệ điều hành Android. Trung Quốc được coi là thị trường “phi chính thức” khổng lồ của điện thoại chạy hệ điều hành Android.