Mỹ và Trung Quốc tiếp tục lời qua tiếng lại ngay trước thềm cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vào tuần tới.
Đằng sau con số sụt giảm 87 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc
- Cập nhật : 11/12/2015
(Kinh te)
Tháng 11, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm 87 tỷ USD, nhiều gấp đôi mức dự báo 33 tỷ USD trước đó của các nhà kinh tế. Đây là mức giảm lớn thứ 3 trong năm nay, chỉ thấp hơn một chút so với mức sụt giảm 94 tỷ USD trong tháng 8 của nước này.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt đỉnh vào tháng 6 năm ngoái, với mức kỷ lục là gần 3.993 nghìn tỷ USD. Tính tới cuối tháng 11 năm nay, con số giảm xuống còn khoảng 3.438 nghìn tỷ USD, tương đương với mức của tháng 10/2014. Vậy điều gì đã xảy ra với dự trữ ngoại hối của quốc gia này?
Có một số nguyên nhân cần phải xem xét ở đây, trong đó có các biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế trong thời gian vừa qua.
Trong tháng 11 qua, đồng Euro đã giảm 4% giá trị so với đồng USD. Mặc dù hiện tại, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng những phương pháp báo cáo dự trữ ngoại hối của mình theo các chuẩn của IMF, nhưng báo cáo của quốc gia này vẫn chưa hoàn toàn minh bạch. Sự minh bạch ở đây để nói về thành phần các loại tài sản theo từng loại tiền tệ trong dự trữ ngoại hối – mà vốn được xem như một dạng bí mật quốc gia.
Giả sử rằng lượng nắm giữ các tài sản thanh toán bằng đồng Euro (tiền mặt, trái phiếu chính phủ) của Trung Quốc khớp với thị phần dự trữ quốc tế của đồng Euro – tức là tương đương khoảng 20,5% vào cuối quý II năm nay. Như vậy thì việc Euro mất 4% sẽ làm giá trị dự trữ ngoại hối bằng Euro của Trung Quốc mất khoảng 29 tỷ USD khi quy đổi sang đồng USD. Nếu giả thiết này là đúng thì sự sụt giảm giá trị các tài sản bằng đồng Euro chiếm tới 1/3 trong tổng 87 tỷ USD sụt giảm dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.
Trong tháng 11, hầu hết các đồng tiền trong nhóm các đồng tiền dự trữ ngoại hối chính của thế giới đều giảm giá trị so với đồng USD. Trong đó đồng Franc (CHF) củaThụy Sĩ giảm 4% - tương đương mức giảm Euro do các tác động của SNB trên thị trường ngoại hối để giữ giá trị đồng Franc biến động sát so với Euro. Bảng Anh (GBP) mất 2,4% giá trị. Đô-la Canada (CAD) giảm 2,1%, và đồng Yên Nhật cũng giảm 2%.
Như vậy có vẻ hợp lý khi giả định rằng gần một nửa trong số 87 tỷ USD dự trữ ngoại hối bị sụt giảm của Trung Quốc là do những thay đổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối trước bối cảnh USD tăng giá do nhiều khả năng FED sẽ nâng lãi suất chuẩn trong cuộc họp chính sách tháng 12 của tới. Theo ước tính Trung Quốc giữ khoảng 50% – 68% dự trữ ngoại hối của mình dưới dạng các tài sản thanh toán bằng đồng USD do đó giả thiết này sẽ là hợp lý khi mổ xẻ con số hơn 3.000 tỷ USD dự trữ của Trung Quốc.
Đồng Nhân Dân Tệ đã tăng giá so với USD trong tháng 9 và tháng 10, dưới tác động can thiệp của chính phủ Trung Quốc sau khi phá giá đồng tiền này trong tháng 8. Tuy nhiên, trong tháng 11 vừa qua thì đồng nội tệ Trung Quốc lại quay đầu sụt giảm giá trị so với đồng USD với mức giảm 1,25%. Chính phủ Trung Quốc đã phải tiêu tốn nhiều dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường ngoại hối, bảo vệ giá trị đồng Nhân Dân Tệ vì một số mục đích kinh tế nhất định.
Dòng vốn chảy khỏi quốc gia này cũng là một yếu tố sẽ tác động đến dự trữ ngoại hối. Cán cân thương mại Trung Quốc được công bố hôm 8/12 với mức thặng dư 54,1 tỷ USD – thấp hơn mức thặng dư 64 tỷ USD mà các nhà kinh tế dự báo. Lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục giảm tháng thứ 13, và giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng qua. Trong khi Trung Quốc đạt được thặng dư trong xuất khẩu hàng hóa, cán cân phi thương mại – chủ yếu từ mảng dịch vụ của nước này lại đang rơi vào thâm hụt.
Ngoài ra, do các biện pháp tự do hóa tài khoản vốn, nên các công ty có ngoại tệ mạnh thu được từ hoạt động thương mại của họ có quyền nắm giữ ngoại tệ lớn hơn mà không cần chuyển đổi tất cả với NHTW Trung Quốc. Do đó lượng đóng góp của mức thặng dư 54 tỷ USD của Trung Quốc vào dự trữ ngoại hối của quốc gia này là không đáng kể. Và ở đây ta thấy tầm quan trọng, cũng như độ lớn của dòng vốn đầu tư thoái lui khỏi Trung Quốc thế nào.
Có thể thấy rằng Trung Quốc đang trải qua thời kỳ dòng vốn đầu tư rút khỏi nước này khá mạnh đặc biệt trước bối cảnh FED chuẩn bị nâng lãi suất cho vay USD do đó những khoản vốn đầu tư bằng đồng USD đi vay sẽ có xu hướng rút về Mỹ.
Với việc được chọn vào rổ SDR có thể làm thay đổi những tác động lên dòng vốn thoái lui khỏi Trung Quốc. Nhưng không hẳn vậy và ít nhất cũng không thể tạo ra những thay đổi ngay lập tức. Lấy ví dụ về đồng Yên Nhật, một trong 4 đồng tiền hiện đang nằm trong rổ SDR, Yên không được sử dụng nhiều hơn trong dự trữ ngoại hối của các quốc gia, giao dịch thương mại hay phát hành trái phiếu trên toàn cầu. Do đó, sẽ phải rất rất kiên nhẫn nếu Trung Quốc trông đợi vào việc dòng vốn đầu tư sẽ chảy ngược trở lại Trung Quốc nhờ vào quyết định đưa Nhân Dân Tệ vào SDR của IMF mới đây.
Phải đến tháng 9 năm sau SDR mới chính thức vào rổ SDR. Một trong những lý do giải thích cho sự trì hoãn gần 1 năm này là do nhiều thành viên trong IMF cản lại, vì họ chưa muốn có bất cứ điều chỉnh, thay đổi lớn nào trong hệ thống tài chính vào thời điểm này.
Tuy vậy, khoảng thời gian từ giờ tới tháng 9 năm 2016 có thể coi là quá đủ để giải quyết các mối quan tâm của các thành viên trong IMF trước các thay đổi của SDR. Thay vào đó, người ta có thể nghi ngờ rằng khoảng thời gian này chính là được IMF trao thêm cho Trung Quốc nhằm bổ sung thêm những nỗ lực để tự do hóa thị trường ngoại hối trong nước của quốc gia này.