Tại Việt Nam hiện có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động, tăng gấp đôi trong 2 năm trở lại đây cho thấy Việt Nam đang có nhiều điểm hấp dẫn.

Trong vòng chưa đầy 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 6 tỉ USD nâng mức dự trữ ngoại hối tại Việt Nam lên kỷ lục mới: 63 tỉ USD.
Nguồn cung USD dồi dào khiến giá USD tại các ngân hàng khá ổn định trong những ngày qua dù thị trường tự do "dậy sóng".
Cuối ngày hôm nay, 4-5, giá bán USD tại các ngân hàng khá ổn định.
Ngân hàng Eximbank giữ nguyên giá bán 22.800 đồng/USD, Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá bán cao hơn 5 đồng, ở mức 22.805 đồng/USD trong khi Ngân hàng VietinBank bán USD ở mức 22.804 đồng/USD.
Trong những ngày qua, giá bán USD tại các ngân hàng khá ổn định và gần như không bị tác động bởi giá USD tại thị trường tự do.
Mười ngày trước, giá USD tự do tăng liên tục, và chạm mức 22.900 đồng ngày 2-5.
Sau đó giá USD tự do đã hạ nhiệt trở lại. Đến cuối ngày hôm nay, giá bán USD tự do ở mức 22.870 đồng/USD, giảm 30 đồng/USD so với mức "đỉnh".
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các ngân hàng cho biết sở dĩ giá USD tại các ngân hàng trong những ngày qua khá ổn định là do nguồn cung USD rất dồi dào.
Ngoài nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, nguồn USD phong phú còn do từ vốn đầu tư gián tiếp, đặc biệt khi nhiều vụ IPO (bán cổ phần lần đầu) thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài như vụ bán cổ phần của Techcombank và CTCP Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup.
Riêng vụ Techcombank IPO với 164 triệu cổ phiếu được chào bán thành công đã giúp thu về xấp xỉ 922 triệu USD (khoảng 21.000 tỉ đồng).
Ngoài ra, nguồn ngoại tệ từ kiều hối cũng góp phần đáng kể. Mới đây Việt Nam đã lọt vào top nhận kiều hối lớn nhất thế giới ở vị trí thứ 10 với 13,8 tỉ USD năm 2017, tăng từ mức 11,9 tỉ USD năm 2016 và 13,2 tỉ USD năm 2015.
Do nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên các ngân hàng liên tục bán USD cho Ngân hàng Nhà nước. Tính chung trong vòng 3 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 6 tỉ USD đưa dự trữ ngoại hối liên tục lập kỷ lục mới.
Trước đó, theo thông tin công bố đầu tháng 2-2018, dự trữ ngoại hối của VN ở mức 57 tỉ USD, sau đó tăng lên mức 60 tỉ USD thời điểm Tết Nguyên đán và hiện nay là 63 tỉ USD.
THeo Tuoitre.vn
Tại Việt Nam hiện có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động, tăng gấp đôi trong 2 năm trở lại đây cho thấy Việt Nam đang có nhiều điểm hấp dẫn.
Trong khi các ngân hàng trong nước tập trung vào việc tăng phí thì thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, lĩnh vực được đánh giá hết sức "béo bở" lại rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Số lượng thẻ ngân hàng phát hành tính đến cuối năm 2017 là 132 triệu thẻ, nhưng theo số liệu của Hội Thẻ Việt Nam, chỉ có 77 triệu thẻ hoạt động thực sự, 55 triệu thẻ còn lại là thẻ "rác".
Vị trí RM ở mảng bán lẻ (Chuyên viên quan hệ khách hàng) có mức lương trung bình từ 500-800 USD năm 2018, tăng lên khá nhiều so với mức 350-500 USD năm 2016.
Số tiền mà các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu tư ra nước ngoài đã vượt 7 tỉ USD, song dòng tiền thu về rất khó khăn và danh sách các dự án thua lỗ, nguy cơ mất vốn đang ngày một dài thêm.
Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch và đầu tư), tính trong quý I năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Hơn 30 nhà đầu tư Việt Nam đã tham gia hội thảo “Đầu tư vào Mỹ” do Tổng lãnh sự quán và Hiệp hội thương mại Mỹ đồng tổ chức tại Tp.HCM hôm 3.5.
Lợi nhuận năm 2017 tăng cao là cơ hội để các cổ đông ngân hàng tận hưởng “vị” cổ tức sau nhiều năm ngành ngân hàng gặp khó khăn.
Cơ quan điều hành dự kiến vay 384.000 tỷ đồng (khoảng 16,8 tỷ USD) trong năm nay.
Thứ hai là Nhật Bản, tổng vốn đầu tư trên 647,26 triệu USD (chiếm 21,13%). Thứ ba là Mỹ, tổng vốn đầu tư 519,04 triệu USD (chiếm 16,95%).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự