Tính từ 1/10/2013 đến 18/6/2016, VAMC đã mua được 24.618 khoản nợ tại 41 TCTD với tổng dư nợ gốc 247.448 tỷ đồng, giá mua nợ bằng TPĐB là 211.993 tỷ đồng.
Thêm cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp SME
- Cập nhật : 03/03/2016
(Kinh te)
Hiện đang tồn tại một nghịch lý: doanh nghiệp vừa và nhỏ dù tạo ra được rất nhiều việc làm cho người dân nhưng rất chật vật trong tiếp cận tín dụng và phải trả chi phí vốn cao.
Cả nước đang có khoảng hơn 500 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
Các doanh nghiệp SME đóng góp khoảng 40% GDP mỗi năm và thu hút 51% lực lượng lao động trên cả nước. Mỗi năm nhóm doanh nghiệp này tạo ra thêm nửa triệu việc làm mới.
Dù giữ vai trò quan trọng như vậy nhưng cho đến nay nhóm doanh nghiệp này còn đối diện với rất nhiều khó khăn cố hữu. Chính phủ đã triển khai một số chương trình hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng thế nhưng tỷ lệ doanh nghiệp được hưởng lợi còn chưa nhiều.
Kết quả khảo sát của Viện Quản trị Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ công bố đầu năm nay cho thấy hiện chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. 70% trong nhóm doanh nghiệp này phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ các nguồn không chính thức với chi phí rất cao.
Nguyên nhân của điều này được cho là bởi hiện nay phần lớn các ngân hàng chỉ có một lượng vốn ưu đãi nhất định dành cho một số đối tượng vô cùng chọn lọc chính vì vậy nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tiếp cận được.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có nhiều tài sản thế chấp, quản lý tài chính thô sơ (phần nhiều quản lý tay) nên rất khó đáp ứng yêu cầu đảm bảo của ngân hàng khi nộp hồ sơ vay vốn.
Chương trình “Nhận lộc Bính Thân - Kinh doanh Thịnh Vượng” áp dụng cho các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của VPBank
Việc thiếu vốn cản trở rất nhiều sự phát triển của doanh nghiệp bởi họ không thể mở rộng đầu tư kinh doanh sản xuất hoặc nếu muốn mở rộng sản xuất họ phải chấp nhận chi phí vay vốn cao, thậm chí rất cao, và từ đó trong nhiều trường hợp bản thân doanh nghiệp đã tự đẩy mình vào rủi ro.
Đối diện với nhiều trở ngại trong tiếp cận vốn như vậy kết hợp với việc những năm gần đây bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều khó khăn chính là yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa trong năm 2015.
Nắm bắt được tình hình trên, một số ngân hàng đã đưa ra các chương trình hỗ trợ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn linh hoạt để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Cùng mục tiêu giúp đỡ SME tiếp cận vốn vay, ngân hàng VPBank đã đưa ra một số gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp SME.
Đối với Micro-SME, nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm tỉ trọng 96% SME, VPBank đưa ra 2 gói sản phẩm: cho vay tín chấp nhanh và vay thế chấp. Những doanh nghiệp SME siêu nhỏ không có tài sản thế chấp có thể lựa chọn sản phẩm cho vay tín chấp nhanh.
Theo đó, các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn được tối giản hóa, thời gian duyệt vay ngắn chỉ trong 5 giờ và thời gian vay lên đến 36 tháng.
Đối với nhóm doanh nghiệp SME có tài sản thế chấp, VPBank đưa ra gói vay thế chấp Micro-SME. Hạn mức vay sẽ được tính toán dựa trên giá trị của tài sản thế chấp, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn được giảm thiểu tối đa, VPBank đồng thời chấp nhận nhiều hình thức thế chấp đa dạng.
Đón mùa vụ kinh doanh mới, VPBank đưa ra chương trình khuyến mại “Nhận lộc Bính Thân – Kinh doanh thịnh vượng” dành cho các doanh nghiệp SME đăng ký mới sử dụng một trong số các sản phẩm thẻ, tín dụng, tiền gửi và nhận được cơ hội du lịch đến Maldives, Hàn Quốc, Singapore cùng nhiều giá trị giải thưởng khác có tổng giá trị hơn 500 triệu đồng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình cùng cơ hội du lịch Maldives dành cho khách hàng SME, truy cập tại ĐÂY.