Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, từ ngày 15/8/2018, việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi sẽ được thực hiện theo phương thức phân luồng theo quy định tại Thông tư 15/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương mới ban hành.

Triển khai Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa (C/O) xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, quy định 4 trường hợp doanh nghiệp phải nộp chứng từ chứng nhận C/O với cơ quan hải quan.
Thông tư số 38/2018/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành có một ý nghĩa rất quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Đây là lần đầu tiên việc xác định C/O có một đầu mối văn bản riêng giúp cơ quan hải quan tra cứu áp dụng các quy định liên quan đến hoạt động XNK trong các trường hợp cần truy xuất C/O, qua đó góp phần ngăn ngừa gian lận thương mại, trốn thuế.
Văn bản này hướng đến việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của DN; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và áp dụng ưu đãi thuế quan theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo đó, có 4 trường hợp DN cần lưu ý để thực hiện việc xuất trình C/O với cơ quan hải quan:
Một là, hàng hoá có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Hai là, hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên; Hàng hóa đang được thông báo nghi ngờ nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ trong danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ba là, hàng hoá thuộc diện Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
Bốn là, hàng hoá thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng, để xác định hàng hóa không thuộc diện áp dụng các thuế này.
Theo Tapchitaichinh.vn
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, từ ngày 15/8/2018, việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi sẽ được thực hiện theo phương thức phân luồng theo quy định tại Thông tư 15/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương mới ban hành.
Trước phản ánh của một số DN về quy định trái chiều giữa Nghị định 134/2016/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC về chính sách thuế đối với hàng tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm của hàng SXXK… phóng viên Báo Hải quan đã trao đổi với đại diện Phòng Chính sách thuế, Cục Thuế XNK. Theo đó, vị đại diện này cho biết, trước mắt các DN thực hiện theo quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK và Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Trước kiến nghị của Công ty TNHH Chính xác Hồng Trí về đề nghị khai bổ sung giảm trị giá hải quan đối với hàng NK đã thông quan, Tổng cục Hải quan đã phân tích rất kỹ về các khoản điều chỉnh trừ trong trị giá hải quan.
Theo hướng dẫn của Bộ Công Thương, thương nhân có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, không hạn chế là hàng nông nghiệp hay hàng công nghiệp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ việc kiểm dịch y tế đối với hàng hóa.
Vụ Khoa học và Công nghệ thông báo 02 danh sách các đơn vị đã được Bộ Công Thương chỉ định, tính đến ngày 31/5/2018.
Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn cụ thể các trường hợp cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Kể từ ngày 05/6/2018, việc thực hiện hồ sơ hải quan và khai báo hải quan sẽ tuân thủ theo quy định mới Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 và Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Các quy định và hướng dẫn mới sẽ giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập liên quan đến thủ tục cho hoạt động xuất nhập khẩu...
Bên cạnh những tác động tích cực phát triển kinh tế biên giới thì hoạt động tạm nhập tái xuất đang bộc lộ nhiều bất cập, ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, có quy định cụ thể về tạm nhập, tái xuất hàng hóa, trong đó cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm giám sát hàng tạm nhập, tái xuất cho tới khi tái xuất ra khỏi Việt Nam.
Ngày 16/5/2018, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 1484/QĐ-TCHQ về tiêu chí lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng chuyên gia theo lĩnh vực về Trị giá Hải quan; chuyên gia về phân loại hàng hóa.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự