Tàu ngầm Đà Nẵng rời Nga tới Việt Nam
Quân nhân 40 tuổi đã có thể nghỉ hưu
Trường học của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm vô giá trị
TP.HCM sẽ tháo dỡ 29 biệt thự cổ xuống cấp
Chính quyền Hà Nội tham gia Facebook
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 29-03-2016
- Cập nhật : 29/03/2016
Đà Nẵng xứng đáng với danh hiệu “thành phố đáng sống”
Điểm nổi bật nhất của Đà Nẵng sau 41 năm giải phóng và gần 20 năm trực thuộc Trung ương là gì, thưa ông?
Được sự quan tâm của Trung ương, sự chỉ đạo sát sao có định hướng của Thành ủy, sự đồng thuận tối đa của người dân, sự nhiệt huyết và tận tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, hơn 19 năm qua, hình ảnh Đà Nẵng đã chuyển biến tích cực.
Điều đầu tiên phải khẳng định rằng, với định hướng phát triển đúng đắn, Thành phố đã mạnh dạn quy hoạch, đầu tư hệ thống hạ tầng hiện đại như sân bay, cảng biển, hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là những chiếc cầu bắc qua sông Hàn..., tạo nên một diện mạo mới cho đô thị Đà Nẵng.
Một vấn đề khác có lẽ ai cũng nhận thấy là, nếu như trước năm 1997, Đà Nẵng chỉ có một cửa ngõ duy nhất đi vào Thành phố thông qua tuyến đường Điện Biên Phủ, thì đến nay, Đà Nẵng đã mở toang cánh cửa với bên ngoài thông qua nhiều cửa ngõ khác nhau, như phía Nam kết nối với Hội An qua tuyến đường Trần Đại Nghĩa và tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp, phía Tây Nam được kết nối thông qua cầu Cẩm Lệ, phía Tây và phía Bắc có tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành, nối với hầm Hải Vân, tạo nên thế giao thương liên kết khu vực. Chính điều kiện hạ tầng đã góp phần mở rộng Thành phố theo hướng phát triển đồng đều cả phía Đông, Nam thông qua chuỗi đô thị ven biển; phía Tây và Tây Bắc với các khu đô thị lớn như Golden Hills, Ecorio…
Một nhân tố quan trọng khác đó là Đà Nẵng đã xây dựng một bộ máy chính quyền chuyên nghiệp, điện tử hóa, đồng bộ, góp phần hình thành những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, hỗ trợ tối đa nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao mức sống người dân, đưa trình độ dân trí Đà Nẵng lên tầm cao mới.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng đã tập trung xây dựng Thành phố theo định hướng phù hợp với điều kiện phát triển, phát triển gắn liền với du lịch, giúp Thành phố phát triển bền vững, xanh và thân thiện với môi trường. Đà Nẵng cũng kiên quyết xử lý tội phạm, hỗ trợ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng các trung tâm hỗ trợ trẻ mồ côi, từng bước xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại.
Để nói về sự chuyển biến của Đà Nẵng, có thể có rất nhiều yếu tố mà chúng ta không thể kể hết, nhưng quan trọng nhất là môi trường sống, môi trường làm việc và cuộc sống của người dân của Đà Nẵng sau 19 năm trực thuộc Trung ương đã bước sang trang sử mới, xứng đáng với tên gọi “thành phố đáng sống”.
Theo ông, yếu tố nào quyết định sự thành công cho TP. Đà Nẵng?
Thành quả của Đà Nẵng được ghi nhận từ nhiều yếu tố. Trong đó, những yếu tố quan trọng là sự chỉ đạo quyết liệt, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo Thành phố qua các thời kỳ; sự ủng hộ tuyệt đối, một lòng vì Thành phố thân yêu của toàn dân Đà Nẵng; sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và quan trọng nhất chính là Đà Nẵng đã xây dựng một chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp với điều kiện địa phương, xây dựng và quy hoạch phát triển có tầm nhìn dài hạn. Điều này đã tạo nên sự bứt phá mang tính bước ngoặt cho Đà Nẵng.
Đà Nẵng sẽ làm gì để tiếp túc phát triển và giữ vững thương hiệu “đáng sống”, thưa ông?
Thành ủy và UBND Thành phố đã xác định, thành quả đạt được không dễ, gìn giữ và phát triển thành quả đó càng khó hơn. Chính vì vậy, bên cạnh việc phát huy những thành quả đạt được, cần đúc kết kinh nghiệm trong suốt chặng đường phát triển để tiếp tục hoàn thiện những mặt thiếu sót nhằm đưa Đà Nẵng phát triển lên tầm cao mới.
Để làm được điều đó, Đà Nẵng tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ từ Trung ương, bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, hoàn thiện những cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp với điều kiện phát triển, tăng cường lắng nghe người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư để tiếp tục hỗ trợ tốt nhất có thể nhằm từng bước nâng cao cuộc sống của người dân, giúp doanh nghiệp kết nối giao thương mở rộng thị phần, giúp nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc để hoạt động có hiệu quả.
Đồng thời, Đà Nẵng sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển mang tính dài hạn cả về kinh tế, văn hóa và du lịch. Trên cơ sở đó, đưa Đà Nẵng trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách, nhà đầu tư, xứng đáng là một thành phố an toàn và đáng sống.
200 tỷ đồng xây cảng Bến Đình tại đảo Lý Sơn
Bến cập tàu dài 240m, kè bảo vệ dài hơn 500m, hệ thống hạ tầng hiện đại gồm nhà điều hành, nhà ga hành khách, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy... Tổng vốn đầu tư cảng biển này khoảng 200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2020.
Lý Sơn sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp đã thu hút nhiều khách du lịch. Việc xây dựng cảng chuyên dụng đáp ứng đi lại của người dân và du khách đang là nhu cầu bức thiết tại hòn đảo này. Ảnh: Hà Minh
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, hiện nay, tại đảo Lý Sơn có một cảng hỗn hợp cho tàu khách cập cảng cũng như các tàu đánh cá của ngư dân và một âu thuyền tránh trú bão, kết hợp làm cầu cảng đón tàu khách và tàu cá mùa mưa bão. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng khách du lịch ra đảo Lý Sơn tăng mạnh khiến những khu vực neo đậu này quá tải. Không những vậy, việc tàu khách và tàu cá cùng neo đậu đã gây nên tình trạng mất an toàn, vệ sinh bị ô nhiễm, mỹ quan của cảng đón khách không đảm bảo...
Việc đầu tư cảng Bến Đình nhằm hoàn thiện hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa góp phần tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh chủ quyền vùng biển phía đông của Tổ quốc. Đồng thời, sẽ trở thành khu trung tâm vận tải hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi cho người dân và khách du lịch từ đất liền ra đảo Lý Sơn và ngược lại.
Lo môi trường kinh doanh trì trệ vì thái độ thờ ơ
Lịch chồng lịch
Hàng loạt hạn định mới đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất với Chính phủ trong cuộc họp Chính phủ tháng 3/2016, tổ chức cuối tuần qua.
Cụ thể, trước tháng 5/2016 là hạn cuối để hoàn tất việc rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết, hết hiệu lực từ ngày 1/7/2016 và trình các nghị định về các điều kiện kinh doanh còn lại thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước. Trước tháng 9/2016, Bộ Công thương phải ban hành hàng loạt văn bản sửa đổi liên quan đến thủ tục khai báo hóa chất, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm đối với những mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý của mình...
Hiện vẫn còn nhiều bộ soạn thảo, ban hành các thông tư có nội dung trái thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh
Đến tháng 10/2016, Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được hoàn thành. Đến hết năm 2016, chỉ còn 15% lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan thay vì 30-35% hiện tại… Trước tháng 12/2016, Bộ Công thương hoàn thành sửa đổi Thông tư 33/2014/TT-BCT để đơn giản hóa hồ sơ xin thoả thuận đấu nối vào lưới điện trung áp...
Các mốc thời gian cùng danh tính các bộ, ngành thực hiện này được đưa ra trong Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, vẫn được gọi tắt là “Nghị quyết 19” của năm 2016. Điều này cũng không có gì đặc biệt vì các “phiên bản” Nghị quyết 19 hai năm liên tiếp trước đó đều ghi điểm nhờ các kế hoạch chi tiết tương tự.
Nhưng cũng từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong báo cáo 3 tháng đầu năm 2016 thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP gửi tới cuộc họp Chính phủ, câu tổng kết ngắn gọn và đầy đủ nhất lại là: “Chưa có nhiều thay đổi so với tháng 12/2015”. Nghĩa là, cả nước mới chỉ có 3 bộ và 13 UBND tỉnh thực hiện yêu cầu của Chính phủ.
Cũng phải nói thêm, tại Báo cáo 6 tháng thực hiện Nghị quyết 19 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ trong cuộc họp tháng 9/2015, nhận định cũng không khác mấy.
Dường như số bộ, ngành sốt ruột với những điểm nút cần tháo gỡ gấp của môi trường kinh doanh Việt Nam mà Chính phủ đã yêu cầu chỉ quanh quẩn có vài gương mặt quen thuộc, đó là Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hà Nội, TP.HCM.
Thái độ của các bộ, ngành
Trong số các hạn định trên, việc cần làm ngay và chịu áp lực thời gian lớn nhất là rà soát điều kiện kinh doanh, trong vòng chưa đến 2 tháng. Nhưng đó chưa phải là nỗi lo lớn nhất. Vì đây là việc đã được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 59/NQ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 7/8/2015 về triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Nhưng đến thời điểm này, mới chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện phần việc này. Hầu hết bộ khác chưa có báo cáo. Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề lo ngại nhất.
Trong báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nêu danh một loạt bộ vẫn soạn thảo, ban hành các thông tư có nội dung trái thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2015, quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 197/2015/TT-BTC ngày 3/12/2015 quy định về hành nghề chứng khoán; Bộ Y tế ban hành Thông tư 30/TT-BYT ngày 12/10/2015 quy định về hồ sơ, thủ tục cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi đối với giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế...
Bộ Xây dựng bị nhắc tên với 2 lần, cả ở phần ban hành điều kiện kinh doanh không đúng thẩm quyền và thời gian cấp phép xây dựng dài hơn so với năm trước…
Với tình trạng này, không chỉ khó bãi bỏ những điều kiện đầu tư kinh doanh vẫn được ban hành trái thẩm quyền hoặc hết hiệu lực, nhưng vẫn đang được áp dụng, kỳ vọng cải thiện tận gốc chất lượng của hệ thống các quy định điều kiện kinh doanh có vẻ chưa hội tụ được các điều kiện tiên quyết. Như vậy, mục tiêu chắc chân ở top 4, bước vào top 3 ASEAN về một số tiêu chí của Bảng Xếp hạng Môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới mà Dự thảo Nghị quyết đặt ra cho hai năm 2016 và 2017, cũng khó nằm trong tầm tay.
Truy tố nhóm bị can chiếm đoạt 700 tỷ đồng của ngân hàng
Theo cáo trạng, từ năm 2009 – 2011, lợi dụng chính sách của Nhà nước, một số doanh nghiệp tư nhân đã gian dối trong việc lập hồ sơ xin vay vốn tín dụng xuất khẩu, nhằm lấy tiền trả các khoản vay trước đó và sử dụng vào các mục đích khác, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho VDB Minh Hải.
Điển hình, bị can Đặng Thị Ngợi, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Ngọc Sinh đã chỉ đạo cấp dưới lập và ký khống các báo cáo tài chính sai sự thật; nâng khống giá trị hàng hóa xuất khẩu tại 31 hồ sơ hợp đồng xuất khẩu; nâng khống khối lượng, số tiền thu mua nguyên liệu… nhằm hợp thức hồ sơ vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Minh Hải rồi chiếm đoạt hơn 266 tỷ đồng của chi nhánh ngân hàng này.
Tương tự, bị can Nguyễn Tấn Hải, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty Việt Hải cũng đã chỉ đạo một số nhân viên trong Cty lập hồ sơ gian dối để vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Minh Hải. Sau khi được giải ngân, Hải đã dùng để đảo nợ, sử dụng cá nhân, dẫn đến mất khả năng thanh toán gần 76 tỷ đồng...
Tám bị can nguyên giám đốc, phó giám đốc, kế toán, nhân viên VDB Minh Hải bị xác định đã không chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác cho vay tín dụng xuất khẩu, bỏ qua các trình tự thẩm định, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nêu trên chiếm đoạt hơn 713 tỷ đồng của ngân hàng này, chưa kể lãi.
Tỉnh Long An cảnh cáo chủ khu công nghiệp “bít cửa” doanh nghiệp